Tác giả bài viết – Chris Palusky là Chủ Tịch và Tổng Giám Đốc của Bethany Christian Services, một cơ quan không vụ lợi Cơ Đốc quốc tế với sứ mạng thay đổi thế giới qua gia đình – chia sẻ về một ý nghĩa của Ma-thi-ơ 25 kêu gọi Cơ đốc nhân và hội thánh hãy đáp lời kêu gọi của Chúa Giê-xu dấn thân vào sứ mạng yêu thương, chăm sóc và phục hồi cho những trẻ em và gia đình, đặc biệt đang trong những hoàn cảnh nguy khốn.
Trong Ma-thi-ơ 25, Chúa Giê-xu kể một câu chuyện về sự phân chia mọi người trên đất thành hai nhóm: chiên hay dê. Ngài khen ngợi những con chiên và đoán phạt những con dê.
Tôi suy nghĩ về lời dạy này trong mỗi ngày. Những bài học từ phân đoạn này thúc đẩy tôi và chúng hướng dẫn mục vụ của chúng tôi ở Bethany Christian Services. Nếu Chúa Giê-xu muốn những người theo Ngài giống như chiên, chúng ta cần biết điều gì Ngài muốn nói và làm gì về chúng.
Hãy bắt đầu với những con dê. Đặc điểm của những con dê là xô đẩy, tự lực. Chúng có tính độc lập và nghĩ rằng chúng là tốt nhất. Những con dê không đáp ứng được với sự chăn chiên. Nhưng Chúa Giê-xu thường xuyên nói về Ngài như là người chăn và những người theo Ngài như là chiên. Tương phản với những con dê, những con chiên thì mềm mại, gắn bó với nhau, và chúng dựa trên người chăn của chúng. Chính những phẩm chất này giúp chúng ta hiểu lòng Đức Chúa Trời muốn về sự phục vụ thương xót trong và qua chúng ta.
Chúa Giê-xu giải thích tại sao Ngài gọi những con chiên là “công chính”: “Ta đói và các ngươi cho ta thức ăn, Ta khát và các ngươi cho ta uống, Ta là khách lạ và các ngươi mời ta vào nhà.” Khi họ hỏi Ngài: “Lạy Chúa, khi nào chúng con đã thấy Chúa đói và cho Ngài ăn?” Ngài nói với họ: “Quả thật ta nói cùng các người, bất cứ khi nào các ngươi làm điều này cho một trong những anh chị em nhỏ nhất của Ta là các ngươi đã làm cho Ta.”
Ai là những “anh chị em nhỏ nhất này”? Họ là những người yếu đuối nhất trong vòng chúng ta. 140 triệu trẻ em mồ côi ở khắp nơi trên thế giới. 80 triệu người bị áp bức ra khỏi nhà của họ bởi bạo lực, tranh chấp và bắt bớ. Trên 125.000 trẻ em ở Hoa Kỳ trong hệ thống chăm sóc tạm đang chờ đợi được nhận làm con nuôi.
Những con số thật tràn ngập. Chúng ta phải nhớ rằng mỗi một con số có một cái tên, mỗi cái tên là một câu chuyện, và mỗi câu chuyện là quan trọng với Đức Chúa Trời. Và nếu những câu chuyện này là quan trọng với, chúng phải là quan trọng với chúng ta.
Sứ điệp của Chúa Giê-su trong Ma-thi-ơ 25 thật đơn giản: Chúng ta được kêu gọi để yêu kính Chúa bằng cách yêu thương người đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn. Giảng về tình yêu của Chúa Giê-xu là không đủ; chúng ta cần bước đi điều nói chuyện. Khi chúng ta hành động nhân từ với một người trong chỗ nguy yếu, chúng ta đang làm điều đó cho Chúa Giê-xu. Có một khoảng trống rõ ràng giữa cách Chúa nhìn đến con người và cách thế gian nhìn con người. Cho đến khi mỗi một người được an toàn, yêu thương và kết nối, chúng ta phải đứng lên, nói lên, và bảo hộ cho nhau. Có nghĩa là hãy mở cửa nhà của chúng ta – những nơi “thánh” nhất của chúng ta – cho những người đang bị nguy yếu nhất. Có nghĩa là hãy chia sẻ thức ăn, thời giờ và kho báu của chúng ta cho những người có những nhu cầu rất lớn lao hơn của chúng ta. Chúa Giê-xu đặc biệt dùng chữ “khách lạ” để nhấn mạnh rằng chúng ta không thể giới hạn sự phục vụ của chúng ta chỉ cho những người chúng ta biết; sự phục vụ Cơ đốc tạo ảnh hưởng nhất không chỉ là dành cho những người chúng ta không biết, nhưng cũng vươn ra trong mọi cách đến với những kẻ thù của chúng ta.
Tại chương trình Phục Vụ Cơ Đốc Bethany (Bethany Christian Services), sứ mạng và đặc ân của chúng tôi là bày tỏ tình yêu và lòng thương xót của Chúa Giê-xu Christ bằng cách bảo vệ các trẻ em, tạo năng lực cho các thanh thiếu niên, và làm mạnh mẽ những gia đình nguy yếu. Gia đình nắm giữ một quyền năng không ngờ được để kết nối, nâng cao, và biết đổi những đời sống của những cá nhân. Chúa Giê-xu chính Ngài “đặt các con trẻ vào tay của Ngài, đặt tay trên chúng và chúc phước cho chúng,” nói với những người theo Ngài, “Hãy để con trẻ đến cùng Ta, đừng ngăn cấm chúng, vì vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về những ai giống như các con trẻ ấy” (Mác 10:13-16, BTTHĐ 2010).
Gia đình có thể thay đổi thế giới. Nghiên cứu cho thấy là các trẻ em tiến bộ khi chúng ở trong những gia đình yêu thương – nghiên cứu được hỗ trợ bởi Kinh Thánh. Ê-phê-sô 3:15 bảo chúng ta là “nhờ Ngài mà mọi gia đình trên trời, dưới đất được đặt tên” bởi Đức Chúa Trời. Tương tự, Châm Ngôn 22:6 dạy: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, Để khi trở về già, nó cũng không lìa khỏi đó.” Đây là lý do Bethany cam kết cộng tác với các hội thánh trên thế giới để tìm những gia đình cho các con trẻ. Con trẻ có thể cảm thấy an ninh, được yêu thương và được mong muốn chỉ bởi một gia đình.
Thật khó cho các gia đình hiệp chung được khi họ đối diện với những tình trạng nguy khốn – chiến tranh, nghèo đói, nghiện ngập, hay sức khỏe tâm thần vật vã. Thường thì những thách thức này xảy ra cùng lúc với nhau. Khi các gia đình bị nạn, con trẻ là người chịu đau khổ nhất. Đây là lý do Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta hỗ trợ các gia đình trong cơn nguy khốn của họ.
Tôi từng thấy những cuộc đời được biến đổi vô cùng qua những nguyên tắc căn bản của sự tiếp đón theo Kinh Thánh. Tôi đã thấy những gia đình tan vỡ được xây dựng trở lại. Tôi từng thấy những gia đình mới được sáng tạo nên. Tôi thấy những con trẻ được đoàn tụ lại với những người thân trong gia đình mà chúng tưởng là đã chết.
Sứ điệp của Chúa Giê-xu trong Ma-thi-ơ 25 đi sâu hơn là chỉ mời những khách lạ đói khát vào và cho họ ăn uống. Bữa ăn không phải là điều quan trọng nhất nhưng chính là tình yêu và sự chăm sóc mà bữa ăn đó bày tỏ ra. Phục vụ vượt ra mức những món quà hữu hình để đến những giá trị vô hình – được thấy và được yêu, và được có giá trị là con trẻ của Đức Chúa Trời.
Nếu bạn cảm nhận được kêu gọi để chào đón một người khách lạ, hỗ trợ một gia đình đang khốn khổ, hay mở cửa nhà bạn cho một con trẻ đang cần, hãy vào trang Bethany.org.
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: thenivbible.com)