Sáu Hướng Dẫn Về Chăm Sóc Và Tư Vấn Sức Khỏe Tâm Thần

Share

Tôi viết blog này với hai điều trong tâm trí: a) Giúp những người có bệnh tâm thần nhận được điều trị thích hợp, và, b) Hỗ trợ các mục sư và người tư vấn, (từ đây trở đi, để ngắn gọn hơn xin viết tắt là người tư vấn) đang tương tác tư vấn cho những người có bệnh tâm thần. Đây không phải là công thức áp dụng cho tất cả mọi chuyện, nhưng cung cấp hướng dẫn cơ bản cho những người tư vấn. Với điều đã được nói như vậy … 

Hội thánh không thể bỏ qua các vấn đề sức khỏe tâm thần. Thử lấy trường hợp Hoa Kỳ, với khoảng 20 phần trăm người trưởng thành của Hoa Kỳ và 15-20 phần trăm thanh niên Hoa Kỳ đang có các vấn đề về sức khỏe tâm thần, thì hầu hết các hội thánh đều có không ít thì nhiều thành viên đang gặp phải vấn đề này.

Khi các thành viên hội thánh phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần, trước tiên họ thường tìm đến người tư vấn của mình để được giúp đỡ. Sau đó, người tư vấn phải quyết định hình thức tư vấn nào thích hợp cho vấn đề đang được chia sẻ. Các câu hỏi, chẳng hạn như, “Tôi có được đào tạo về lĩnh vực này không?” và “Mối quan hệ của tôi với cá nhân người này là gì?” nên lưu hành trong tâm trí của người tư vấn. Một số vấn đề có thể đảm bảo việc tư vấn chỉ do người tư vấn thực hiện, trong khi các vấn đề khác có thể đòi hỏi thêm chuyên môn về các vấn đề sức khỏe tâm thần. 

Vì vậy, câu hỏi quan trọng là làm sao để một người tư vấn phải biết khi nào là thích hợp để tư vấn hoặc tiếp tục tư vấn hoặc khi nào thì nên giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tâm thần?

Dưới đây là một số nguyên tắc hướng dẫn cơ bản để giúp người tư vấn nhận biết là cần xem xét khi giới thiệu một người được tư vấn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần:

1. Năng lực

Việc thiếu đào tạo về tư vấn và các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ chỉ ra rằng một người tư vấn nên chuyển những vấn đề này đến một chuyên gia trong lãnh vực này. Ngoài ra, khi đã được đào tạo, việc tư vấn nên diễn ra trong vòng các thông số của khóa đào tạo. Ví dụ, nếu một người tư vấn chỉ được đào tạo về các vấn đề liên quan đến người lớn, thì việc tư vấn cho trẻ em sẽ không được khuyến khích. Trong lĩnh vực tâm lý học, chúng tôi gọi điều này là “thực hành trong lĩnh vực khả năng và nghiệp vụ của bạn”.

2. Những chứng “rối loạn” nhất định.

Điểm này liên quan đến khả năng nghiệp vụ, nhưng tôi tin là đủ quan trọng để nhận được dấu ấn riêng. Có một số vấn đề về sức khỏe tâm thần mà có lẽ tốt nhất là hãy để các bác sĩ chuyên khoa trong lãnh vực giải quyết. Tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống nghiêm trọng và lạm dụng một số chất gây nghiện, là một ít trong số các chứng rối loạn này. 

Nhiều rối loạn trong số này có nguyên nhân từ bệnh lý, cần dùng thuốc hoặc can thiệp y tế, hoặc có các triệu chứng có thể dẫn đến tử vong. Ví dụ, một người nghiện đang cai nghiện rượu hoặc thuốc benzodiazepine có thể gặp các tác dụng phụ gây tử vong của việc cai nghiện. Khả năng xảy ra thảm họa vượt xa những lợi ích. Khi nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia sức khỏe tâm thần.

3. Liên hệ với cảm xúc

Tất cả các buổi tư vấn nên được tiếp cận với sự đồng cảm và quan tâm đến người được tư vấn. Một mức độ kết nối nhất định là cần thiết cho liệu pháp hoặc tư vấn. Tuy nhiên, phải có ranh giới về tình cảm và thể chất để người tư vấn có thể duy trì đủ khoảng cách quan trọng để tư vấn một cách hiệu quả. 

Khi người tư vấn bắt đầu phát triển mối quan hệ mật thiết sâu sắc hơn với một người được tư vấn cụ thể, vượt ra ngoài mối quan hệ giữa mục sư hay người tư vấn / hội thánh và thành viên, họ nên xem xét tác động của nó đối với mối quan hệ tư vấn.

Việc thường xuyên nghĩ đến người được tư vấn bên ngoài các phiên họp, tạo sự thân mật với người được tư vấn vượt ra ngoài mối quan hệ tư vấn thông thường của người tư vấn, hoặc sử dụng các buổi làm việc như một thời gian để kết nối cá nhân thay vì xem xét sự tranh chiến người tư vấn đang đối diện là những dấu hiệu cho thấy người tư vấn nên cân nhắc việc giới thiệu người được tư vấn cho một người tư vấn khác. Các ranh giới tư vấn cụ thể không chỉ bảo vệ người được tư vấn, chúng còn bảo vệ cả người tư vấn.

Mục tiêu của tư vấn phải luôn là giúp đỡ người được tư vấn.

4. Đời sống riêng tư cá nhân

Khi các buổi tư vấn mở rộng lây sang đời sống cá nhân và công việc của người tư vấn nên cân nhắc các lựa chọn thay thế cho công việc tư vấn của họ. Quá lo lắng, căng thẳng, thiếu năng suất và phòng thủ về tư vấn sẽ là những dấu hiệu tốt cho thấy tư vấn đã trở thành gánh nặng hoặc ranh giới tư vấn đã bị vượt qua. Bạn nên tạm dừng việc tư vấn nói chung hoặc một trường hợp tư vấn cụ thể.

5. Thiếu tiến bộ

Mặc dù đã được tư vấn nhiều tháng, người được tư vấn vẫn không tiến bộ. Sự thiếu cải thiện là do sự phản kháng của người tư vấn hay do mục sư thiếu kiến ​​thức? Nó có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu người được tư vấn không được lợi ích hoặc bị tổn hại từ các buổi tư vấn hoặc phương pháp tư vấn, thì nên giới thiệu họ đến chuyên gia sức khỏe tâm thần.

6. Mối quan hệ cá nhân

Tôi hiểu rằng bản chất vai trò của người tư vấn của hội thánh là tư vấn cho các thành viên trong hội thánh của họ. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ vượt ra ngoài mối quan hệ lành mạnh giữa mục sư / người tư vấn / hội thánh và thành viên, thì mục sư hay người tư vấn có thể cân nhắc việc giới thiệu người được tư vấn cho người khác. Người tư vấn nên tránh tư vấn cho ai đó mà họ có mối quan hệ thân thiết và gần gũi (tức là các thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp). Những mối quan hệ này có thể cản trở khả năng của người tư vấn để đưa ra lời khuyên khách quan và tạo ra sự chia rẻ thẩm quyền trong mối quan hệ. Bản chất của mối quan hệ cá nhân cũng có thể thay đổi khi người được tư vấn tiết lộ những kinh nghiệm và tranh chiến cá nhân.

Mục tiêu của sự tư vấn phải luôn luôn là giúp đỡ người được tư vấn. Có thể cách điều trị tốt nhất cho ai đó là nhận được liệu pháp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần và trong cùng lúc đó nhận được sự cố vấn và môn đồ hóa từ mục sư hay người tư vấn của họ. Có những người được huấn luyện hay đào tạo để làm tư vấn kinh thánh, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và các chuyên gia sức khỏe tâm thần vv. Họ được trang bị để xử lý các vấn đề sức khỏe tâm thần. Sử dụng các nguồn lực bên ngoài cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần không phải là phương sách cuối cùng của hội thánh, nhưng chúng là một phần không thể thiếu để phục vụ những người cần chúng.

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan