10 Trích Dẫn Từ Dietrich Bonhoeffer Về “Sống Chung”

Share

Đã 73 năm từ khi Dietrich Bonhorffer bị giết tại một trại tập trung của Đức Quốc Xã. Dưới đây là 10 trích dẫn những lời nói của ông để tưởng nhớ và vinh danh ông. Qua những lời tự thuật và những bài viết khác nhau, di sản của ông vẫn tiếp tục sống trong lịch sử hội thánh. Phong phú trên nhiều chủ đề liên hệ đến Chúa Giê-xu và hội thánh, Bonhoeffer không chỉ viết về sự đầu phục hoàn toàn theo ý Chúa, ông đã sống như vậy.

Dietrich Bonhoeffer (Ảnh: Pinterest)

Trong khi hội thánh tiếp tục gặt hái sự phong phú của những gì ông viết, như “Giá Phải Trả Cho Đời Sống Môn Đồ Và Đạo Đức,” có một cuốn sách đặc biệt dù ít được chú ý hơn nhưng cũng quan trọng không kém cho hội thánh, những người lãnh đạo hội thánh và chúng ta là những người sống theo Chúa.

“Sống Chung” là một tập sách mỏng, không ấn tượng về số trang, nhưng chứa đầy lẽ thật về đời sống hiệp thông trong hội thánh. Trong cuốn sách này, Bonhoeffer không chỉ khám phá về đời sống hiệp thông trong thân thể theo Kinh Thánh, nhưng cũng một cách thực tiễn. Ông chia sẻ cách Cơ đốc nhân có thể và nên tương tác trong những nguy hiểm đến từ sự tập trung cực đoan vào cộng đồng hay vào sự biệt lập của cá nhân. Những gì ông viết về chủ đề này là điều mà bất cứ Cơ đốc nhân cũng cần đọc để hiểu được sự phong phú đẹp đẽ mà Đức Chúa Trời dệt nên qua đời sống của các con cái của Ngài và cách để trưởng thành trong đời sống cộng đồng đó.

Để tưởng nhớ cuộc đời của Detrich Bonhoeffer và sự đóng góp của ông với hội thánh, chúng ta hãy đọc 10 điều ông dạy chúng ta về cộng đồng trong “Sống Chung.”

1. Chịu trách nhiệm là một điều hoàn toàn cần thiết với các anh chị em trong thân thể là hội thánh.

“Không có điều gì có thể độc ác hơn là sự khoan nhượng để bỏ rơi những người khác cho tội lỗi của họ. Không có điều gì có thể thương xót hơn là sự quở trách mạnh mẽ để kêu gọi một Cơ đốc nhân khác trong cộng đồng của mình quay trở lại khỏi con đường tội lỗi.”

2. Vương Quốc Chúa có nghĩa là sống giữa những kẻ thù nghịch Vương Quốc Chúa và con cái của Ngài phải sẵn sàng đời sống của họ cho những gì xảy ra trong cuộc sống như vậy.

“Chúa Giê-xu Christ sống giữa những kẻ thù nghịch Ngài. Vào thời điểm cuối cùng, tất cả các môn đồ bỏ đi khỏi Ngài. Trên thập tự giá Ngài kêu lớn lên một mình, bị vây quanh bởi những kẻ làm điều tà ác và chế nhạo. Vì Ngài đã đến để đem sự bình an đến cho những kẻ thù nghịch Đức Chúa Trời. Cho nên cũng giống như vậy, Cơ đốc nhân không thuộc về một đời sống tu hành xa lánh thế gian nhưng sống trong vòng dày đặc kẻ thù nghịch. Ở đó có mạng lệnh và công việc của Ngài. ‘Vương quốc là ở trong vòng kẻ thù nghịch của các bạn. Và người không sẵn sàng chịu thương khó chuyện này là người không muốn thuộc về Vương Quốc của Đấng Christ; người đó muốn sống trong vòng những người bạn, muốn ngồi giữa hoa hồng và hoa huệ nhưng không muốn sống với những người xấu mà chỉ sống với những người sùng đạo.”

3. Hội thánh được phục vụ tốt nhất khi tất cả chúng ta nhận thức được chúng ta là gì để không sợ hãi mà nhìn nhận bản chất tội lỗi và hạ mình xuống

“Nếu tôi thấy bản chất tội lỗi của tôi, khi so sánh với của những người khác, là nhỏ hơn hay ít đáng bị ghê tởm hơn thì điều đó có nghĩa là tôi vẫn chưa nhận ra được bản chất tội lỗi của mình… Làm sao tôi có thể phục vụ một người khác trong sự hạ mình chân thật nếu tôi xem bản chất tội lỗi của người đó là thật xấu xa hơn của tôi?”

4. Cộng đồng không phải là một điều tự nhiên có nhưng được sáng tạo qua sự yêu thương và tôn trọng lẫn nhau của những thành viên của cộng đồng đó. 

“Người yêu những ước mơ về cộng đồng của họ sẽ hủy diệt cộng đồng đó, nhưng người yêu những con người chung quanh họ sẽ sáng tạo nên cộng đồng.”

5. Một cộng đồng không cầu nguyện cho những người khác sẽ không biến đổi thuộc linh và rồi nó sẽ sụp đổ và chết đi.

“Một cộng đồng thông công Cơ đốc sống và hiện hữu được bởi sự cầu nguyện thay cho lẫn nhau của những thành viên của nó hoặc là nó sẽ sụp đổ. Tôi không thể nào cứ lên án hay ghét một anh chị em mà tôi cầu nguyện cho, bất kể là người đó đã gây biết bao vấn nạn cho tôi. Mặt của người đó, dù thật là xa lạ và không thể chấp nhận được với tôi, được biến đổi trong sự cầu nguyện thay để trở thành vẻ mặt của một anh chị em mà Đấng Christ đã chịu chết thay cho, mặt của một người tội nhân đã được tha thứ.”

6. Đức Chúa Trời sẽ luôn thử thách chúng ta qua những sự gián đoạn nửa chứng và nhu cầu của những người khác. Chúng ta phải sẵn sàng nhận biết và đáp lời với những gián đoạn đó.

“Chúng ta phải sẵn sàng để cho chúng ta bị gián đoạn bởi Đức Chúa Trời. Ngài sẽ luôn xen vào những con đường của chúng ta và hủy bỏ những kế hoạch của chúng ta bằng cách gửi đến cho chúng ta những người đến đòi hỏi và thỉnh cầu. 

7. Chúng ta thường phục vụ những người khác lắng nghe chúng ta hơn là phục vụ những người nói với chúng ta.

“Có một loại lắng nghe với một nửa lỗ tai cho rằng đã biết người khác muốn nói gì rồi. Nó là một loại lắng nghe không chú tâm, không kiên nhẫn, coi thường người nói và chỉ chờ cho cơ hội để nó nói và loại bỏ người khác. Cơ đốc nhân đã quên mục vụ của sự lắng nghe họ mà chính Chúa đã ủy thác cho họ nói. Chính Ngài là người lắng nghe vĩ đại và những công việc của Ngài là những điều họ chia sẻ. Chúng ta phải lắng nghe với lỗ tai của Chúa hầu cho chúng ta có thể nói lên Lời của Chúa.”

8. Chúng ta được kêu gọi như là thân thể của Chúa Giê-xu để cùng chia gánh nặng của nhau một cách trung tín, cầu nguyện và thực tiễn như chính Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta.

“Cơ đốc nhân, dù vậy, phải chia sẻ gánh nặng của nhau. Phải chịu khổ và chịu đựng anh chị em của mình. Chỉ khi người đó là một gánh nặng thì người đó mới thật sự là anh chị em và không phải là một đối tượng bị lèo lái. Gánh nặng của con người thật là quá nặng cho Đức Chúa Trời đến nỗi Ngài phải chịu thương khó trên thập tự giá. Chúa đã can đảm gánh lấy gánh nặng của con người trong thân thể của Chúa Giê-xu Christ.”

9. Chúng ta phải hết sức trung tín trong những điều nhỏ nhặt của đời sống, nếu không thì những điều vĩ đại trong đời sống sẽ không được tín thác cho chúng ta chăm sóc đâu.

“Ai có thể thực sự trung tín trong những điều vĩ đại nếu người đó không học trung tín trong những việc của đời sống mỗi ngày?” 

10. Lòng cảm tạ là nền tảng của sức mạnh của bất cứ một cộng đồng nào được châm rễ và đặt nền trong Chúa Giê-xu.

“Nếu chúng ta không cảm tạ hàng ngày về mối thông công cộng đồng Cơ đốc mà chúng ta được đặt vào, ngay cả khi không có những trải nghiệm lớn lạ, không khám phá được sự giàu có, nhưng thật là nhiều yếu đuối, đức tin nhỏ bé và sự khó khăn; nếu chúng ta chỉ cứ than trách Chúa rằng mọi sự thật là tầm thường và nhỏ nhoi, thì chính từ những gì chúng ta đòi hỏi mà chúng ta cản trở Chúa để cho cộng đồng thông công của chúng ta phát triển theo sự đo lường và giàu có đã sẵn ban cho chúng ta trong Chúa Giê-xu Christ.”

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan