Người ta cởi mở nói chuyện về tin lành hơn là chúng ta tưởng.
Hãy suy nghĩ về những gì bạn thấy trên tivi. Các chương trình thường chứa đầy những nội dung về kinh doanh, chính trị, thể thao, các mối quan hệ cá nhân và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống thực tế. Nhưng chúng thường bỏ qua Chúa hoặc bất kỳ hình ảnh chân thực nào về tôn giáo. Các chương trình giải trí luôn luôn cho thấy là trong cuộc sống, tiếng cười và những tình huống gay cấn, tất cả đều không có Chúa.
Thật không may, điều như thế lại xảy ra hàng ngày trong các Cơ đốc nhân là những người chỉ nghĩ đến sống cuộc sống mỗi ngày mà không nói ra rằng đức tin của họ có ý nghĩa gì đối với họ hoặc tại sao họ thậm chí tin.
Evangelism Explosion (Chứng Đạo Bùng Nổ) gần đây đã hợp tác với Lifeway Research để khảo sát người Mỹ về sự cởi mở của họ đối với các cuộc trò chuyện về đức tin ngày nay. Những phát hiện cho thấy rằng có một cái nhìn phổ biến trong xã hội là các Cơ đốc nhân ngại nói về đức tin của họ. Cứ 10 người Mỹ thì có 6 người nói rằng có nhiều bạn bè là Cơ đốc nhân nhưng những người bạn này hiếm khi nói về đức tin của họ. Có thể là do có một số tín đồ nghĩ rằng mình gọi mình là một Cơ đốc nhân là đủ rồi không? Tuy nhiên, sứ đồ Phao-lô nói rõ ràng rằng: “Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin?” (Rô-ma 10:14).
Chỉ tuyên bố nhãn hiệu Cơ đốc giáo không giải thích được cho bất kỳ ai lý do tại cái nhãn đó tốt hay xấu hoặc hữu ích hoặc biến đổi. Biết tên của cái nhãn mà không hiểu nó là gì thì không bao giờ tạo ra sự quan tâm đến nó. Nếu những người tin Chúa không chia sẻ giá trị mà họ đã tìm thấy trong mối quan hệ với Chúa Giê-su, thì chúng ta đang hành động như là tất cả những người biết chúng ta là Cơ đốc nhân đều đã hiểu niềm tin Cơ đốc giáo và niềm hy vọng mà Đấng Christ mang lại.
Thực tế là người khác quan tâm đến lý do tại sao chúng ta có niềm tin Cơ đốc thậm chí còn nhiều hơn thực tế là chúng ta có quan tâm đến việc chia sẻ cho họ. Hơn 2/3 người Mỹ đồng ý rằng nếu ai đó cho họ biết rằng đức tin của mình giúp ích cho các nhu cầu cốt lõi của con người, thì họ muốn nghe biết thêm về lý do tại sao người đó lại nghĩ như vậy (69%). Những nhận xét và thống kê kể trên cũng rất đúng với tâm trạng của người Việt ở trong và ngoài nước Việt Nam hiện nay.
Không có chiến lược hoàn hảo đâu.
Các nhà quảng cáo thường trả tiền dựa trên số lượng người sẽ xem quảng cáo của họ một cách thực tế. Chỉ một tỷ lệ nhỏ trong tổng số những người nhìn thấy hoặc nghe thấy phương tiện truyền thông đó thực sự phản hồi. Các công ty làm rất nhiều việc để hiểu ai có nhiều khả năng phản hồi hơn, nhưng họ không biết ai sẽ tham gia hoặc ai sẽ mua.
Tương tự như vậy, những người chia sẻ phúc âm không biết người nghe sẽ trả lời như thế nào. Mặc dù chúng ta có thể cố gắng sử dụng các phương pháp và đặt mình vào những tình huống có nhiều khả năng họ sẽ lắng nghe, nhưng họ vẫn có sự lựa chọn. Tuy nhiên, bất kể phản ứng của họ như thế nào, chúng ta vẫn có trách nhiệm chia sẻ. Khi chúng ta chia sẻ, chúng ta bắt nhịp với mức đáp ứng của họ, nhưng chúng ta không ra lệnh cho công việc của Thánh Linh trong cuộc sống của họ.
Có thể là một số tín hữu không chia sẻ đức tin của họ vì họ đoán trước bị từ chối. Họ cho rằng khả năng ai đó quan tâm đến đức tin của họ là quá thấp để không cần cố gắng. Tuy nhiên, giả định đó là xa rời với thực tế.
Hãy lồng đức tin của bạn vào với câu chuyện.
Một nhóm người mà các tín hữu nên muốn trò chuyện về đức tin nhất là những người không phải là Cơ đốc nhân. Ba mươi tám phần trăm người Mỹ tin cậy chỉ một mình Chúa Giê-xu Christ để vào thiên đàng. Đối với nghiên cứu này, 62% còn lại được phân loại là có niềm tin không theo Cơ đốc giáo.
Bất kể tình huống nào có thể xảy ra một cuộc trò chuyện về đức tin, chỉ một số ít những người không tin Chúa nói rằng họ hoàn toàn không cởi mở với một cuộc trò chuyện như vậy. Sự từ chối này thấp nhất khi họ gặp một người mới. Chỉ 1 trong 7 người có niềm tin không phải là Cơ đốc giáo hoàn toàn không mở lòng để nghe câu chuyện cuộc đời của một người mới khi nó bao gồm cả đức tin của họ (14%).
Những cuộc trò chuyện ban đầu khi bạn gặp ai đó là thời điểm tự nhiên để chia sẻ với họ về niềm tin của bạn vào Đấng Christ là quan trọng như thế nào đối với bạn. Đó là một phần trong câu chuyện của bạn và cứ 10 người Mỹ thì gần 7 người mong đợi bạn đưa vào câu chuyện (69%).
Hãy trò chuyện với người lạ.
Trái ngược với việc mọi người cởi mở với việc bạn chia sẻ đức tin trong câu chuyện cuộc đời của bạn, mọi người ít cởi mở hơn khi trò chuyện về đức tin với một người mà họ không quen biết. Đây không phải là lý do để không chia sẻ, nhưng chúng ta nên tham gia cuộc trò chuyện đó với sự hiểu biết rằng ít có khả năng mọi người sẽ muốn tham gia.
Khi chúng ta không nhận thấy và không đáp ứng với các tín hiệu xã hội như ai đó không hài lòng về việc chúng ta đưa ra chủ đề đức tin, chúng ta sẽ hoặc là bị bối rối cảm xúc hoặc là chúng ta cứ cố tình đi sâu vào việc chia sẻ niềm tin . Thể hiện tình yêu thương thúc đẩy chúng ta muốn chia sẻ phúc âm, nhưng nó cũng phải khiến chúng ta nhạy cảm với cách mọi người phản ứng với việc chúng ta chia sẻ.
Mặc dù cuộc trò chuyện về đức tin với một người lạ là một trong những tình huống ít mong muốn nhất mà chúng tôi đã thử nghiệm, 52% người Mỹ sẵn sàng trò chuyện về đức tin Cơ đốc với một người lạ và 53% sẵn sàng trò chuyện với một người lạ về việc có quan hệ với Chúa.
Những người không có niềm tin Cơ đốc phản kháng như thế nào? Hơn một phần ba những người không có niềm tin Cơ đốc giáo hoàn toàn không cởi mở với một cuộc trò chuyện về đức tin Cơ đốc giáo (36%) hoặc một cuộc trò chuyện về mối quan hệ với Chúa (35%) nếu đó là với một người lạ.
Rất đáng để tìm kiếm cơ hội để chia sẻ phúc âm với những người mà chúng ta không biết. Nhưng nó cũng có ý nghĩa khi đọc phản ứng của họ và được tôn trọng.
Xây dựng mối quan hệ bạn hữu với người chưa biết Chúa.
Khi nói đến một cuộc trò chuyện về đức tin, tình bạn cũng quan trọng rất nhiều đối với những người không có niềm tin Cơ đốc giáo. Chỉ 19% những người không có niềm tin Cơ đốc giáo hoàn toàn không cởi mở với cuộc trò chuyện về Cơ đốc giáo hoặc về mối quan hệ với Chúa nếu cuộc trò chuyện đó là với một người bạn. Sự phản kháng đó phổ biến hơn một nửa so với những gì chúng ta thấy khi trò chuyện với một người lạ thay vì một người bạn.
Hàng xóm, đồng nghiệp và những người chúng ta thường gặp là những người mà Chúa Giê-su hướng dẫn chúng ta yêu thương. Khi chúng ta cho thấy chúng ta quan tâm đến họ thì sẽ chúng ta sẽ có tiềm năng cho các mối quan hệ mà chúng ta có thể phát triển. Khi họ làm bạn với chúng ta, chúng ta có cơ hội để chia sẻ tác động của Chúa Giê-su đối với cuộc sống của chúng ta.
Tình bạn không phải là một cột mốc quan trọng mà bạn chờ đợi trước khi chia sẻ phúc âm. Bạn không cần phải đợi đến khi làm bạn được rồi thì mới chia sẻ phúc âm. Và chia sẻ phúc âm không phải là lý do không chân thật cho việc trở thành bạn với ai đó. Nhưng nếu niềm tin của bạn là thật, thì những người bạn đó sẽ ít phản đối hơn khi nghe bạn chia sẻ phúc âm.
Đức Chúa Trời đã giao cho những người tin Chúa một vai trò then chốt trong kế hoạch cứu chuộc của Ngài. Cứ 10 người Mỹ thì có 4 người và 46% những người không theo niềm tin Cơ đốc sẽ không tự nhiên suy nghĩ về vấn đề đức tin của họ nếu bạn bè hoặc thành viên trong gia đình của họ không nhắc đến. Nếu chúng ta bỏ qua đức tin của mình trong các cuộc trò chuyện, nhiều người xung quanh chúng ta sẽ không bao giờ thấy sự hiện diện của Đấng Christ trong cuộc sống của chúng ta.
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)