Hãy Tha Thứ Và Để Linh Hồn Bạn Tự Do!

Share

Bác sĩ Bill Gaultiere
Giám đốc điều hành mạng lưới Hy Vọng Mới tại Thánh đường Pha-lê
Nhà tâm lý học, www.ChristianSoulCare.com, trình bày.

“Hãy tha thứ và quên đi,” một vài người nói. “Hãy giao nó cho Thượng Đế và tiếp tục với cuộc đời mình,” một vài người kháùc thúc giục. Thường thì không dễ như vậy. Có lẽ bạn đã lớn lên trong một gia đình mà việc bộc lộ ra sự nóng giận không được chấp nhận. Hay nỗi đau và sự xâm phạm dường như quá lớn. Hay là bạn không rõ làm thế nào để tha thứ. Hãy đọc tiếp và bạn sẽ thấy rằng bạn có thể tha thứ và giải phóng linh hồn mình!

Họ cần phải tha thứ

Cha của JoAnne (tên và những dữ kiện cá nhân được thay đổi trong trường hợp này và các trường hợp khác) là một người nghiện rượu và hay chửi rủa cô khi cô còn niên thiếu. Bây giờ cô đã có con cái của chính cô và cô thận trọng khi ở gần cha mình. Có người bảo cô rằng cô cần phải tha thứ cho ông và “để chuyện đó lại đằng sau cô” vì lợi ích của những đứa con mình. Cô ta đã luôn cố gắng thực hiện điều này suốt mấy năm nay, nhưng những cái tên xấu xa mà ông thường đặt cho cô, nét mặt giận dữ của ông, cách cư xử của ông khi say rượu vẫn còn làm cho cô khó chịu.

Tương tự, vợ của Mike ngoại tình với một người bạn trai cũ. Rồi cô ta kết thúc cuộc hôn nhân của họ và dắt ba đứa con đi theo mình. Mike sững sờ. Rồi anh ta trở nên giận dữ. Anh ta mất đi gia đình mình, nhà cửa, những ước mơ, cuộc sống của mình như chính anh đã từng biết. Anh biết rằng Kinh Thánh nói anh cần phải tha thứ cho cô ta, nhưng anh không biếr anh có thể làm được điều đó không.

Ngày này qua ngày khác, những người như JoAnne và Mike đang đương đầu với vấn đề tha thứ đến nói chuyện với tôi như là một cố vấn tâm lý cho Cơ Đốc Nhân. Và không phải chỉ từ những thời niên thiếu đau thương và những bội bạc hủy hoại. Thường thường, các trường hợp ít nguy kịch hơn, nhưng khó khăn dù sao đi nữa thì không kém.

  • Một người bạn bỏ bạn trong lúc cần.
  • Một người cùng sở làm chỉ trích bạn không phải lẽ ở nơi bạn làm việc.
  • Một người hàng xóm tiệc tùng ồn ào cho đến tối khuya sau khi bạn đã tử tế yêu cầu họ yên lặng hơn.
  • Đứa con thành niên của bạn lúc nào cũng quá bận rộn khi bạn gọi.
  • Người hôn phối của bạn nói nặng lời bất chấp bạn yêu cầu người ấy kính trọng bạn.

Gần đây tôi có vấn đề như vầy với một người hàng xóm: ông hay lái xe bất cẩn khi các con tôi đang chơi gần quanh và cứ đậu xe trước thùng rác của tôi và vì thế rác không được lấy đi. Có lẽ bạn cũng có vài vấn đề tha thứ. Chúng ta giải quyết những vấn đề này như thế nào? Làm sao những người như JoAnne và Mike tha thứ những người đã làm sai với họ?

Điều Mà Tha thứ Không Phải Là

Có rất nhiều quan niệm sai lầm về sự tha thứ. Tôi thấy rằng nhiều người không hiểu tha thứ một người có nghĩa là gì.

Tha thứ không phải là sự viện cớ. 

Bạc đãi, bỏ bê con cái (về thể chất hay tình cảm), cầm quyền, bội bạc, vu khống, giận dữ, và những điều tương tự đều là tội lỗi. Khi bạn bị xâm phạm như vậy, thì không thể bỏ qua được. “Ông ta đã cố gắng hết sức mình,” “Cô ta không biết hơn chút nào,” “Cô ta chỉ đang gặp một ngày xấu thôi,” hay “Anh ta chỉ phản ứng lại sự tổn thương của chính mình thôi” là những biện minh mà không thể thay đổi được thực tế của sự bất công. Giải quyết thực sự duy nhất là tha thứ.

Tha thứ không phải là quên đi. 

Một ngạn ngữ xưa nói rằng, “Tha thứ và quên đi” nghe có vẽ hay đó, nhưng nó dẫn sai lạc. Sự tha thứ và sự quên đi không liên hệ gì nhau. Trong nhiều trường hợp, quên đi một tổn thương hay bất công thường có hại. Ví dụ như, nếu một người bạn có thói quen nói xấu về bạn, tốt nhất là bạn nên nhớ điều đó và cẩn thận về những gì bạn chia sẽ. Bằng cách nhớ khi bạn bị xâm phạm bạn có thể phòng ngừa thêm những tổn thương và lầm lỗi. “Kẻ ngu muội làm lại việc ngu dại mình, Khác nào con chó đã mữa ra, rồi liếm lại.” (Proverbs 26:11) Ghi nhớ giúp chúng ta không lập lại điều đau thương.

Tha thứ không phải là bỏ qua. 

Có kỳ để bỏ qua một vi phạm. Nếu một người lạ cắt ngang qua bạn trên xa lộ hay người phối ngẫu của bạn đang có một ngày khó khăn và nóng tính nói chuyện cộc cằn với bạn thì tốt nhất không nên lo lắng về điều đó. “Sự khôn ngoan của người khiến cho người chậm nóng giận; và người lấy danh dự mà bỏ qua tội phạm.” (Châm ngôn 19:11) Trái lại, thật là không lành mạnh cho JoAnne khi bỏ qua những năm chịu đựng những cơn giận dữ và bạc đãi từ cha mình. Cô ta cần được chữa lành và bảo vệ chính mình khỏi bị bạc đãi sau này. Cô ta cần phải tha thứ.

Tha thứ không phải dễ. 

Những tổn thương như JoAnne bị đối xữ bạc bẽo bởi người cha hay say rượu và Mike bị người vợ không chung thủy bội bạc cần có thời gian để tha thứ. Đó không chỉ là vấn đề của một quyết định và nói một lời cầu nguyện ngắn. Đó là một quá trình và đó cũng có thể là một sự tranh đấu nội tâm mà bạn sẽ cần sự giúp đở của Thượng Đế. (Mathiơ 18:20-22).

Tha thứ có thể không bao gồm sự làm hòa. 

Một vài người nghĩ rằng tha thứ một người có nghĩa là banï phải làm hòa với người đó. Khi nào bạn bị xâm phạm bạn cần phải tha thứ. Nhưng bạn chỉ làm hòa nếu và khi làm vậy là an toàn và khôn ngoan. Đối với một người vợ bị đánh đập, làm hòa trước khi chồng mình được giúp đở có nghĩa là tiếp tục bị bạc đãi nữa. Điều đó là không đúng. Trước tiên, cô ta cần được giúp đở cho chính mình để được chửa lành và để đặt ra ranh giới với người chồng. Sau đó cô ta cần phải thấy anh ta được thay đổi. Sau đó, và chỉ sau đó là lúc cho cô làm hòa. (Ma-thi-ơ 18:15-17 sơ lược quá trình giải hòa.)

Tha thứ không phải là xứng đáng được tha. 

Không ai “xứng đáng” được tha. Sự tha thứ không phải là điều mà chúng ta có thể cố gắng mà được. Một việc bất công đã làm xong và Thượng Đế và người bị tổn phạm có thể chọn để ban cho hay không món quà của sự tha thứ. Dĩ nhiên, Thượng Đế luôn luôn chọn cho chúng ta món quà này bởi vì Ngài yêu thương chúng ta và chúng ta đáng giá! Và khi chúng ta ban đi món quà của Thượng Đế đến những người khác chúng ta có thể cảm quý sự tha thứ của Ngài cho tội lỗi của chúng ta. “Vì nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi.” (Mathiơ 6:14)

Động cơ để tha thứ

Tại sao phải tha thứ? Tại sao phải bỏ đi những giận dữ trong lòng và để cho kẻ phạm lỗi “vượt khỏi cần câu”? “Ông ta không xứng đáng được tha!” JoAnne nói với tôi như vậy. “Tôi không muốn tha thứ cha tôi vì những hành vi bạc đãi của ông đối với tôi. Ông biết rằng ông cần phải ngưng uống rượu và ông đã không. Những cơn giận của ông đã làm tan nát lòng tôi khi còn bé và bây giờ vẫn còn tổn thương tôi! Ông phải trả một giá nào đó chứ!”

Nguyên cơ của nạn nhân kêu la cho công lý. Theo bản năng, chúng ta muốn những kẻ bạc đãi trả một giá nào đó. Vì thế rất tự nhiên để mà nổi nóng khi bạn bị xâm phạm và có ý muốn tìm cách trả thù. Và dù vậy “nếu các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy.” (Lu-ca 6:38). Không chịu tha thứ và bạn sẽ trả một giá nặng, có lẽ nặng hơn là người mà đã xúc phạm với bạn.

Những người như JoAnne phải khám phá sự kỳ hoặc thảm thương của việc cầm giữ sự tha thứ: nó làm đau lòng cô ta! Dù là dưới dạng của sư giận dữ đè nén hay là tìm cầu để gây tổn thương lại, hằn thù hay trả oán, nỗi đau vẫn giữ sống còn và thậm chí tăng lên bởi không tha thứ. Và kèm theo nỗi đau là cảm giác tội lỗi, tiêu cực, lo lắng, xung đột trong các mối quan hệ, bệnh tật gây ra bởi căng thẳng, và các bệnh tật khác nữa. Tệ hơn hết, nếu bạn không tha thứ, bạn ngăn cản chính mình trân trọng sự tha thứ của Thượng Đế cho chính bạn! (Matthew 6:15) Sự giận dữ và mong ước công lý của bạn có đáng điều đó không? Dĩ nhiên là không!

Vậy thì, nếu không gì khác hơn, chúng ta muốn tha thứ để kinh nghiệm sự bình an, sự chữa lành và sự tự do có được khi chúng ta tha thứ. Cũng vậy, chúng ta muốn tha thứ để tôn vinh Thượng Đế và để đem phước đến cho những người khác. Khi chúng ta tha thứ chúng ta giống như Thượng Đế. Chúa Giê-xu dạy chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời. Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc-ác.” (Matthew 5:44-45)

Tha thứ bằng cách nào 

Tha thứ là một quá trình. Có những cảm xúc cần phải giồi luyện. Thái độ cần phải thay đổi. Những hành vi có tính cách xây dựng đổi mới cần phát triển. Và những lời cầu nguyện cần dâng lên.

Tôi thấy rất là có ích khi chúng ta coi sự tha thứ bao gồm bảy bước cần thiết trong một cuộc hành trình xây dựng phẩm chất chữa lành hồn linh. Đó là một quá trình mà trong đó bạn có khuynh hướng bước tới hai bước và thụt lùi một bước trong khi bạn tiến tới một giải pháp. Đây là những bước mà tôi dạy những người như JoAnne và Mike.

  1. Hãy nhìn về Thượng Đế. Thượng Đế là tác giả của sự tha thứ. Chính sự nhân từ, ân điển và sức mạnh của Ngài bạn cần tới. Và bạn có thể bắt đầu dự phần vào món quà của Ngài khi bạn quyết định với sự giúp đở của Ngài để “Tha thứ như Chúa đã tha thứ bạn.” (Cô-lô-se 3:13)
  1. Hãy đi theo chu trình. Tha thứ giống như là một vòng-xe-ngựa-vui-vẽ. Nhãy lên ở bất cứ điểm nào thì nhạc bắt đầu vang lên và bạn sẽ được một vòng cưởi. Được Thượng Đế tha thứ, tha thứ người khác, tha thứ chính mình, và được một người khác tha thứ là bốn con ngựa trong “cái vòng tha thứ.” Cởi một con rồi thì dễ dàng hơn để cởi những con khác. Nhận sự tha thứ của Thượng Đế giúp bạn tha thứ những người khác và ban ra sự thứ tha cho những người khác giúp bạn cầu xin sự tha thứ mà bạn cần. Vậy hãy nhãy vào chu trình và sẽ dễ dàng hơn khi bạn ở lâu hơn.
  1. Hãy đương đầu với sự giận dữ của bạn. Thật là tự nhiên và hợp lý để mà giận dữ khi một người phạm tội cùng bạn. Chắc chắn đó không phải là điều khó nhất mà tôi đã trải qua, nhưng tôi đã nỗi giận với người hàng xóm vì tật lái xe của ông ta làm nguy hiểm cho con tôi và để cho tôi bị kẹt với đống rác trong tuần. Nhưng làm gì với cơn giận bây giờ? Bỏ qua nó thì tôi sẽ không bảo vệ các con tôi và rác nhà tôi sẽ chồng chất lên. Đè nén nó thì tôi sẽ cảm thấy suy nhược và cuối cùng tôi có thể bắt đầu trở nên tiêu cực, cay đắng, và tránh né. Đổ nó lại chính mình thì tôi sẽ cảm thấy xấu xa vì đã làm lớn chuyện và tôi sẽ cố không cảm giác hay cần gì hết. Phản ứng bằng cách chưởi mắng người hàng xóm hoặc đậu xe trước thùng rác của ông ta thì tôi sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn vì làm xung đột dâng cao. Thay vì vậy, tôi để cho sự giận dữ của mình hướng tôi về những cảm giác bên trong – lo sợ cho sự an toàn của các con tôi và nhu cầu rác được chở đi. Và tôi đã dùng cơn giận – nung nấu bởi tình yêu thương – để ban thêm sức cho tôi. Tôi “lấy lòng yêu thương nói ra lẽ thật” (Ê-phê-sô 4:15) với người láng giềng bằng cách yêu cầu ông coi chừng các con tôi mà đậu một nơi khác.
  1. Hãy cảm nhận nổi đau của bạn. Bạn không thể chữa lành những đau thương mà bạn không cảm giác! Nếu bạn bị xâm phạm tức là bạn bị tổn thương. Dù là sự mất mát, từ bỏ, hổ thẹn, không an ninh, hay bất cứ điều gì, hãy tìm đến một người an toàn để mà bộc lộ nỗi đau của bạn và tìm sự an ủi. Đây là trọng tâm của quá trình tha thứ.
  1. Hãy đặt ra ranh giới. Bạn có cơ nguy bị bạc đãi nữa trong cách tương tự bởi cùng một người hay một người khác hay không? Thậm chí với tư cách là một người trưởng thành trong tuổi 40, JoAnne vẫn cảm thấy yếu đuối trước sự giận dữ của cha mình, nhất là khi liên hệ đến con cái của cô. Nhưng cô đã học hỏi từ kinh nghiệm của mình và đặt ra giới hạn thích hợp với cha mình. Cô đã thay đổi những nguyện vọng của cô đối với ông, phòng ngừa quá cần đối với một người có một quá khứ làm thất vọng và tổn thương cô bởi sự say sưa và giận dữ của ông. Và cô tập trung vào mình, sống theo câu thông ngôn khôn ngoan xưa, “Cách trả thù tốt nhất là sống lành mạnh.”\
  1. Hãy giao phó Công Lý cho Thượng Đế. Tột cùng, tha thứ có nghĩa là hãy để Thượng Đế làm Thượng Đế. Chỉ mình Ngài là Đấng Công Bình có quyền phán xét và trừng phạt tội lỗi. Câu chuyện người đàn bà bị bắt đang khi phạm tội tà dâm (ghi trong Giăng 8:1-15) là một ví dụ tốt về điều này. Như Sứ đồ Pao-lô đã dạy chúng ta, “Chớ trả thù ai, các bạn thân mến của tôi, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, vì có chép rằng: ‘Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng’, Chúa phán vậy.” (Rô-ma 12:19). Khi Mike đang giằn co để tha thứ vợ anh vì cô ta đã ngoại tình và ly dị anh, tôi chỉ cho anh cách giao phó cơn giận của mình cho Thượng Đế như David đã làm trong “các bài thơ rủa sả” (Xem Thi-thiên 10:15, 18:6-15, 31:17, 35:1-28, 54:5, 56:5-7, 58:6-8, 69:19-28, 70:13). Như vua David, Mike đã nói với Thượng Đế anh đã giận vợ cũ củ mình thể nào và anh xin Thượng Đế thay anh giải quyết vấn đề với cô. Điều này đã giúp anh buông tha và tiến tới.
  1. Hãy cầu nguyện cho kẻ thù mình. Tôi rất là ngạc nhiên khi khám phá ra quyền năng của sự cầu nguyện! Tôi biết rằng Kinh Thánh dạy chúng ta hãy ban phước và cầu nguyện cho kẻ thù mình, nhưng tôi đã không nhận thấy có ích biết bao khi chúng ta tha thứ. Đây là chìa khóa đã giúp tôi tha thứ người hàng xóm bất cẩn và thô lỗ. Lúc đầu thật khó thực hiện, nhưng bạn có thể làm được và tha thứ làm vui lòng Thượng Đế. (Châm-ngôn 25:21-22, Matthew 5:37-48)

Người viết: William Gaultiere, Tiến Sĩ Cao Học, là Giám Đốc Điều Hành của Trung Tâm Khuyên Bảo Bệnh Tật của Mạnh Lưới Hy Vọng Mới tại Thánh Đường Pha-lê và là một Nhà Tâm Lý Bệnh Học với một phòng mạch riêng làm nữa ngày ở Irvine, California. Bạn có thể đọc những bài viết khuyến khích tự-giúp-đỡ trên mạng lưới www.ChristianSoulCare.com.

 

(Nguồn: vietchristian.com) 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan