Chín Lý Do Người Ta Không Muốn Hát Ca Ngợi 

Share

Thật đáng buồn là những người hướng dẫn thờ phượng đang thay đổi buổi thờ phượng (nhiều khi vô tình) thành một sự kiện hấp dẫn.

Trước khi đào sâu vào vấn đề, chúng ta hãy nhìn lại lịch sử. Trước thời Cải Chánh, thờ phượng được “dàn dựng” cho xem lễ. Âm nhạc là do những nhạc công chuyên nghiệp và hát bằng tiếng La-tin xa lạ với hội chúng. Thời Cải Chánh trả lại sự thờ phượng cho hội chúng, trả lại sự ca ngợi tôn vinh cho hội chúng với những lời hát chứa chan lời Kinh Thánh trong ngôn ngữ của hội chúng và tiết tấu âm nhạc đơn giản – để thờ phượng mang đặc tính dự phần của hội chúng.

Sự tiến hóa của thánh ca được in ra đem lại một sự bùng nổ của hội chúng ca ngợi và lòng yêu thích hát ngợi khen gia tăng trong hội thánh. Thế rồi với sự phát triển của kỹ thuật video, nhiều hội thánh bắt đầu chiếu lời hát lên màn ảnh, và số lượng bài hát trong hội thánh gia tăng. Ban đầu, điều này dẫn đến sự ca ngợi mạnh mẽ hơn của hội chúng, nhưng sau một thời gian, sự đổi hướng trong mục vụ hướng dẫn thờ phượng bắt đầu đem hội chúng trở lại thời kỳ trước Cải Chánh khiến người thờ phượng quay lại thành người xem lễ thờ phượng. Có thể nói vắn tắt là sự xảy ra như vậy là tính cách chuyên nghiệp hóa âm nhạc thờ phượng hội thánh và việc đánh mất đi một trọng điểm của hướng dẫn thờ phượng là sự ca ngợi của hội chúng. Nếu không cẩn thận, chúng ta đang nuôi dưỡng một văn hóa “xem lễ” trong hội thánh của chúng ta – biến sự thờ phượng đáng lẽ phải là nơi mời gọi dự phần của hội chúng thành một sự kiện hòa nhạc cho họ xem.

Tôi đưa ra dưới đây 9 lý do tại sao hội chúng không còn hát ca ngợi nữa

1. Họ không biết các bài hát.

Khi mà mỗi tuần lại có những bài mới và sự gia tăng sinh sản những bài do nội bộ hội thánh sáng tác, những người hướng dẫn thờ phượng đang làm ra một “chế độ” chuyên dùng các bài hát mới nhất.

Đúng là chúng ta phải ca ngợi những bài hát mới, nhưng mức xử dụng những bài hát mới quá nhiều đã giết chết sự dự phần của hội chúng và biến họ thành những người xem. Tôi cho rằng không nên có hơn một bài hát mới trong một buổi thờ phượng, và nên cho hát lại bài mới này trong vài tuần cho đến khi nó trở không còn xa lạ với hội chúng. Người ta ca ngợi tốt nhất với những bài hát họ biết, nên chúng ta cần dạy và làm vững vàng sự diễn tả lòng thờ phượng trong những bài hát này.

2. Chúng ta đang hát những bài hát không thích hợp cho hát hội chúng.

Ngày nay chúng ta có nhiều bài hát thờ phượng mới rất hay, nhưng trong số rất nhiều bài hát mới khác lại có nhiều bài không thích hợp cho hát hội chúng – vì cớ âm điệu quá khó cho một người bình thường hát. Hãy biết rõ hội chúng không phải là những “siêu sao” ca hát trên sân khấu!

3. Hội chúng phải hát những nốt quá cao.

Những người mà chúng ta đang hướng dẫn thờ phượng có giọng hát giới hạn và không thể lên giọng cao. Khi đến những chỗ nốt nhạc quá cao cho họ, hội chúng sẽ không hát được, cố gượng lên giọng mệt mỏi và sau cùng là không hát, trở thành người “xem” ban hát dẫn hát. Hãy nhớ rằng trách nhiệm của chúng ta là làm cho hội chúng có thể hát ca ngợi, không phải là trình diễn kỷ thuật hát cao trên bục hát dẫn. A đến D là tầm của một người hát trung bình trong hội chúng.

4. Hội chúng không thể nghe những người xung quanh hát.

Nếu nhạc quá lớn khiến người ta không nghe được người khác hát. Ngược lại, nếu quá thấp thì hội chúng không thể hát mạnh mẽ. Hãy tìm một mức quân bình – mạnh mẽ nhưng không quá mức. 

5. Chúng ta làm nên một buổi thờ phượng như là “một sự kiện để xem” và xây dựng một bầu không khí “trình diễn.” 

Tôi chủ trương tạo nên một bầu không khí thờ phượng với ánh đèn, những hình chiếu, bao gồm cả những khía cạnh nghệ thuật và hơn nữa. Nhưng khi bầu không khí bị đem đến mức chú ý quá nhiều vào những gì trên bục hát dẫn thì sự chú ý bị thu hút vào đó sẽ làm chúng ta đi lệch ra khỏi ý nghĩa thờ phượng Chúa. Thờ phượng xuất sắc – đúng vậy. Trình diễn nghiệp vụ âm nhạc – sai.

6. Hội chúng cảm thấy họ không được mong đợi hát ca ngợi. 

Là người hướng dẫn thờ phượng, chúng ta thường dễ bị vướng vào “sản xuất chuyên môn” buổi thờ phượng và rồi đánh mất đi tính nguyên thủy, mời gọi hội chúng đi vào một hành trình thờ phượng. Hãy dẫn dắt họ theo dòng chảy thờ phượng với những bài hát quen thuộc, bài hát mới được đưa vào một cách thích hợp, để cho tất cả ca ngợi diễn đạt sự thờ phượng.

7. Chúng ta thất bại không kết hợp hài hòa các bài hát tôn vinh.

Khi có quá nhiều bài hát mới, chúng ta thường dễ sắp xếp ca ngợi bằng cách đem nhiều bài hát từ nhiều nguồn khác nhau mà không xem sự kết hợp của chúng sẽ tạo nên dòng chảy thờ phượng dẫn hội chúng đến chỗ diễn đạt linh thần thờ phượng. Thời xưa, các bài thánh ca mang tính cách diễn giải. Ngày nay, chúng ta cần sáng tác những loạt bài hát liên kết diễn đạt với nhau trong thờ phượng.

8. Người hướng dẫn thờ phượng làm quá nhiều “ngẫu hứng.”

Hãy để dòng nhạc trong sáng và mạnh mẽ. Hội chúng gồm những con chiên với tầm hát và kỹ năng âm nhạc giới hạn. Khi chúng ta thoát ra khỏi dòng nhạc để vào “ngẫu hứng”, nếu hội chúng không thể theo được họ sẽ khó chịu và ngừng hát. Một số “ngẫu hứng” có ý nghĩa và rất tốt để tăng cường dòng thờ phượng, nhưng đừng để cho nó dẫn đàn chiên vào chỗ tán loạn.

9. Người hướng dẫn thờ phượng không nối kết với hội chúng.

Chúng ta thường bị vướng vào thế giới sản xuất âm nhạc rất kỳ diệu để rồi mất đi cái nhìn theo mục đích giúp hội chúng nói lên linh thần thờ phượng của họ. Hãy cho họ biết mình muốn họ dự phần hát ca ngợi. Trích dẫn Kinh Thánh để khích lệ những diễn đạt thờ phượng của họ. Chú ý xem hội chúng theo kịp dòng thờ phượng mà mình đang dẫn không và điều chỉnh lại nếu cần. 

Một khi những người hướng dẫn thờ phượng phục hồi khải tượng hướng dẫn cho hội chúng trở thành người dự phần trong dòng hiệp một thờ phượng của cộng đồng dân Chúa, tôi tin rằng chúng ta có thể đem sự thờ phượng mạnh mẽ trở lại với con dân Chúa.

 

Ánh Dương 

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan