Làn Ranh Giới Giữa Tự Tin Và Kiêu Ngạo

Share

Chúng ta kêu gọi các lãnh đạo hãy tự tin, nhưng chúng ta nổi giận khi họ trở nên kiêu ngạo. Chúng khác nhau ra sao? Tự điển nói rằng kiêu ngạo là tự cao, tôn cái tôi lên, và tự thổi phồng lên sự quan trọng của mình trong khi tự tin là tình trạng tỏ ra chắc chắn. Khi một người kiêu ngạo làm khó bạn, bạn không nghĩ về một sắc thái cá tính giữa tự tin v và kiêu ngạo. Bạn cảm nhận nó ngay một cách đơn giản.

Người chăn bầy phải giảng dạy cách mạnh dạn và hướng dẫn một cách tự tin. Nền tảng Kinh Thánh đem đến sự bảo đảm này. Nhưng khi những lãnh đạo hội thánh bắt đầu dựa trên khả năng riêng của mình, sự kiêu ngạo bắt đầu xây đắp, đặc biệt khi hội thánh đang phát triển. Sự kiêu ngạo là chất xúc tác cho việc xây dựng vương quốc riêng của mình thay vì vương quốc Đức Chúa Trời. Thế nào là khi sự tự tin bị sa sút thành sự kiêu ngạo?

Thường xuyên bảo vệ mình. 

Mỗi một người lãnh đạo có những giây phút “bảo vệ mình.” Sau cùng thì những lãnh đạo thu hút mọi sự chú ý hơn – và vì thế chịu nhiều sự chỉ trích – về những quyết định họ làm. Đúng thế. Nhưng khi phản ứng có sẵn khi bị bình phẩm là bảo vệ mình, thì đó có nghĩa là có lý do cho chúng ta quan tâm. Thường xuyên bảo vệ mình là một dấu hiệu cho thấy người lãnh đạo dựa vào chính mình quá nhiều. Và điều đó là một trong những cột trụ của sự kiêu ngạo.

Tinh thần “mục vụ được bảo hộ”

Khi mà các mục vụ trở thành “con cưng của tôi,” những quyết định kiêu ngạo trở nên tiêu chuẩn. Những lãnh đạo hội thánh phải làm mọi điều cần thiết để dấy lên các mục vụ của họ. Tuy nhiên, khi họ tiến triển mục vụ của họ bằng cái giá trả là những mục vụ khác, đó là dấu hiệu sự tự tin biến chất trở thành sự kiêu ngạo. Mục vụ hội thánh không phải là trò chơi với những con số 0 để rồi trong đó một kết quả trong một lãnh vực này đến bằng sự trả giá của một lãnh vực khác. Mục vụ tốt và những lãnh đạo tự tin luôn đồng cảm và đồng tiến.

Rập khuôn. 

Bắt chước những lãnh đạo trưởng thành khác là điều phù hợp với Kinh Thánh, nếu mục tiêu của sự bắt chước này là trở nên giống như Đấng Christ.

Bắt chước những người khác chỉ để lập được những kết quả như của họ là sự kiêu ngạo. Thường xuyên so sánh mình với những lãnh đạo thành công khác là một dạng mục vụ của sự ganh tị.

Dùng tri thức như là một vũ khí.

Một trong những lời khuyên vĩ đại nhất mà tôi từng nhận được đến từ một thành viên trong ủy ban nhân sự của hội thánh, là một người trầm lặng như thánh thiện. “Mục sư ơi, thật là tốt khi ông học hỏi, nhưng đừng dùng tri thức của mình như là một khí giới.” Những lời đó xoáy vào tôi. Chỉ vì bạn biết hơn người khác một ít điều không có nghĩa là bạn có quyền dùng tri thức để hạ thấp những người khác. Chỉ những lãnh đạo kiêu ngạo dùng tri thức của họ để lên cao bằng cách đạp trên những người theo mình. Chủ nghĩa toàn tri không có chỗ trong hội thánh.

Tự nâng cao mình.

Điều này rất hiển nhiên. Nếu tất cả những thí dụ bài giảng đều là về bạn, bạn có vấn đề kiêu ngạo. Nếu tất cả những điều bạn đưa lên mạng là về mình, bạn có vấn đề kiêu ngạo. Vấn đề với người tự nâng cao mình lên là họ không nhận ra là họ có vấn đề. Thế là cái chu kỳ kiêu ngạo – tự nâng cao mình xảy ra.

Mạnh dạn và vững tin là đúng theo kinh thánh. Kiêu ngạo là hủy hoại. Phân biện sự khác nhau giữa tự tin và kiêu ngạo có thể khó. Tính thường xuyên bảo vệ mình, bảo hộ mục vụ của mình, bắt chước, tôi biết hết, và tự đề cao mình là những dấu hiệu cảnh báo chính yếu về sự kiêu ngạo.

 

Ngọc Nga

(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan