Hãy vượt qua khỏi mức đơn sơ là “cho” người nghèo khó, và hãy đồng hành với họ. Đó là phương cách.
Có 4 điều tâm niệm sẽ giúp chúng ta tiến tới khi những thử thách trở nên mạnh mẽ hơn và làm cho quý vị nản lòng.
“Quý vị nói rằng quý vị quan tâm đến kẻ nghèo khó? Vậy hãy cho tôi biết tên của họ là gì?” —Gustavo Guttierrez (một nhà thần học nổi tiếng về giải phóng người nghèo khó và bị áp bức).
Nhà thần học người Pê-ru này đã đặt ngón tay vào một vết lỡ loét trong thế giới Cơ đốc nhân phương Tây khi ông nói về những lời tiên và hỏi một câu hỏi đơn sơ nhưng thật hóc búa: “Vậy à … hãy cho tôi biết tên của họ là gì?”
Tự trong trực giác, chúng ta biết nếu chúng ta thực sự quan tâm về người nghèo khó – chúng ta không thể tách rời với họ.
Là những người sống theo Chúa Giê-su, chúng ta làm theo Đấng đã đến để “đem tin lành đến với kẻ nghèo” (Lu-ca 4.18) nhưng không phải bằng cách thả bánh từ trên trời xuống để nuôi 5000 người hay làm sấm sét từ trời giáng xuống để chữa lành bệnh.
Ngài đã đến – trong xác thịt. Để biết quý vị. Để biết tên của quý vị.
Có lẽ quý vị đã kinh nghiệm sự thôi thúc này, mỗi khi muốn sẻ chia, quý vị bị thu hút bởi ý nghĩ muốn biết là cho ai và ở đâu và điều gì mà quý vị sẽ sẻ chia.
Quý vị muốn biết tên của họ.
Tôi nghĩ rằng trực giác này là đúng và tốt. Tất cả chúng ta đều cảm biết rằng ban cho trong bối cảnh có mối quan hệ làm tăng sự biến đổi. Bởi vì trong mối quan hệ đó mà chúng ta có cơ hội cho chính mình được biến đổi.
Cho nên ở đây có 3 cách chúng ta có thể đặt mình vào định hướng đó:
1. Hãy đóng góp trực tiếp trên mạng.
Hãy bắt đầu với cách ban cho một cách riêng tư và dễ dàng nhất.
Theo cách này, bạn có thể vào một trang mạng của một tổ chức từ thiện có uy tín. Bạn có thể chọn một cá nhân mà bạn muốn giúp đỡ, nhìn thấy hình của họ và đọc những thông tin về những điều mà một số tiền nhỏ, thí dụ $25 (đô Mỹ), khi giúp một cách dài hạn sẽ giúp họ vượt qua khỏi những khó khăn đặc biệt nào đó.
Bạn cần biết là tổ chức từ thiện này là một tổ chức “trung gian” – họ làm việc với những tổ chức thiện nguyện địa phương, và những tổ chức này điều hành những công tác từ thiện. Có lần kia tôi đã làm việc trong vai trò là cố vấn cho một tổ chức phục vụ trên 1000 người phụ nữ sống trong những khu ổ chuột ở Căm-bốt.
Những tổ chức như thế này là những tổ chức tín dụng vi mô. Họ làm những công việc giúp đỡ rất tốt, nhưng thường là họ không thể làm việc với những người nghèo khó nhất, bởi vì những người này do không có gì để nuôi gia đình của mình nên nhu cầu là có tiền mặt để mua đồ ăn và có chỗ ngủ. Đời sống của những người trong dạng này là từ tay đến miệng.
Hầu hết những tổ chức từ thiện tín dụng vi mô này hoạt động hữu hiệu nhất với những người nghèo khó đang có việc làm hơn là với những người cùng khổ nhất.
Nhưng đừng để điều này làm bạn thất vọng vì “tín dụng vi mô” là một thành phần quan trọng trong chương trình lớn hơn gồm có nhiều thành phần khác nhau cùng làm việc chung để giúp mọi người nghèo khó vượt qua sự nghèo khó của họ.
2. Hãy Đi và Xem Xét rồi trở lại và Đóng Góp.
Một bước sâu xa hơn là đi tham qua với chính mắt mình thấy. Để cho tấm lòng của mình thương khóc. Rồi trở lại và trung tín đóng góp… một cách tận hiến. Những loại chương trình mà nhiều nơi đang thực hiện như “chuyến đi ngắn” hay “sứ mạng ngắn” vv… chú trọng đến sự xây dựng mối quan hệ thương xót và đóng góp lâu dài hơn là cách đóng góp mỗi hai tuần một số tiền nhỏ. Trọng tâm của các chương trình này là xây dựng một tinh thần cam kết đóng góp lâu dài để hướng đến sự thay đổi nếp sống hơn là một sự giúp đỡ để giải quyết nhanh và tạm thời.
Thực sự, bạn có thể quay trở lại nhiều lần, xây dựng mối liên hệ sâu xa hơn với những người mà bạn gặp mỗi lần đến. Nếu được, hãy đến thăm tổ chức nào cho phép bạn hòa mình với những người nghèo khó bằng cách cho bạn sống chung với một gia đình địa phương. Bạn sẽ hiểu rõ hơn hoàn cảnh sống và nhu cầu sâu xa của họ hơn là chỉ nhìn thấy họ từ xa.
Khi đi như vậy, đừng làm tài khôn hay hành động vượt qua tổ chức từ thiện mà bạn kết nối – thường là bằng cách đưa thẳng tiền mặt cho người nghèo khó mà bạn gặp. Làm như vậy, bạn đang vô tình hủy hoại mối quan hệ mong manh mà tổ chức từ thiện đang xây dựng với những người nghèo.
Thay vì vậy, hãy hạ mình làm theo sự khôn ngoan của những người đã làm việc tại chỗ. Họ biết rõ văn hóa và hoàn cảnh và cách tốt nhất để làm cho cộng đồng địa phương vững mạnh. Họ sẽ chỉ dẩn bạn cách tốt nhất để “cho.”
Và nhớ rằng – đừng lãng mạn hóa những người nghèo khó bạn gặp được trong một chuyến mission ngắn nhưng lại coi thường hay sợ hãi những người nghèo khó mà bạn gặp ở nơi bạn đang sinh sống, có khi là ở trước cửa nhà bạn.
3. Đồng Hành với những Người Cô Đơn Độc Hành.
Ở điểm này, bạn đã sẵn sàng ở mức “quan hệ sâu xa” với người nghèo khó? Ở đây bạn không chỉ biết tên của họ, nhưng họ trở nên bạn hữu hay thậm chí gia đình của bạn?
Tôi đặc biệt sốt sắng về ý nghĩ này, bởi vì nó đặt nền cho khải tượng của phong trào mà tôi đang hướng dẫn ở thế giới không phải là Phương Tây, gọi là “Những Người Đồng Hành” (Alongsiders). Chúng tôi tin rằng mỗi một người sống theo Chúa Giê-su có thể đồng hành với một người nghèo khó trong khu vực địa phương của mình.
Đặc biệt chúng tôi tập hợp và trang bị cho những người trẻ ở Á Châu và Phi Châu trong lứa tuổi 16 đến 30 để đồng hành với những trẻ em trong tình trạng có nhu cầu quan yếu, trong chính cộng đồng của các em.
Nhưng đừng lo ngại về khoảng lứa tuổi mà chúng tôi đề ra – ai cũng có thể làm điều này được. Chỉ đơn giản là “hãy yêu thương người lân cận” như Chúa Giê-su dạy dỗ.
Khi mối liên hệ này được hình thành, chúng cho phép một cách sẻ chia sâu xa và tốt đẹp hơn – trong tinh thần cùng sẻ chia chung với nhau. Ở mức độ liên hệ này, bạn cho nhiều để nhận vào cũng nhiều như vậy. Bởi vì quan hệ này là cho và nhận lại. Đây là cách chia sẻ cho người nghèo khó có tác động mạnh nhất – khi mà bạn cũng sẵn sàng học hỏi và được biến đổi chính mình trong hành trình sẻ chia với họ.
Bạn đã sẵn sàng làm một điều gì mới mẽ? Đồng hành với người nghèo khổ để sẻ chia.
Craig Greenfield (@craigasauros) là người sáng lập tổ chức “Đồng Hành Quốc Tế” Alongsiders International tác giả cuốn sách Subversive Jesus: An Adventure in Justice, Mercy, and Faithfulness in a Broken World (Zondervan, 2016). Ông hoạt động trong những khu ổ chuột với những cộng đồng nghèo khó trong 15 năm qua. Nhiệt tình của ông là truyền thông tấm lòng của Chúa cho những người nghèo khó trên thế giới.
DTCMS
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)