Một tường trình ước lượng có 750 người bị tàn sát ở Hội Thánh Maryam Tsiyon Church ở Aksum, Ethiopia. Hội thánh được biết đến là nơi để Rương Giao Ước ở vùng Tigray, một vùng bị tàn phá kinh khủng bởi bạo động từ tháng 11 năm ngoái và vẫn đang còn bất ổn.
“Hội thánh Maryam Tsiyon Church đã bị tấn công (dân địa phương tin là với ý định cướp lấy Rương Giao Ước đến Addis Ababa),” theo một báo cáo vào ngày 9 tháng 1 từ EEPA “Chương Trình Với Phi Châu? (Europe External Programme with Africa). EEPA là một tổ chức từ thiện không vụ lợi ở Belgium với sự tập chú vào việc phổ biến nhân quyền trong những quốc gia khu vực Sừng Phi Châu (Horn of Africa). “Hàng trăm người trốn vào Hội Thánh Maryam Tsiyon đã bị lôi ra và bắn chết ngay tại quãng trường ở phía trước nhà thờ. Số người chết được báo cáo là 750.”
Trong một báo cáo xuất bản vào ngày 12 tháng 1, EEPA cho biết,
Có thêm những chi tiết được đưa ra về cuộc tàn sát ở Maryam Zion Church ở Aksum. Vào Thứ ba 15 tháng 12, quân đội liên bang Ê-thi-ô-bi và nhóm dân quân Amhara tiến đến Vương Cung Thánh Đường Maryam. Nhà thờ đầy nghẹt với 1000 người ở bên trong hay ở khu tòa nhà chung quanh. Một sự đối đầu xảy ra sau khi người dân bị bắt đưa ra quãng trường. Quân đội nổ súng và 750 người được báo cáo là đã bị giết chết. Nhiều cư dân ở Aksum vẫn còn trốn ở các vùng ngoại ô và vẫn chưa trở về.
Một nguồn tin khác đặt ngày thảm sát ở hội thánh Aksum trong khoảng ngày 17-20 tháng 12 năm 2020 và nói rằng chính là quân đội từ nước lân cận Eritrea đã xâm nhập vào.
Thảm Kịch Hội Thánh Là Một Trong Những Thảm Kịch Trong Vùng Tigray Bị Chiến Tranh Xâu Xé.
Tigray luôn là một trung tâm tranh chấp kể từ ngày 4 tháng 11 năm ngoái. Vào lúc đó, chính quyền Ê-thi-ô-bi-a trả đũa chống một cuộc tấn công từ Mặt Trận Giải Phóng Nhân Dân Tigray (TPLE) là nhóm đang cai trị vùng Tigray. Hãng tin Reuters cho biết là trên hai triệu người đã phải di tản từ khi chiến tranh bắt đầu. Những chi tiết về vụ tấn công vào Hội Thánh Maryam Tsiyon khó có thể được kiểm chính bởi vì chính quyền Ê-thi-ô-bi đang ngăn cấm các nhà báo đến khu vực.
Tuy nhiên tờ Church Times ghi nhận là Ân Xá Quốc Tế đã xác nhận tính giá trị của các báo cáo về những cuộc thảm sát khác. Thí dụ, Giám Đốc Ân Xá Quốc Tế Vùng Đông và Nam Phi bình luận về một cuộc thảm sát xảy ra vào ngày 9 tháng 11, nói rằng, “Chúng tôi đã xác định vụ thảm sát một số rất đông người dân, chỉ là những người làm công nhật và không dính dáng gì với cuộc tấn công quân sự đang xảy ra. Đây là một thảm kịch kinh khủng chưa có thể biết được mức độ của nó khi mà thông tin ở Tigray vẫn còn bị đóng.”
Vào đầu tháng 1, AP News xác định rằng quân đội từ nước láng giềng Eritrea đã dính líu với sự tranh chấp, mặc dù chính quyền Ê-thi-ô-bi-a chối bỏ rằng Eritrea đã trợ giúp họ trong cuộc chiến chống lại TPLF. Theo AP, Eritrea là “kẻ thù không đội trời chung” của TPLF và “bị các nhóm nhân quyền mô tả là một trong những chính quyền áp bức nhất trên thế giới.”
Trong thực tế, Eritrea đứng hàng thứ sáu trong Danh Sách Theo Dõi Thế Giới 2020 của tổ chức Open Door (Cánh Cửa Mở), xếp hàng trong số 50 nước trên thế giới là những nơi mà Cơ đốc nhân đối diện với sự bắt đạo kinh khủng nhất.
Các lực lượng an ninh của Eritrea theo dõi điện thoại, tra xét những sinh hoạt và tổ chức vô số những cuộc tấn công nhắm vào Cơ đốc nhân, tịch thu các tài liệu Cơ đốc và đánh phá các hội thánh tư gia. Các Cơ đốc nhân có thể bị bắt và bỏ tù mà không cần tòa án. Nhiều Cơ đốc nhân đã bị giam trong những trại tù vô nhân đạo vì cớ đức tin của họ, và những người thân yêu của họ thường không biết được họ ở đâu hay họ còn sống hay không. Trong tháng 6 năm 2020, Liên Hiệp Quốc báo cáo không có một tiến triển nào để giải quyết vấn đề xâm phạm nhân quyền ở Eritrea.
Tình trạng ở Tigreay tiếp tục nguy khốn cho nhiều người, thủ đô của Tigray là Mekelle đã tường trình là tương đối ổn định, nhưng tình trạng này không xảy ra ở những nơi khác. Rất khó cho các nhóm cứu trợ nhân đạo đến khu vực, và kết quả là nhiều người đang chết vì thiếu thực phẩm và chăm sóc y tế.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: churchleaders.com)