Đừng xét đoán ai để các con khỏi bị xét đoán. Vì các con xét đoán người ta thể nào thì họ cũng xét đoán các con thể ấy, các con lường cho người ta mực nào thì họ cũng sẽ lường cho các con mực ấy. Sao con thấy cái dằm trong mắt anh em, mà lại không thấy cây đà trong mắt mình?
– Ma-thi-ơ 7:1-3
Đoán Xét Người Khác
“Đừng đoán xét ai cả” là một trong những câu Kinh Thánh phổ biến nhất trong xã hội của chúng ta, đặc biệt giữa vòng những người không phải là Cơ-Đốc nhân.
Điều này dường như phù hợp với hai giả định cơ bản nhất của xã hội chúng ta – (1) tôn giáo là việc riêng tư, còn (2) đạo đức thì tương đối.
Người ta thích việc nói, “đừng đoán xét” bởi vì điều đó dường như đã trở nên một cách nói khéo rằng, “Bạn không thể nói với tôi rằng tôi đã sai.” Khi bắt đầu đánh giá công khai về bất kỳ vấn đề đạo đức nào thì bạn sẽ thấy câu này nhanh chóng được thốt ra như một vũ khí làm đánh lạc hướng.
Vấn đề là, Chúa Giê-su – Đấng đã nói ra những lời này không có định kiến trước của chúng ta về việc tôn giáo mang tính riêng tư và đạo đức chỉ tương đối. Ngài liên tục đưa ra những phán xét một cách công khai, nhiều trong số những sự phán xét của Ngài rất mạnh mẽ.
Trong Giăng 7:7, Ngài đã nói với các anh em của Ngài rằng thế gian ghét Ngài “vì anh đã chứng minh cho thế gian biết rằng công việc của họ là xấu xa.” Vì thế, Ngài không thể có ý nói rằng tất cả chúng ta được giả định để phản ứng lại và nói rằng, “Ồ, mỗi người là một điều riêng biệt. Tôi là ai mà xét đoán?”
Bạn đoán xét một ai đó không phải là khi bạn đánh giá vị trí của họ mà là khi bạn bác bỏ họ là một con người.
Chúa Giê-su nói với người ta rằng công việc của họ là xấu xa. Dù vậy Giăng 3:17 nói rằng Đức Chúa Trời không sai Chúa Giê-su đến để phán xét thế gian, nhưng để cứu thế gian. Có một sự khác biệt giữa việc nói lên một sự thật phũ phàng và đoán xét.
Sự lên án vượt hơn việc chỉ nói rằng, “Điều này sai rồi,” đến việc nói, “Tôi không muốn thấy mặt bạn nữa.”
Điều đó có nghĩa là những gì bạn làm sau khi bạn nói ra sự thật với ai đó là điều quyết định việc bạn có lên án hay đoán xét họ không. Khi Chúa Giê-su nói với chúng ta sự thật phũ phàng về tội lỗi của chúng ta, Ngài đã đưa chúng ta đến gần Ngài. Ngài đã khiến cho chúng ta, ngay cả khi còn là những tội nhân trở nên những người bạn của Ngài.
Thuốc giải độc cho việc đoán xét người khác là ghi nhớ Lời Chúa. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn đã đoán xét người khác (bởi vì bạn đã quên Lời Chúa).
Bạn đang đoán xét người khác nếu:
1. Bạn tức giận đối với tội lỗi của người khác hơn là xấu hỗ với chính những lỗi lầm của mình.
Dietrich Bonhoeffer nói rằng một trong những dấu hiệu trước tiên của Cơ-Đốc nhân trưởng thành là sự thất vọng với sự giả hình của giáo hội và mong muốn lìa khỏi nơi đó.
Nhưng dấu hiệu của sự tăng trưởng tiếp theo là nhận ra rằng cùng một sự giả hình đó trong giáo hội cũng hiện diện trong chính mình. Chúng ta liên tục đối diện với người khác về tội lỗi của họ nhưng cùng lúc đó cũng luôn luôn nhận ra một cách đau đớn về tội lỗi của mình.
2. Bạn từ chối việc tha thứ (hoặc khi bạn tha thứ thì bạn từ chối việc quên đi).
Từ chối tha thứ cho ai đó là làm lơ không biết gì về sự vĩ đại của những điều Đức Chúa Trời đã tha thứ cho bạn. Một người nói, “tôi tha thứ nhưng tôi không quên” cũng giống như điều tôi đã từng nghe nói rằng, “sự nổi bật không có gì khác biệt”. Đó chỉ là cách nói khác của việc nói rằng, “Lúc nào tôi cũng sẽ nhắc bạn nhớ những điều bạn đã làm cho tôi và sử dụng nó như lí do chính đáng cho việc lạnh lùng với bạn.” Nói cách khác, như thế thì không phải là tha thứ gì cả.
Sự tha thứ có nghĩa là sự tha nợ và đáp trả lại bằng tình yêu thương và lòng tốt.
3. Bạn đã “cắt đứt” những người không đồng ý với bạn.
Đây là thực chất của sự đoán xét: Khi bạn không đồng ý cách mạnh mẽ với một ai đó – một số thứ như đức tin hay đạo đức hay chính trị, và vì bạn không thể đồng ý nên bạn đã cắt đứt mối liên hệ với họ. Bạn đã bao giờ hủy kết bạn với ai đó trên Facebook chỉ vì họ không đồng ý với bạn? Bạn nói rằng, về bản chất, “Chúng ta không thể thật sự là bạn bè nếu chúng ta không đồng ý về vấn đề này.” Câu nói cuối cùng của sự đoán xét là, “Hãy rời khỏi tôi.”
Hãy nghe tôi một cách nhân từ về điều này: Bạn phải yêu người kia nhiều hơn bạn yêu vị trí của bạn trong một vấn đề nào đó. Điều đó không có nghĩa là bạn thỏa hiệp vị trí của mình hoặc thất bại trong việc tuyên bố nó. Nhưng điều đó có nghĩa là bạn cần phải kết ước để yêu thương những người mà không đồng ý với bạn một cách kịch liệt.
Ví dụ tốt nhất cho điều này là giữa Chúa Giê-su và Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Ngay cả sau khi Giu-đa đã phản bội Ngài, Chúa Giê-su đã nói với ông ta, “Hỡi bạn, tại sao con đến đây?”
Bạn.
Chúa Giê-su đã trao bàn tay bạn hữu cho ông tavà cho chúng ta! Khi chúng ta là kẻ phản bội Ngài. Làm thế nào mà chúng ta có thể nói “ hãy rời khỏi tôi” với một ai đó khi ngay cả Đức Chúa Trời không nói điều đó với chúng ta?
4. Bạn ngồi lê đôi mách.
Điều khiến việc ngồi lê đôi mách trở nên nguy hiểm là bạn đang đoán xét ai đó mà không cho họ cơ hội thay đổi. Ít nhất nếu bạn đoán xét thẳng vào mặt ai đó thì họ có thể làm gì đó với sự đoán xét đó.
(Và đừng gắn mặt nạ về việc đoán xét người khác trong hình thức một “lời cầu nguyện” hoặc như người Miền Nam Hoa Kỳ cổ điển có câu nói “bless his heart” [Nó có thể được sử dụng như một tiền thân cho một sự xúc phạm để làm dịu cú đánh – DG])
5. Bạn từ chối để tiếp nhận những lời chỉ trích.
Tại sao bạn ghét những lời chỉ trích? Có phải lí do là bạn ghét để thừa nhận lỗi lầm của mình không?
Nhưng nếu bạn hiểu Lời Chúa, thì những lời chỉ trích sẽ không làm bạn ngạc nhiên. Vì vậy, khi những người khác chỉ ra sự trụy lạc của bạn thì bạn sẽ có thể nói, “À, dĩ nhiên. Trên thực tế, tôi có thể đã nói với bạn một hoặc hai điều mà bạn vừa nói với tôi nhưng bạn đã không chú ý!”
6. Bạn từ chối để sửa sai vị trí của ai đó.
Trớ trêu cảnh giác. Là một Cơ đốc nhân, khi bạn từ chối sửa sai một người nào đó, thì điều đó rơi vào một trong hai lý do: (1) Bạn không tin Kinh Thánh là thật, hoặc (2) Bạn không nghĩ người khác có thể thật sự thay đổi.
Nhưng bởi việc giả định người khác không thay đổi và không chịu lắng nghe, bạn đã đoán xét và lên án họ ngay từ đầu. Bạn đã gửi lại cho họ tội lỗi của họ mà không bao giờ cho họ cơ hội nhận được ân điển.
Điều này dẫn tôi đến điểm cuối cùng,
7. Bạn đối xử với một người nào đó theo cách như là họ không còn hi vọng.
Xin lắng nghe, chúng ta phục vụ Đấng Cứu thế khiến người chết sống lại. Không nên sử dụng cụm từ này nếu chúng ta nghĩ ai đó đã hết hi vọng. Thật ra, chúng ta nếu không có Chúa thì đều vô vọng cả.
Nhưng nếu chúng ta giữ miệng mình đóng vì cớ chúng ta nghĩ rằng ai đó đã hết hi vọng – hoặc thật tồi tệ, nếu chúng ta chỉ sợ một sự giao tiếp khó khăn, thì chúng ta đang nói rằng chúng ta muốn bạn bè của chúng ta chịu hậu quả đầy đủ về tội lỗi của họ hơn là cất lên tiếng nói.
Bạn sẽ ra sao nếu không có sự can đảm của những người khác để nói lên những sự thật khó nói trong cuộc sống của bạn? Có một sự quân bình giữa ân điển và lẽ thật. Vì thế đừng đoán xét người khác bằng cách giữ lại sự thật. Thế nên đừng đoán xét người khác bởi việc nói sự thật mà không có ân điển. Thay vào đó, hãy cho họ ân điển và lẽ thật của Tin Lành.
Lẽ thật không có ân điển là chủ nghĩa phán xét cứng nhắc; ân điển không có lẽ thật là cảm xúc tự do phóng túng.
Tin Lành bao gồm cả ân điển và lẽ thật.
Barnabars Huỳnh
(Lược dịch theo: churchleaders.com)