Sống Với Những Khó Khăn Của Giai Đoạn Chuyển Tiếp

Share

Cho dù bạn có hay không có ở trong thời kỳ chuyển tiếp, những bước này sẽ giúp bạn tiến bước với nguồn vui và đức tin vững vàng.

Chúa là Vầng Đá. Dẫn tôi đến Vầng Đá cao hơn tôi. Cho tôi nương náu dưới Vầng Đá (ý tưởng xuyên suốt Thi Thiên).

Bạn vừa rời khỏi một công việc (vị trí, nơi phục vụ, mục vụ, vv.) và bạn đang chuẩn bị cho cái kế tiếp. Bạn cần làm gì đang trong lúc này?

Bạn đã mất đi người phối ngẫu trong nhiều năm, vì qua đời hay ly dị hay một lý do khác. Bạn làm gi từ nay cho đến lúc có những cánh cửa mở ra trước mặt bạn?

Bạn vừa chuyển từ con nhà duy nhất bạn từng biết đến một thành phố hay xứ khác, và bạn thấy khó khăn. Làm gì bây giờ?

Hãy Chăm Nhìn Đến Vầng Đá.

Thay đổi gây ra khó khăn. Nhưng nó cũng có thể là những cơ hội ban cho hay thay đổi cuộc sống.

Sự sống là về thay đổi. Ai không thích thay đổi sẽ có nhiều rắc rối trong cuộc sống. Cơ đốc nhân nào không thể xử lý được sự thay đổi sẽ gặp những vấn đề trong hành trình theo Chúa Giê-xu.

Xin kể ra ở đây mười đề nghị về cách tận dụng tốt nhất thời gian chuyển tiếp:

1. HÃY ĐI BỘ MỘT MÌNH TRÊN MỘT QUÃNG ĐƯỜNG DÀI VÀ LUÔN NÓI CHUYỆN VỚI CHÚA.

Tốt nhất là thay đổi bằng cuộc nói chuyện với Chúa, sau đó yên lặng trong một thời gian. Khi có một sự thúc giục trổi lên trong bạn, hãy nói chuyện thêm với Ngài, rồi lại im lặng. Làm điều này trong mỗi ngày; một tiếng đồng hồ nếu có thể được.

2. ĐỌC VÀ SỐNG TRONG THI THIÊN.

Sách Thi Thiên – Sách Các Bài Ca Ngợi Của Y-sơ-ra-ên – “nắm lấy” bạn. Bạn không phải là người đầu tiên cảm thấy bị bỏ rơi hay cô đơn hay bị phản bội hay lo lắng. Bạn sẽ thấy có hơn một bài Thi thiên được viết cứ như là cho tâm trí của bạn. Lúc đó, hãy đặt mình vào và sống với những gì của những đoạn đó. Hãy viết ra và công bố chúng. Viết chúng ra và giữ ở nơi bạn có thể thường xuyên đọc được chúng.

3. HÃY BẬN TÂM LÀM NHỮNG ĐIỀU TÍCH CỰC.

Điều xấu nhất bạn làm là ngồi ì quanh nhà và chờ điện thoại gọi đến. Hay là cứ mãi xem TV. Hay chơi trên computer suốt ngày. Hay phản ứng quá mức.

Tôi thật thích thú khi biết ra một phần quan trọng của sự tư vấn cho những ai đang than khóc về chồng hay vợ đã qua đời là: làm giường. Ý tưởng của điều này là (1) đóng lại sự thúc giực bỏ ra cả ngày bên giường ngủ, (b) bắt đầu một ngày của bạn bằng cách làm “điều gì đó tích cực,” dù đó là chuyện nhỏ, (c) giữ nhà cửa sạch sẽ gọn gang. Một phòng ngủ bầy hầy làm thêm trầm cảm!

4. RA KHỎI NHÀ.

Việc gì hay ai cần bạn động chạm đến hôm nay? Điều gì bạn có thể làm để tạo ra một sự khác biệt, dù nhỏ, trong đời sống của một ai đó? Tôi để nghị các Mục sư dạy một lớp học Kinh Thánh, bắt đầu với một buổi học Kinh Thánh ở nhà của họ. Hỏi Mục sư Quản Nhiệm xem điều gị họ có thể làm để gánh nặng của ông/bà được nhẹ bớt. Hay là đi thăm hay đi tìm một nhà dưỡng lão cần có bạn lo một buổi thờ phượng hay thăm người bệnh trong phòng của họ/

5. BẮT ĐẦU VIẾT NHẬT KÝ.

Hãy viết xuống. Đem những tư tưởng của bạn vào trong một cuốn sách. Những gì đang đi qua tâm trí của bạn? Thu lại. Bạn đang cầu nguyện những gì? Viết xuống. Những gì đang xảy ra mà bạn muốn nhớ? Đừng cho rằng sau này bạn có thể nhớ ra, hãy viết thành một cuốn sách. Bạn sẽ thấy đó là một phương cách tuyệt vời, nhưng cũng hữu dụng cho tương lai khi bạn (hay một ai đó gần bạn) sẽ trãi qua một thời kỳ chuyển tiếp tương tự.

6. GIỮ GÌN NHỮNG QUAN HỆ TÌNH BẠN THÂN THIẾT. 

Nếu những bạn thân sống ở gần, hãy rủ một vài người đi uống cà phê. Nếu họ sống ở xa, tạo cơ hội đến thăm họ. Bạn cần những người bạn mạnh mẽ trong đời sống của bạn ngay vào lúc như vầy là người biết bạn và yêu mến bạn nhất. Điều này cho thấy hiển nhiên là mạng xã hội rất quan trọng.

7. GẮN BÓ VỚI HỘI THÁNH.

Bạn cần ngồi trong một nơi thờ phượng và cùng hát với dân Chúa, để cầu nguyện và đem của tế lễ của bạn và lắng nghe bài giảng. Bạn cần nối kết với những người theo Chúa quanh bạn. Hãy tránh chuyện chấm điểm “những thứ này có làm được chuyện gì tốt không?” Chẳng có gì tốt đến từ kiểu suy nghĩ đó. Thờ phượng cũng như cầu nguyện và hàng ngàn hành động khác của đời sống Cơ Đốc: Tất cả là của đức tin. Bạn làm những điều như thế và để mọi sự còn lại cho Chúa xử dụng theo cách Ngài đẹp lòng.

8. ĂN UỐNG LÀNH MẠNH.

Tôi là một thầy giảng Báp-tít và không phải là một chuyên viên về chế độ ăn uống, nên tôi không phải là người định ra điều này. Tôi mong là mỗi một người chúng ta biết rằng khi chúng ta làm sai và chúng ta biết rằng ăn uống đúng cách thì phải có trái cây và rau cải và những thực phẩm như vậy. “Bạn là cái mà bạn ăn vào” là một câu nói rất đúng, khi mà thức ăn là nhiên liệu của chúng ta.

9. HẪY RÕ RÀNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN.

Điều gì chính xác là điều bạn cần Chúa làm cho mình? Hãy cho Ngài biết. Hãy đặt thành lời. Hãy nhớ lại người ăn xin mù ở Giê-ri-cô, người có tên là Ba-ti-mê (cuối Lu-ca 18). Khi ông nghe những lời “Giê-xu người Na-xa-rét” tiến vào trong thành, ông kêu lớn lên, “Giê-xu! Con cháu Đa-vít! Xin thương xót tôi!” Ông cứ cầu nguyện lập đi lập lại như vậy. Rồi cuối cùng khi đứng trước Chúa, Chúa Giê-xu hỏi ông, “Ngươi muốn ta làm gì cho ngươi?” Nếu bạn và tôi cũng ở đó thì chúng ta sẽ muốn nói, “Chúa ơi, Ngài đã nghe ông ta. Ngài thấy ông ta. Người đàn ông nghèo khó này bị mù. Ông cần phải được tắm từ năm ngoái và phải được cắt tóc từ năm trước nữa. Ông cần được chữa lành.” Nhưng câu hỏi không phải là cho chúng ta/

Ba-ti-mê cầu xin sự thương xót. Đó là một khái niệm vĩ đại và bao gồm nhiều điều: một món quà bằng tiền, một chương trình huấn luyện cho người mù, một nơi ăn xin tốt hơn, một lời quở trách những người đã đối xử tệ với ông, quần áo và thức ăn vv. Thế nên Chúa nói, “Hãy rõ ràng cụ thể, điều ngươi cầu xin là gì?” Và ông ta nói, “Chúa ơi, con muốn thấy được.” Vậy nên, điều bạn đang cần có là gì? Hãy cho Chúa biết.

10. CƯỜI LÊN TRONG MỖI NGÀY.

Khi tôi chịu xạ trị (ở đầu, cổ và vai mỗi ngày trong 2 tháng. Ôi!), tôi thật là thê thảm. Và từ khi không cười được trong lúc như thế – lý do đã quá rõ – tôi chuyển sang kế hoạch thứ hai. Trong nhiều năm tôi đã lưu giữ mỗi số báo Reader’ Digest. Tôi đánh dấu những câu chuyện khôi hài hấp dẫn với tôi. Mỗi sáng tôi lại lấy ra một số báo và đọc mọi thứ mà tôi đã đánh dấu. Hết sáng này đến sáng nọ. Đó thật là “giải cứu.”

Một ngày nào đó bạn sẽ nhìn lại những giai đoạn chuyển tiếp trong đời mình như là những biến cố lạ thường và thay đổi đời sống nhiều nhất. Bạn sẽ hãnh diện làm sao khi bạn vẫn gần gũi Chúa và chờ đợi Ngài ban cho chương trình tốt nhất thay vì phải chạy trước Ngài với sự không kiên nhẫn của con người bạn. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.

 

DTCMS

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan