Chương 8
Giê-ru-sa-lem và Đền Thánh
Nhưng các con sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh và ở trong xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban cho làm sản nghiệp, và Ngài sẽ cho các ngươi được bình an khỏi những kẻ thù xung quanh để các ngươi sống an toàn. Bấy giờ sẽ có một chỗ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi sẽ chọn làm nơi ngự danh Ngài – tại đó anh chị em sẽ đem tất cả những thứ tôi yêu cầu: tế lễ thiêu, các sinh tế, tế lễ phần mười, các lễ vật đặc biệt và tất cả lễ vật mà anh em đã thề nguyện dâng lên cho Chúa. Và tại đó anh em, các con trai và con gái của anh em, tôi trai và tớ gái sẽ hoan hỉ trước mặt Đức Giê-hô-va.
Phục truyền 12:10-12
Khi Y-sơ-ra-ên chiếm lại Giê-ru-sa-lem vào năm 1967, tim của những người Do thái sùng đạo bắt đầu đập nhanh hơn. Liệu đây có phải là thời điểm mà đền thờ có thể được xây dựng lại và nếu thế thì ở đâu?
GIÊ-RU-SA-LEM
Giê-ru-sa-lem có gì đặc biệt? Đức Giê-hô-va đã quyết định khiến nó trở thành nơi ngự của danh Ngài. Đức Chúa Trời đời đời, Đấng tạo hóa của trời và đất, đã chọn ngự tại đó. Có một ngọn núi thánh của Ngài (Ê-sai 11:9, 56:7, 65:11; Sô-phô-ni 3:11), núi Si-ôn (Giô-ên 2:1, 3:17), nơi Chúa đã sửa nơi ngự của Ngài (Thi thiên 74:2). Có một ngôi nhà của Đức Chúa Trời của Gia-cốp (Ê-sai 2:3), nhà của Đức Giê-hô-va (Ê-xê-chi-ên 8:14, 16; Giô-ên 1:13-14; Mi-chê 4:1-2; A-ghê 1:14). Khi đền thờ do vua Sa-lô-môn xây được khánh thành có, “… một đám mây bảo phủ đền thờ của Đức Chúa Trời. Và các thầy tế lễ không thể thực hiện nhiệm vụ bởi vì đám mây, vì vinh quang của Đức Chúa Trời [Nơi Ngài ngự] bao phủ đền thời của Ngài” (I Các vua 8:10-11). Đức Chúa Trời ngự trong sự nơi Chí thánh trong đền thờ Ngài. Ngài ngự trong đám mây như Ngài đã từng hiện diện với dân Ngài trong hoang mạc, khi đám mây bao phủ Đền tạm (Xuất 40:34-38)
Dĩ nhiên, Vua Sa-lô-mon biết Chúa không thể bị giới hạn bởi đền thờ được dựng nên bởi đá. Tại lễ khánh thành, ông nói,“Nhưng Đức Chúa Trời sẽ ngự trên đất này chăng? Kìa, các tầng trời, ngay cả trời của các tầng trời cũng không thể chứa Ngài được, huống chi đền thờ này mà con đã xây cất!” (I Các vua 8:27). Tiên tri Ê-sai cũng biết điều này khi ông nói trong danh Chúa, “… Tầng trời là ngai của Ta và đất là bệ chân Ta” (Ê-sai 66:1), những lời mà Chúa Giê-xu đã lặp lại khi Ngài gọi tầng trời là ngai của Chúa, đất là bệ chân Ngài, và Giê-ru-sa-lem là thành của Vua lớn (Ma-thi-ơ 5:34-35). Và chính Đức Giê-hô-và cũng chọn Giê-ru-sa-lem là nơi mà Ngài sẽ ngự trên đất.
Bài ca mà Môi-se hát sau phép lạ vượt qua biển Đỏ trong suốt cuộc di cư từ Ai Cập, bao gồm những lời sau: “… Ngài đem dân ấy vào và cho họ cư ngụ trên núi cơ nghiệp Ngài, tức là chỗ Ngài đã sắm sẵn để làm nơi ngụ Ngài. Lạy Chúa! Đó là Đền Thánh mà tay Ngài đã lập” (Xuất 15:17). Sau đó, ông nói với dân Y-sơ-ra-ên: “… Anh em hãy cùng với con trai, con gái, tôi trai tớ gái anh em, người Lê-vi ở trong thành, người khách lạ, kẻ mồ côi và người góa bụa ở giữa anh em, vui vẻ dự lễ tại địa điểm mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em sẽ chọn để danh Ngài ngự tại đó.” (Phục truyền 16:11). Có một căn phòng ở trong đền thánh dành cho người ngoại quốc, rõ ràng như lời cầu nguyện cung hiến của vua Sa-lô-môn: “…Đối với người ngoại quốc là người chẳng thuộc về dân Y-sơ-ra-ên của Chúa, nhưng vì nghe danh Ngài nên từ xa đến (vì họ đã nghe về uy danh của Chúa, về tay quyền năng và cánh tay giơ thẳng ra của Ngài). Khi họ đến cầu nguyện trong đền thờ này, thì xin Chúa ở trên trời, là nơi Chúa ngự, lắng nghe và làm cho họ mọi điều họ cầu xin Ngài, để muôn dân trên đất nhận biết danh Chúa và kính sợ Ngài giống như dân Y-sơ-ra-ên của Ngài, và để người ta biết rằng danh Chúa được kêu cầu nơi đền thờ mà con đã xây cất” (I Các vua 8:41-43).
HÒM CHỨNG ƯỚC – BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
Ban đầu sự hiện diện của Chúa được liên kết mạnh mẽ với Hòm chứng ước (Xuất 25:10-22), trong Hòm chứng ước chứa hai bảng đá với Mười điều răn được ghi trên chúng bởi chính Đức Giê-hô-va (Xuất 31:18, 34:1, 27-28), một chiếc bình đựng ma-na (Hê-bơ-rơ 9:4, Xuất 16:33-34, I Các vua 8:9), và cây gậy trổ hoa của A-rôn (Dân số17:8-10). Ở trên đỉnh hòm chứng ước là nắp thi ân bằng vàng ròng với hai chê-ru-bim, diện mạo của các thiên sứ, cũng được làm bằng vàng tinh khiết. Các chê-ru-bim mặt đối mặt hướng về nhau trên nắp thi ân, là nơi thầy tế lễ thượng phẩm rắc máu của các lễ vật. Đức Chúa Trời ngự ở giữa những chê-ru-bim trên thiên đàng (Ê-sai 6:1-4, Ê-xê-chi-ên 1, Khải huyền 4) và hòm chứng ước đại diện cho điều này, giống như cả đền tạm là đại diện cho hình mẫu trên trời (Xuất 25:8-9). Hòm chứng ước là nơi chứa luật pháp của Đức Chúa Trời và do đó nó tượng trưng cho luật pháp thánh khiết của Chúa trên đất và khiến cho con người kính sợ sự phán xét của Ngài, và cũng là ngai ân điển dành cho những tội nhân khi máu của sinh tế vô tội được rắc trên nắp thi ân. Luật pháp thánh khiết được bao phủ bởi huyết sinh tế. Theo một nghĩa nào đó, tất cả những sinh tế chỉ có thể tạm thời che các tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (Hê-bơ-rơ 9:11-15). Luật pháp, hòm chứng ước và các sinh tế là trong của Do Thái giáo. Đức Giê-hô-va ngự trên các chê-ru-bim trên hòm chứng ước, bệ chân của Ngài (2 Sa-mu-ên 6:2).
Hòm chứng ước đi cùng với dân Y-sơ-ra-ên trong hoang mạc đến khi họ tìm thấy vùng đất hứa, nó được giữ đầu tiên ở tại Si-lô (Giô-suê 18-1), sau đó ở Bết Sê-mết (1 Sa-mu-ên 6:1-21), ở Ki-ri-át Giê-a-rim (1 Sa-mu-ên 7:1), sau đó Hòm chứng ước được giữ ba tháng tại nhà của Ô-bết Ê-đôm (2 Sa-mu-ên 6:10-15) và cuối cùng được mang về Giê-ru-sa-lem. Hòm chứng ước được đề cập như là đã được mang đến những trận chiến trong suốt thời gian trị vì của vua Đa-vít (2 Sa-mu-ên 11:11, 1 Sử ký 28:2, Thi thiên 99:5, Ca thương 2:1) như vua Giô-si-a đã ra lệnh rằng hãy để hòm giao ước ở trong đền thờ (2 Sử ký 35:3). Sau khi vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn phá hủy nước Y-sơ-ra-ên và đền thờ, thì hòm chứng ước không bao giờ được nhắc đến một lần nào nữa và nhà tiên tri Giê-rê-mi đã nói rằng nó sẽ không bao giờ được làm lại một lần nữa. Bên cạnh việc nói tiên tri về sự trở lại của dân Y-sơ-ra-ên, sự phục hồi Giê-ru-sa-lem và tái xây dựng đền thờ, tiên tri Giê-rê-mi cũng thêm vào lời sau: “Khi các ngươi gia tăng và phát triển nhiều trong xứ thì các ngươi sẽ không nhớ đến hòm giao ước của Đức Giê-hô-va nữa! Người ta sẽ không còn liên tưởng hay nhắc nhớ đến, không còn tiếc nuối hay muốn đóng một cái Hòm khác.” (Giê-rê-mi 3:16). Nhưng có hoặc không có hòm giao ước thì Đền thờ tại núi Si-ôn, ở Giê-ru-sa-lem, vẫn được gọi là Thành Thánh, là nơi Đức Giê-hô-va đang ngự (Ê-sai 48:2, 27:13; Nê-hê-mi 11:1,18; Thi thiên 24:3). Nhưng nó tốn một chút thời gian trước khi dân Y-sơ-ra-ên thật sự hiểu được.
DÂN GIÊ-BU-SÍT
“…Trong ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước với Áp-ra-ham rằng: “Ta ban cho dòng dõi con đất nầy, từ sông Ơ-phơ-rát, là đất đai của dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Phê-ra-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-sa-ít và Giê-bu-sít” (Sáng thế 15:18-21). Không phải là một vùng đất trống không mà là đất của nhiều dân tộc khác sinh sống. Trong số các dân đó, dân Giê-bu-sít sống tại Giê-ru-sa-lem. Giô-suê phải trở nên mạnh mẽ, can đảm và đặt bàn chân mình lên vùng đất hứa mà Đức Giê-hô-va đã phán (Giô-suê 1:1-9) và sau đó Đức Giê-hô-va sẽ ban đất ấy cho Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên phải bước đi bằng đức tin, và trong quá trình họ đi họ sẽ kinh nghiệm được sự thành tín về những lời hứa của Chúa. Nhưng đôi khi Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên không vâng theo những gì Chúa phán. Rất nhiều lần họ không đuổi các dân ra khỏi đất Ca-na-an (Giô-suê 3:10-11, 11:12, 16:10, 17:12-13,19:47). Ga-xa cũng thuộc về đất hứa. Giô-suê 15:45-47 viết: “… Éc-rôn, các thị trấn và các làng mạc của nó; từ Éc-rôn đến biển, tất cả các thành ở gần Ách-đốt cùng các làng mạc của chúng; Ách-đốt, các thị trấn và làng mạc của nó; Ga-xa, các thị trấn và các làng mạc của nó, cho đến suối Ai Cập và Biển Lớn.” Một ngày kia người Do thái sẽ quay về Gaza, họ tình nguyện rời khỏi đó trước đây vì thế giới hứa hẹn đem lại cho họ hoà bình nếu họ chịu rút đi! (Sô-phô-ni 2:4-7)
Họ cũng đã lên kế hoạch chinh phục Giê-ru-sa-lem, nhưng A-đô-ni-xê-đét, vua của Giê-ru-sa-le, nghĩ hắn thông minh hơn. Vua tham gia trận chiến cùng 5 vua của dân A-mô-rít để đánh dân Ga-ba-ôn, dân đã chạy trốn khỏ sự chinh phục của Giô-suê bằng cách đánh lừa dân Y-sơ-ra-ên, (Giô-suê 9). Nhưng Giô-suê đã thắng trận (Giô-suê 10). Và mặc dù ông đã giết 5 vua cũng như vua của Giê-ru-sa-lem – (Giô-suê 10:22-25), nhưng dường như ông đã không chiếm Giê-ru-sa-lem, “… Người Giu-đa không đuổi được dân Giê-bu-sít ở tại Giê-ru-sa-lem nên dân Giê-bu-sít còn ở chung với người Giu-đa tại Giê-ru-sa-lem cho đến ngày nay (Giô-suê 15:63). Và điều đó, dường như, vẫn còn tồn tại đến hàng trăm năm sau. Thậm chí sau khi dân Giu-đa chinh phục thành (Các quan xét 1:8) thì sau đó họ rời khỏi thành, nên dân Giê-bu-sít quay trở lại (Các quan xét 1:21). Thành phố được được đặt tên lại thành Giê-bu (Các quan xét 19:11-12, I Sử ký 11:4).
Điều này thật đáng chú ý. Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên đã chinh phục vùng đất hứa và chia nó cho 12 bộ tộc, nhưng họ không chiếm được Giê-ru-sa-lem. Họ phải chờ đến khi Đa-vít trở thành vua trên toàn cõi Y-sơ-ra-ên, sau Sau-lơ. Trong II Sa-mu-ên 5:6-10 và I Sử ký 11:4-9, chúng ta đọc được cuối cùng dân Giê-bu-sít đã bị đánh bại. “… Đa-vít bắt đầu trị vì lúc ba mươi tuổi, và làm vua được 40 năm. Tại Hếp-rôn, Đa-vít trị vì trên Giu-đa bảy năm sáu tháng rồi tại Giê-ru-sa-lem, ông trị vì cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa ba mươi năm” (II Sa-mu-ên 5:4-5).
Điều này tương tự đặc biệt với Y-sơ-ra-ên hiện nay. Thậm chí bây giờ có một quốc gia độc lập Y-sơ-ra-ên (từ năm 1948), nhưng Giê-ru-sa-lem vẫn bị tranh chấp dữ dội giữa những người Pa-lét-tin, người Ả-rập Hồi giáo công bố Giê-ru-sa-lem là thành phố thánh thứ ba của họ; Đức giáo hoàng muốn “quốc tế hóa” Giê-ru-sa-lem thành Thành Thánh cho Cơ-đốc giáo, Hồi giáo và Do-thái giáo; và Liên hiệp quốc không chấp nhận quyết định của người Y-sơ-ra-ên để biến Giê-ru-sa-lem thành phố của mình, sau cuộc chiến tranh sáu ngày vào năm 1967, thành phố này trở thành thủ đô không phân chia của nhà nước Do thái độc lập của Y-sơ-ra-ên.
CHÚA CHỌN NƠI Ở CỦA NGÀI
Điều chúng ta biết về vị trí lịch sử của đền Thánh là gì? Chúng ta biết rằng Sa-lô-môn xây dựng đền thánh tại Giê-ru-sa-lem, trên núi Mô-ri-a (II Sử ký 3:1). Nơi này giống với núi Mô-ri-a mà Áp-ra-ham đã dâng Y-sác cho Đức Giê-hô-va, nhưng Chúa đã ban cho ông một con chiên để dâng sinh tế thay cho con mình (Rô-ma 8:32). Đó chính là ngọn núi mà Áp-ra-ham đã gọi “… Giê-hô-va sẽ cung ứng. Vì vậy, người ta thường nói: “Trên núi của Đức Giê-hô-va điều ấy sẽ được cung ứng” (Sáng thế ký 22:14). Ân điển mô tả đặc điểm vị trí của đền thờ. Nó không phải là nơi mà con người cung ứng cho những nhu cầu của Chúa (như nhiều đền thờ của các thần khác). Đó chính là nơi mà Chúa đã cung ứng cho nhu cầu của dân sự Ngài (I Các vua 8:31-53).
Vị trí của Đền Thờ, núi Si-ôn, và núi Mô-ri-a là cùng một nơi. Sự liên kết giữa đền thờ và núi Si-ôn được mô tả rất cụ thể trong sách 1 Maccabees 14:26, viết rằng: “Họ đã viết điều này (một ký thuật về vụ cướp bóc của Simon Maccabee) trên thẻ đồng và gắn nó trên các trụ cột trên Núi Si-ôn.” Câu 48 nói: “Họ truyền lệnh rằng sắc lệnh ấy nên được ghi trên bảng đồng và đặt tại khu Đền ở một nơi nổi bật.”Nhưng tại sao Đền Thờ nằm ở đó?
Môi-se đã đề cấp đến “…nơi Đức Giê-hô-va sẽ chọn làm nơi ngự cho danh Ngài” (Phục truyền 16:2,11,15), làm rõ rằng địa điểm được chọn bởi Chúa. Nhiều năm trôi qua trước khi Đức Giê-hô-va thực hiện lựa chọn của mình cho vua Đa-vít, như được viết lại bởi Sa-lô-môn: “…Từ ngày Ta a là đã đem dân Ta là Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, Ta da không chọn một thành nào trong các bộ tộc Y-sơ-ra-ên để xây cất một đền thờ cho danh Ta ngự tại đó. Nhưng Ta đã chọn Đa-vít để người trị vì dân Y-sơ-ra-ên của Ta. Lúc ấy Đa-vít, cha trẫm, có ý định xây cất một đền thờ cho danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Nhưng đền thờĐức Giê-hô-va đã phán với Đa-vít, cha trẫm, rằng: ‘Con có ý định xây cất một đền thờ cho danh Ta là điều tốt. Tuy nhiên, con sẽ không xây cất đền thờ ấy đâu, nhưng con của con, do con sinh ra, sẽ xây cất đền thờ cho danh Ta. Tại đó trẫm đã chuẩn bị một chỗ để đặt hòm Giao Ước, trong đó có giao ước của Đức Giê-hô-va, là giao ước mà Ngài đã lập với tổ phụ chúng ta khi đem họ ra khỏi Ai Cập.” (I Các vua 8:16-21, II Sa-mu-ên 7:1-17). Vua Sa-lô-môn có lẽ đã hoàn thành đền thờ, nhưng Đa-vít là người đã chuẩn bị tất cả mọi thứ, như khi ông ấy giải thích cho Sa-lô-môn: “…Cha đã chịu bao gian khổ để chuẩn bị cho đền thờ của Đức Giê-hô-va ba nghìn tấn vàng, ba mươi nghìn tấn bạc còn đồng và sắt thì không cân hết được, vì nhiều quá. Cha cũng chuẩn bị gỗ và đá nữa, nhưng con phải thêm vào nữa. Nào, hãy bắt tay vào việc! Đức Giê-hô-va sẽ ở với con.” (I Sử ký 22:14-16). Đa-vít cũng đã xác định vị trí xây dựng đền thờ. Chúa đã chọn thông qua Đa-vít, người của lòng Ngài, và Đa-vít đã thực hiện ý muốn của Chúa. Đức Giê-hô-va đã cảm động tấm lòng của Đa-vít và vì thế lựa chọn của Đa-vít đến từ sự lựa chọn của Chúa.
Trong Thi thiên 132, Đa-vít đã nói, “…Con không cho mắt con ngủ, cũng không cho mí mắt con nhắm lại cho đến khi nào con tìm được một chỗ cho Đức Giê-hô-va, một nơi ngự cho Đấng Toàn Năng của Gia-cốp.”(Thi thiên 132:4-5). Giê-ru-sa-lem trở thành thành được Đức Giê-hô-va chọn để đặt danh Ngài (II Sử ký 12:13). Ngọn núi của di sản Ngài là nơi mà Đức Giê-hô-va đã chọn làm nơi ngự của Ngài (Xuất 15:17, I Các vua 11:32, 36, 14:21). “… Vì Đức Giê-hô-va đã chọn Si-ôn; Ngài ước ao Si-ôn làm nơi ngự của Ngài; Ngài phán: “Đây là nơi an nghỉ của Ta đời đời; Ta sẽ ngự ở đây vì Ta ước ao thế.” (Thi thiên 132: 13-14). Thi thiên 132 chỉ ra rõ rằng Đức Giê-hô-va, Đa-vít và hậu duệ của ông, Giê-ru-sa-lem, và núi Mô-ri-a nằm trong một mối quan hệ không hòa tan.
Đa-vít biết chính là nơi ấy, bởi vì chính tại đó ông đã thấy thiên sứ mang sự hủy diệt đến cho Y-sơ-ra-ên bởi tội lỗi của ông. “…Khi thiên sứ đưa tay ra để hủy diệt Giê-ru-sa-lem thì Đức Giê-hô-va đổi ý về tai họa ấy, nên phán với thiên sứ thi hành cuộc hủy diệt, ‘Đủ rồi! Bây giờ hãy rút tay ngươi lại’ Lúc ấy, thiên sứ của Đức Giê-hoova ở gần sân đập lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít” (II Sa-mu-ên 24:16). Bởi vì núi Si-ôn không phải là một ngọn núi mà là một phần của một dãy núi, Đức Giê-hô-va đã làm rõ một cách hoàn hảo về vị trí chính xác mà Ngài chọn, cụ thể là sân đập lúa này.
Nhà tiên tri Gát đã hướng dẫn cho Đa-vít xây dựng một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va tại đó (II Sa-mu-ên 24:18). Đa-vít đã không chỉ đơn giản chiếm lấy sân đậy lúa, mà đã mua nó từ A-rau-na (còn gọi là Ọt-nan) người Giê-bu-sít (II Sa-mu-ên 24:18-25). Chỉ vàng mới đủ tố cho Đức Giê-hô-va, bởi vì nó là kim loại đại diện cho vinh quang của Chúa. Đức Giê-hô-va xác nhận sự lựa chọn về địa điểm bằng lửa được giáng từ trời: “… Đa-vít xây dựng một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va tại đó và dâng các tế lễ thiêu và tế lễ bình an. Ông cầu khẩn Đức Giê-ha và Ngài đáp lời ông bằng lửa từ trời giáng trên bàn thờ dâng tế lễ thiêu” (I Sử ký 21:26).
Môi-se đã nói rằng Chúa sẽ chọn địa điểm để Ngài ngự, và thông qua đầy tớ của Ngài, Đa-vít, Chúa đã chọn thành Giê-ru-sa-lem và núi Si-ôn. Sau đó II Sử ký 3:1 nói: “Sa-lô-môn khởi công xây cất đền thờ Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem trên núi Mô-ri-a [nơi Áp-ra-ham sẵn lòng hiến dâng con trai của mình, Y-sác, và Đức Giê-hô-va đã cung cấp cho ông một tế lễ khác, Sáng thế ký 22:1-18], nơi Đức Giê-hô-va đã hiện ra với thân phụ của ông, Đa-vít. Đó là nơi Đa-vít đã chỉ định để xây cất trong sân đập lúa của Ọt-nan, người Giê-bu-sít.”
Khi đền thờ được xây dựng tại đó bởi vua Sa-lô-môn, thì nó đã được biệt riêng: “… thì có đám mây tràn đầy đền thờ của Đức Giê-hô-va. Và các thầy tế lễ không thẻ tiếp tục hành lễ được bởi đám mây, vì vinh quang của Đức Giê-hô-va [Shê-ki-na] tràn ngập đền thờ của Ngài” (I Các vua 8:10-11). Đức Giê-hô-va ngự trong Nơi Chí Thánh của đền thờ. Ngài hiện diện trong đám mây như Ngài đã hiện diện trong suốt cuộc lang thang trước kia trong hoang mạc, khi đám mây bao phủ Đền tạm. Xuất 40:34-38 chép: “…Rồi có một đám mây bao phủ lều Hội Kiến và vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy Đền Tạm. Môi-se không thể vào Lều Hội Kiến được vì đám mây bao phủ trên đó; vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền tạm. Trong mỗi chặng đường trên cuộc hành trình, mỗi khi đám mây từ Đền Tạm được cất lên thì con dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Nhưng nếu đám mây không cất lên thì họ sẽ không ra đi cho đến ngày đám mây được cất lên. Vì trong mỗi hành trình, đám mây của Đức Giê-hô-va ngự trên Đền Tạm vào ban ngày và có lửa trong đám mây vào ban đêm, đó là dấu hiệu cho cả nhà Y-sơ-ra-ên trong suốt cuộc hành trình của họ.” Dĩ nhiên, Sa-lô-môn biết rất rõ rằng Chúa không thể bị giới hạn trong một đền thờ bằng đá. Tại lễ cung hiến, ông hỏi, “…nhưng thật ra Đức Chúa Trời có ngự trên đất này chăng? Kìa, các tầng trời, ngay cả trời của các tầng trời cũng không thể chứa Ngài được, huống chi đền thờ nầy mà con đã xây cất” (I Các vua 8:27). Ê-sai cũng vậy, ông biết điều nầy khi ông thưa chuyện với Danh của Chúa, “…Trời là ngai của Ta, đất là bệ chân Ta” (Ê-sai 66:1). Những lời mà Chúa Giê-xu lặp lại khi Ngài gọi trời là ngai của Chúa, đất là bệ chân của Ngài và Giê-ru-sa-lem là thành của Vua lớn, Ma-thi-ơ 5:34-35. Và chính Đức Giê-hô-va chọn Giê-ru-sa-lem là nơi trên đất để Ngài ngự.
SỰ PHÁ HỦY VÀ TÁI XÂY DỰNG
Đa-vít chuẩn bị. Sa-lo-môn xây. Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy (II Sử ký 36:19). Sau cuộc lưu đày, Đền thờ thứ hai được xây dựng bởi Xô-rô-ba-bên (I Sử ký 3:19, E-xơ-ra 2:2, 3:2, 4:2-3). Đền thờ này ít được biết đến, chỉ trừ việc nó được xây dựng bởi một sắc lệnh: “… Đây là điều mà vua Si-ru của Ba Tư đã nói: ‘Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các tầng trời đã ban tất cả các vương quốc trên đất cho trẫm và chính Ngài bảo trẫm xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa’” (E-xơ-ra 1:2). Xô-rô-ba-bên đã xuất hiện trong phả hệ của Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 1:12) và được nhắc đến bởi nhà tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri sau cuộc lưu vong tại xứ Ba-by-lôn (A-ghê 1:1-2, 12-14; Xa-cha-ri 4:6-10. A-ghê đã tự gọi mình là ấn tín của Đức Giê-hô-va (A-ghê 2:23). Đền thờ được xây cất bởi Xô-rô-ba-bên nhỏ hơn nhiều và không đẹp bằng của Sa-lô-môn (E-xơ-ra 3:12), và không có hòm giao ước trong nơi Chí thánh của Đền thờ này. Cũng không có nắp thi ân, nơi máu của sinh tế có thể được rắc lên. Một số hồ sơ truyền thống của Do Thái chép rằng chỉ có một hòn đá ở trong đó, các thầy tế lễ cả đặt hương trên nó trong lễ Chuộc Tội.
Nhiều năm sau, Hê-rốt đại đế đã xây dựng thêm những chi tiết bổ sung xinh đẹp khác cho Đền Thờ nhỏ này trong một nỗ lực chinh phục lòng người Do thái. Những hoạt động xây dựng này đã được hoàn thành trước khi người Rô-ma phá hủy đền thờ này vào năm 70 SCN. Theo một số người, Đền Thờ nhỏ, với những sách dạy lễ nghi và một thầy tế lễ cả tên là Ê-lê-a-xa, được xây dựng vào năm 132 SCN trong suốt thời gian lãnh đạo của Bar Kochba (người đã dẫn dắt cuộc lãnh đạo của người Do thái chống lại Hardrian bởi vì ông đã không giữ lời hứa tái xây dựng Đền Thờ. Nhưng vào năm 135 SCN, Hadrian đã tái xâm chiếm Giê-ru-sa-lem, phá hủy đền thờ Bar Kochba và thiết lập tại chính nơi đó đền thờ ngủa người Rô-ma cho nữ thần Giu-no, A-pô-lô và nữ thần Mi-néc-vơ. Giê-ru-sa-lem được đổi tên thành A-Li-a Cap-ti-lô-ni-a, và nó trở thành đồn lũy của người Rô-ma. Và vùng đất của người Y-sơ-ra-ên được đổi tên thành Pa-lét-tin, được đặt tên một cách có chủ đích theo những kẻ thù lâu đời của người Y-sơ-ra-ên, dân Pa-lét-tin.
Giấc mơ tái xây dựng Đền Thờ được phục hồi dưới Hoàng đế Giu-li-an tông truyền vào năm 363 SCN. Tiền bạc và các vật liệu xây dựng bảo đảm, nhưng vào ngày 19 tháng 5 năm 363, trước ngày Đền Thờ được khởi công, thì có một trận động đất lớn. Khí ga ở dưới đất phát nổ và các nguyên liệu xây dựng bị lửa phá hủy. Dự án xây dựng bị thất bại. Niềm hi vọng tái xây dựng Đền Thờ lại được lóe sáng dưới Hoàng hậu Ê-đô-ci-a (kết hôn với hoàng đế Thê-ô-đô-si-út đệ nhị, ông sống tại Giê-ru-sa-lem vào năm 443 SCN), Nhưng không có kết quả. Vào năm 614 người Do thái hỗ trợ người Ba Tư đánh bại Hê-ra-li-út, một kẻ chống Cơ Đốc Nhân, và đã được cho phép để tái xây dựng Đền Thờ. Vua của người Ba Tư, Chô-rô đệ nhị đã bổ nhiệm một người Do Thái có tên là Nê-hê-mi làm thống đốc của thành phố và lịch sử dường như đã lặp lại. Những bức tường thành Giê-ru-sa-lem trong quá khứ đã được xây dựng bởi một người cũng tên là Nê-hê-mi, cũng dưới sự chỉ định của một vị vua Ba Tư (Nê-hê-mi 2:1-10)! Trong một giai đoạn ngắn (614-617), người Do Thái đã được hưởng lợi của vua Ba Tư, nhưng sau đó (có thể đáp ứng với áp lực Cơ đốc giáo) ông ấy đã thay đổi ý và lời hứa tái xây dựng Đền Thờ sẽ không bao giờ được thực hiện. Tệ hơn, người Ba Tư đã đuổi người Do Thái ra khỏi Giê-ru-sa- lem, và khi He-ra-li-út tái xâm chiếm Giê-ru-sa-lem năm mươi năm sau đó thì tất cả hi vọng đều tan biến vì ông đã xây dựng một nhà thờ hình bát giác trên núi của Đền Thờ.
Vào năm 638, đạo quân Hồi giáo xâm chiếm đất Thánh và giữa năm 691 và 692 ca-líp Abd al-Malik đã thay thế nhà thờ hình bát giác của Cơ đốc giáo bằng nhà thờ hình bát giác có tên là Dome of the Rock, nó cũng được biết đến với tên gọi nhà thờ hồi giáo Omar, với mái vòm được mạ vàng đã thống trị bầu trời Giê-ru-sa-lem. Một câu trích dẫn trong kinh Kô-ran được viết trong đề thờ: “Thánh A-lah không có con trai” đã trực tiếp chống lại thế giới Cơ đốc giáo, và chống lại câu Kinh thánh trong Giăng 3:16, “…Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một và duy nhất của Ngài [Con độc sanh, KJV], hầu cho ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà nhận được sự sống đời đời.” Đền thờ hồi giáo Al Aqsa được xây dựng ở đầu kia của Quảng trường Đền thờ. Sự thù ghét người Do Thái được rao giảng trong đền thờ này mỗi buổi nhóm ngày thứ sáu hàng tuần: Sự thù ghét đói với người mà Kinh Thánh gọi là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời, là con yêu dấu của Ngài. Cả hai nhà thờ hồi giáo trên đều được xây dựng trên những địa điểm cổ của người Do Thái và Thánh địa Cơ đốc giáo, và hơn hàng thế kỉ trôi qua, ý tưởng về Đền Thờ Do Thái thứ ba vẫn chỉ là ước mơ không thể thực hiện.
Sau đó đến ngày 7 tháng 6 năm 1967, khi người Y-sơ-ra-ên tụ họp dưới sự lãnh đạo của Môi-se Da-i-an đã tái chiếm được Núi Đền. Nhưng cũng trong ngày hôm đó ông đã yêu cầu hạ lá cờ Do Thái từ trên mái vòng của nhà thờ Dome of the Rock, và vào ngày 17 tháng 6 năm 1967, ông ta đã đặt Núi Đền dưới sự quản lí của Wakf, cơ quan Hồi giáo. Núi Đền là một lần nữa bị cấm đối với người Do Thái. Họ không thể đến đó cầu nguyện, nhưng phải cầu nguyện phía dưới tại bức tường Than khóc, bức tường phía Tây (Kotel), một tàn tích của Đền Thờ của Hê-rốt.
ĐỀN THỜ CỦA ANTI-CHRIST?
Các sự chuẩn bị cho việc tái xây dựng Đền Thờ đang được hoạt động ở mức cao nhất trong tất cả các tổ chức Do Thái. Trong số các cuộn sách biển Chết được tìm thấy trong những hang động Qumran vào năm 1952 có một cuộn sách được làm bằng đồng, trong đó những người trong danh sách duy trì danh sách 64 nơi mà các kho báu được cất giấu hoặc chôn cất. Ra-bi Gô-ren khăng khăng rằng các kho báu đền thờ được chôn sâu dưới Núi Đền. Những kho báu này có thể bao gồm hòm giao ước, nó được chôn giấu khi cuộc phá hủy đền thờ của Nê-bu-cát-nết-sa vào năm 586 TCN.
Học viện nghiên cứu kinh Talmud đã xuất bản hơn 25 quyển sách về đền thờ mới. Đền Thờ Đức Tin thường cố gắng đặt đá góc nhà cho đền thờ mới, nhưng bị cản trở bởi các thế lực. Một số lượng lớn người Y-sơ-ra-ên với phả hệ thích hợp đang được hướng dẫn trở thành các thầy tế lễ trong yeshiva (Những trường học Do Thái học). Học viện Đền Thờ thì dệt những bộ trang phục tế lễ theo quy định. Kinh phí được cung cấp cho Đền Thờ. Khi thời cơ đến, thì nhà thờ có thể được dựng lên nhanh chóng.
Một số nhà giải Kinh cho rằng Đền Thờ mới thậm chí có thể được xây dựng chỉ trong tám tháng. Để ủng hộ luận điểm này, họ nói rằng Kinh Thánh dạy rằng anti-christ sẽ thống trị trong bảy năm. Một thời gian ngắn sau khi nắm quyền, hắn sẽ dừng việc dâng sinh tế và mạo phạm đến Đền Thờ. Đa-ni-ên nói rằng: “…Bấy giờ tôi nghe một đấng thánh nói, và một đấng thánh khác nói với đấng đang nói rằng: ‘Khải tượng về lễ thiêu hằng hiến, về tội ác đưa đến sự hủy diệt, về việc phó nơi thánh cùng đạo quân để bị giày đạp dưới chân nó, sẽ còn kéo dài đến bao giờ?’ Đấng ấy trả lời: ‘Cho đến hai nghìn ba trăm buổi chiều và buổi sáng; sau đó nơi thánh sẽ được thanh tẩy’” (Đa-ni-ên 8:13-14). Vì vậy khoảng sáu năm và bống tháng thì Đền Thờ này sẽ bị mạo phạm. Cộng thêm tám tháng nữa cho tòa nhà của đền thờ này và bạn sẽ được bảy năm. Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu khởi đầu của Đền Thờ mới trùng hợp với sự dấy lên của Anti-Christ.
Liệu đây có phải là Đền Thờ mà Chúa Giê-xu đã nhắc đến khi Ngài đề cập về sự ghê tởm gây nên cảnh hoang tàn cho Nơi Thánh (Ma-thi-ơ 24:15; Đa-ni-ên 9:27; 12:11)? Đền Thờ trong suốt “tuần lễ” này (khoảng thời gian bảy năm?), một vị hoàng tử, một nhà cầm quyền, sẽ dừng việc dâng sinh tế và tế lễ chay (Đa-ni-ên 9:27)? Bằng lòng với Đền Thờ này, có thể là một phần của giao ước bảy năm, một hiệp ước hòa bình, là điều mà “hoàng tử này có thể kí kết với Y-sơ-ra-ên. Trong bảy năm hiệp ước được kí kết, đền thờ có thể được tái xây dựng trong tám tháng và các tế lễ thiêu sẽ tiếp tục dâng lên Chúa. Dĩ nhiên, sự chuẩn bị cho việc xây dựng đền thờ thật sự này sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng thậm chí ngày nay người dân sống tại Y-sơ-ra-ên đã bắt tay vào việc.
Làm thế nào mà một giao ước với một vị lãnh đạo thế giới như vậy có thể xảy đến? Rất nhiều kịch bản khả thi. Nó có thể là sự kết thúc của một cuộc chiến đã diễn ra. Chiến tranh có thể là một cuộc chiến mà thế giới Hồi giáo khởi xướng, hoặc cố gắng đế chiến đấu với Y-sơ-ra-ên. Những lời tiên tri về một liên minh của tất cả các quốc gia xung quanh chống lại Y-sơ-ra-ên vẫn chưa ứng nghiệm (Thi thiên 83:1-8), và sự sụp đổ đột ngột của Đa-ma-cút (tại Sy-ri-a) (Ê-sai 17:13). Chúng cũng nói đến sự xâm lăng từ phía bắc bởi dân Gót (Ê-xê-chi-ên 38-39) (lãnh đạo của nước Nga?) trong số những đồng minh được đề cập trong Ê-xê-chi-ên 38:5-6, người có thể được xác định như là dân I-ran, Áp-ka-ních-tan, Li-bi-a, Thổ Nhĩ Kì, Ê-thi-ô-pi-a, Su-đan và I-rắc. Sy-ri-a và Giót-đan không được đề cập trong danh sách này vì vậy nó có thể là một trận chiến khốc liệt đã xảy ra trước đó. Dù liên quan bất cứ chi tiết nào, thì một hiệp định hòa bình cuối cùng có thể bao gồm một hiệp ước về việc tái xây dựng Đền Thờ Do Thái trong thực tế.
Đền Thờ mới có thể được xây dựng tại đâu? Có thể nó nằm giữa hai nhà thời hồi giáo trên Núi Đền, như là một biểu tượng của tình giao hữu của tôn giáo chăng? Liệu nó có được sự chấp nhận của cộng đồng Cơ đốc nhân? Có thể Núi Đền và nơi thánh của người Hồi giáo, Cơ đốc và Do Thái giáo tại Giê-ru-sa-lem sẽ được đặt dưới sự quản lí của một Uỷ ban Tôn giáo Quốc tế, thành lập bởi Liên Hiệp Quốc, và dưới các vị chủ tịch luân phiên của người Do Thái, Hồi giáo và Cơ đốc chăng? Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Ta có thể tưởng tượng ra nhiều kịch bản nhất có thể. Một trận động đất sẽ làm cho kế đó thành công, hoặc những quả bom sẽ được thả xuống những nhà thờ hồi giáo trong một trận chiến tranh tương lai ở Trung Đông.
Phao-lô nói rằng kẻ chống Đấng Christ sẽ lộ chính mình trong Đền Thờ và tự xưng mình là Đức Chúa Trời (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:4). Giăng nói rằng sân ngoài Đền Thờ sẽ bị dẫm đạp bởi bàn chân của dân ngoại (Khải huyền 11:2) trong 42 tháng. Nhưng Giăng cũng đề cập đến nó như là một Đền Thờ của Đức Chúa Trời, nơi cầu nguyện thật sự diễn ra (Khải huyền 11:1). Chúa Giê-xu, Phao-lô và Giăng đều nói về một Đền Thờ. Có phải ý của họ là một Đền Thờ theo nghĩa đen? Hay họ đang nói đến Hội thánh? Người Do Thái hi vọng và cầu nguyện cho việc tái xây dựng Đền thờ để phấn hưng Do Thái giáo. Nhưng nó có thể là Đền Thờ sẽ bị xúc phạm bởi tội lỗi của con người, một người muốn trở thành Đức Chúa Trời. Đó là sự cám dỗ được Sa-tan trình bày trong sách đầu tiên của Kinh thánh. “Ngươi sẽ trở nên giống Chúa,” hắn nói, “khi ngươi bất tuân những lời dạy của Chúa.” Khải tượng cuối cùng của Sa-tan là trong sự hư mất của người này, kẻ chống Chúa, kẻ đặt chính mình lên ngai của Đức Chúa Trời trong Đền Thờ. Không thể tưởng tượng được điều ghê tởm lớn hơn trong Nơi Thánh.
Liệu có bài học thuộc linh nào dành cho Hội thánh Cơ đốc, thậm chí trước khi những lời tiên tri được ứng nghiệm theo nghĩa đen không? Đôi khi trong Tân Ước Hội thánh được gọi là Đền Thờ, hoặc nhà thuộc linh, hoặc thân thể. So sánh trong Ma-thi-ơ 26:61, 27:40; Giăng 2:19; I Cô-rinh-tô 3:16-19, 6:19; II Cô-rinh-tô 5:2, 6:16; Ê-phê-sô 2:21-22; Giăng 14:2; I Phi-e-rơ 2:4-7; Khải huyền 3:12, 7:15, 11:19, 14:15-17, 15:5-8, 16:1 và 17, 21:22. Liệu đó không phải là sự dấy lên của thần học nhân văn trong Hội Thánh sao, loại thần học mà qua đó bất cứ điều gì xoay quanh con người được xem xét như là Chúa của chính người đó ở sâu trong nội tâm người đó, một sự ứng nghiệm của những lời tiên tri này? Con người, kẻ nghĩ rằng bởi tia lửa thiêng trong anh ta khiến anh ta giống như Chúa, và vì thế muốn tự quyết định về điều tốt và xấu mà không cần bất cứ thẩm quyền bên ngoài nào. Điều đó không phải là một sự ứng nghiệm của những lời tiên tri này sao? Có phải hội thánh đã tham gia vào một loại thờ thần tượng: Thờ phượng con người, thay vì thờ phượng Chúa? Nếu trường hợp đó xảy ra, thì hội thánh sẽ rơi vào hạng hội thánh sa ngã của thời kỳ sau rốt.
Một cách giải thích khác của đoạn Kinh thánh trong Ma-thi-ơ 24:15 là chúng ta có thể không phải chời đợi đến khi Đền thờ (nghĩa đen) được tái xây dựng tại Giê-ru-sa-lem và sau đó bị làm ô uế bởi một nhân vật lịch sử, kẻ chống Đấng Christ. Có thể “sự ghê tởm gây ra cảnh hoang tàn” đã ở đây. Những luật lệ Hồi giáo trong Nơi Thánh. Chúa Giê-xu không sử dụng từ “Đền Thờ” nhưng dùng “Nơi Thánh”, cũng được biết đến như Núi Si-ôn – sự thù ghét và bạo lực có thể cuối cùng dẫn đến sự phá hủy ngày càng nhiều. Sự thù ghét có thể dẫn đến “jihad” (cuộc thánh chiến) chống lại Y-sơ-ra-ên, một cuộc chiến đầy quyền lực và sự tàn phá mà Chúa Giê-xu đã khuyên những người Do Thái phải chạy trốn trong bài giảng trên núi Ô-li-ve (Ma-thi-ơ 24).
GẦN HƠN VỚI SỰ TÁI LÂM
Sự xúc phạm Đền Thờ thứ ba cuối cùng sẽ chấm dứt khi chính Đấng Mê-si-a (Chúa Giê-xu Christ) xuất hiện. Sau đó Nơi Thánh sẽ được thanh tẩy (Đa-ni-ên 8:14). Đôi khi tôi nghĩ, “Người ta càng bắt đầu nói về việc tái xây dựng Đền Thờ, chúng ta càng gần với sự trở lại của Đấng Christ.”
Đền Thờ thứ ba sẽ dẫn đến Đền Thờ thứ tư, như Đền Thờ thứ hai của Ê-xê-chi-ên, sẽ trở thành Đền Thờ thứ tư – hoặc thứ ba (thật rắc rối, phải không?) – dường như nó được đặt ở một vị trí khác. Nó không phải trên Núi Đền ở Giê-ru-sa-lem, mà ở xa thành phố. Xa-cha-ri nói rằng Giê-ru-sa-lem sẽ tiếp tục ở nơi riêng của mình (Xa-cha-ri 12:6) nhưng khu vực phía nam sẽ trở thành đồng bằng (Xa-cha-ri 14:10), trong khi núi của Nhà Đức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên các đỉnh núi và được nhấc cao hơn các đồi. Những chi tiết này có nghĩa là địa chất trong và xung quanh Giê-ru-sa-lem có lẽ sẽ thay đổi. Núi Ô-li-ve sẽ chia ra thành hai (Xa-cha-ri 14:4), Giê-ru-sa-lem sẽ bị đánh bởi một trận động đất (Khải huyền 11:13), nhưng cuối cùng nó sẽ trở thành một nơi mở toang ra (Xa-cha-ri 2:4-5), không còn cần thiết bất kì loại tường thành bảo vệ nào vì sẽ có bình an. Hoàng tử của Bình an sẽ ở đó. Dù lịch sử thế giới và Trung Đông có trở nên tối tăm như thế nào đi chăng nữa, thì Y-sơ-ra-ên vẫn đang trên đường đến sự yên nghỉ của mình. Chúa sẽ đến để cho Y-sơ-ra-ên sự yên nghỉ. Và Đức Giê-hô-va sẽ đặt nơi yên nghỉ của Ngài tại đó mãi mãi (Thi thiên 132:14). Y-sơ-ra-ên đang trên đường đến sự yên nghỉ của mình tại trung tâm Giê-ru-sa-lem trên đất thể nào, thì Hội thánh cũng đang bước đến sự yên nghỉ trên Giê-ru-sa-lem trên trời thể ấy (Hê-bơ-rơ 12:22-24). Nhưng một ngày, Giê-ru-sa-lem trên trời sẽ hạ xuống đất, khi trời mới và đất mới được thiết lập, nơi sự công chính sẽ ngự trị (II Phi-e-rơ 3:13; Khải huyền 21-22:5). Giăng nói trong Khải huyền 21:22-27 “…Tôi không thấy đền thờ nào trong thành, bởi vì Chúa là Đức Chúa Trời Toàn Năng và Chiên Con là đền thờ của thành. Thành không cần mặt trời hay mặt trăng chiếu sáng, vì vinh quang của Đức Chúa Trời chiếu sáng thành, và Chiên Con là đèn của thành các vua trên đất sẽ đem vinh quang mình vào đó. Những cửa thành suốt ngày không dóng, vì tại đó không có ban đêm. Người ta sẽ đem vinh quang và sự tôn trọng của các dân vào đó. Tất cả những kẻ ô uế, kẻ làm điều ghê tởm, kẻ nói dối đều không được vào thành, ngoại trừ những người được ghi trong sách sự sống của Chiên Con.”
Chúng ta chỉ có thể suy đoán về mối quan hệ giữa hai Giê-ru-sa-lem trong Vương Quốc Bình An của Đấng Mê-si (Khải huyền 20:1-10; Xa-cha-ri 14:8-21). Điều chúng ta có thể chắc chắn là cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ là mọi sự trong mọi sự (I Cô-rinh-tô 15:28). Ma-ra-tha-na! Lạy Chúa Giê-xu, xin hãy đến! (Khải huyền 22:20; I Cô-rinh-tô 16:22).
Câu hỏi cuối cùng là liệu những chứng cứ được đưa ra ở trên là đủ để bắt buộc phải xây dựng lại đền thờ ở Giêrusalem trước khi Chúa Giê-xu trở lại không? Liệu những bài giảng của Chúa Giê-xu về những ngày sau rốt, những thư tín của Phao-lô, và sự khải thị của Giăng về Chúa Giê-xu có thể được giải nghĩa theo ý nghĩa thuộc linh không? Liệu khái niệm về Đền Thờ là đề cập đến Hội thánh có khả thi không, một Cơ đốc giáo được chi phối bởi tư duy chống Cơ đốc, như “nữ thần lý trí”, được thờ phượng trong nhà thờ Notre Dame tại Pa-ri trong suốt cuộc cách mạng Pháp không? Chắc chắn là có thể. Cần phải xem xét các phần kinh thánh này để rút ra bài học thuộc linh nữa. Nhưng những bài học này không loại trừ việc tái xây dựng một Đền Thờ theo nghĩa đen. Rất nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen từ khi sự phục hồi của Y-sơ-ra-ên về Vùng Đất Hứa đến nỗi đây không phải là điều gây bất ngờ cho chúng ta, bất kể vấn đề nào nó đặt ra cho thần học Cơ đốc giáo. Hơn thế nữa, việc nhận ra rằng một Đền Thờ mới theo nghĩa đen có thể được xây dựng tại Giê-ru-sa-lem sẽ nhanh chóng bị ô uế, cho chúng ta một bài học thuộc linh cá nhân. Chúng ta cũng cần được thức tỉnh rằng đừng để thân thể của chúng ta, là đền thờ của Đức Thánh Linh, bị ô uế bởi rượu mạnh, ma túy, sự ham ăn và sự béo phì qua việc làm việc quá nhiều mà thiếu nghỉ ngơi hợp lý, hoặc căng thẳng quá mức, hoặc cay đắng, hoặc các tội lỗi khác của xác thịt. Và Hội thánh, là ngôi nhà thuộc linh của chúng ta, có thể cũng bị lấp bởi thần học chống Cơ đốc và những triết lý tập trung vào con người sa ngã. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi trở thành người giữ thành – những thành ở Giê-ru-sa-lem trên đất và những thành trì của Hội thánh. Giống như Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi và những người cùng thời với họ tái xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ, chúng ta cũng cần phải tiếp tục canh giữ qua sự cầu nguyện và bởi hành động cụ thể.