Một Mình Nhưng Không Cô Đơn

Share

Bạn có thấy mình cô đơn trong những ngày này không? Có thể bạn cô đơn vì bạn đã mất đi một người thân yêu và chỗ của họ trong căn nhà và trái tim bạn trống rỗng. Có lẽ là bạn mới dời đi và bạn thương nhớ vì phải để lại những mối quan hệ bạn đã xây dựng ở đó. Có thể một tình trạng sức khỏe khiến bạn phải ở nhà một mình ngày này qua ngày khác. Có thể bạn đang đương đầu với một mối quan hệ tan vỡ mà nó để lại cho bạn cảm xúc trống rỗng và cô đơn. Những cảm xúc trống rỗng, đơn độc và không mong muốn chắc chắn là phải liên hệ đến từ sự cô đơn. Chúng ta có thể ở một mình và không cô đơn không?

Để hiểu được sự cô đơn, chúng ta cần quay trở lại với Kinh thánh nơi Chúa tạo ra A-đam và Ê-va. Đức Chúa Trời phán rằng A-đam ở một mình không tốt cho. Ông cần một người đồng hành, một người bạn. Khi Kinh thánh nói về việc con người được sáng tạo nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, điều đó cũng gợi ý rằng chúng ta được tạo ra cho mối quan hệ. Đồng thời, chúng ta phải nhận ra rằng loại nhân cách của chúng ta cũng quyết định nhu cầu của chúng ta về sự quan hệ. Một số người cảm kích về thời gian ở một mình mà không có người khác trong khi cùng lúc đó có nhiều cá nhân có nhu cầu cao về việc cần được bao quanh bởi những người mà họ có thể nói chuyện hoặc những người sẽ lắng nghe họ. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải chấp nhận bản thân và hoàn cảnh của mình tùy theo cách Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên chúng ta và nơi Ngài đã đặt chúng ta vào.

Đôi khi chúng ta ở trong hoàn cảnh không có lựa chọn nào khác, cho dù chúng ta có mọi người trong đời sống của chúng ta hay chúng ta phải sống một mình. Tuy nhiên, chúng ta có một sự lựa chọn về cách chúng ta xử lý tình huống đó. Nếu chúng ta mất đi một người thân yêu, chúng ta có thể chọn tập chú vào những gì chúng ta còn lại hơn là vào những gì chúng ta đã mất. Chúng ta có thể chọn phàn nàn và nhìn vào tất cả những nhược điểm trong những tình cảnh của mình hoặc chúng ta có thể quyết định tìm kiếm những điều mà chúng ta có thể cảm tạ Chúa về chúng. 

Kinh Thánh khích lệ chúng ta hết lần này đến lần khác là hãy tạ ơn về chúng. Chấp nhận hoàn cảnh của chúng ta và nhìn thấy những ơn phước trong đời sống của chúng ta có thể giúp ích rất nhiều trong việc đối phó với sự cô đơn.

Có một câu chuyện kể về một phụ nữ trẻ yêu một người lính, kết hôn với anh ta và sau đó được cử đi cùng anh ta trong một nhiệm vụ đến một vùng hẻo lánh trên thế giới. Cô ấy không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng cô ấy đơn độc và cô đơn như thế nào trong môi trường mới. Cô không có bạn bè hay gia đình, không hiểu mọi người và cảm thấy mình như một người xa lạ tận cùng. Trong cơn tuyệt vọng, cô viết một lá thư cho mẹ nói rằng cô chịu không nổi, muốn rời khỏi chồng và trở về nhà. Mẹ cô trả lời chỉ bằng một câu trích dẫn ngắn gọn: “Hai người đàn ông từ song sắt nhà tù nhìn ra, Một người nhìn thấy bùn sình, người kia nhìn thấy những vì sao.” (Dale Carnegie).

Câu nói đó đã thay đổi mọi điều cho người phụ nữ trẻ này. Cô ấy bắt đầu tìm kiếm những vì sao trong hoàn cảnh của mình; kết nối với mọi người, dành thời gian với họ, tìm hiểu về văn hóa của họ và để họ dạy cô cách làm những món đồ thủ công tuyệt đẹp mà họ đang làm. Đời sống đó đem lại ý nghĩa cho cô ấy và sự cô đơn đã biến mất. Cô ấy đã chọn đi tìm những vì sao và mặc dù cô ấy vẫn lẻ loi, không có gia đình hay bạn bè của cô ấy, nhưng cô ấy không còn cô đơn nữa.

Trong Kinh Thánh, Sứ đồ Phao-lô là tấm gương cho chúng ta về việc có thái độ đúng khi gặp phải những hoàn cảnh khó khăn. Ông viết Thư Phi-líp khi ở trong tù, một mình, bị cách biệt với bạn bè, có thể là bị biệt giam trong xà lim. Có thể nói, ông có lý do để phàn nàn nhưng thay vào đó ông bảo chúng ta trong mọi hoàn cảnh hãy vui mừng trong Chúa. Ông cũng nói với chúng ta rằng ông đã học cách thỏa lòng, ông nói là hãy chấp nhận hoàn cảnh như vậy. Kế tiếp, ông khích lệ chúng ta hãy lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ chân thật, đáng tôn trọng, công bình, trong sạch, yêu thương, nhân từ, những điều cao trọng và đáng khen ngợi. (Phi-líp 4:8). Đó thật khác biệt với sự phàn nàn biết bao. Ông có thể vui mừng trong Chúa vì ông tin cậy Ngài sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của ông và ban cho ông sức mạnh để đương đầu với những hoàn cảnh của mình.

Một tấm gương thật đẹp khác về việc đương đầu với những gì có thể là cô đơn là câu chuyện của Ru-tơ trong Kinh thánh. Sau cái chết của chồng, cô quyết định rời khỏi quê hương, gia đình và bạn bè của mình để đến sống ở một nước ngoại quốc cùng mẹ chồng. Kế đó, chúng ta cũng thấy cách cô tận dụng tình huống mới – một tình huống tiềm năng của sự cô đơn của mình – một cách tốt nhất. Cô đã chọn từ bỏ sự thờ phượng ngoại giáo của mình để chấp nhận Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên và đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời của mẹ chồng. Rồi cô từng bước kiếm sống và chăm sóc mẹ chồng. Điều tốt nhất cô có thể làm là đi mót lúa theo sau những người thợ gặt trên cánh đồng mùa gặt. Đó là một nhiệm vụ tầm thường nhưng nó đặt thức ăn lên bàn. Chắc hẳn cô đã phải rất can đảm và hạ mình mới có thể tham gia cùng những người mót lúa nghèo khổ khác trong khi cô còn là một người dân ngoại ở trên đất nước của họ. Phần cao đẹp của câu chuyện là do sự lựa chọn của cô và sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, cô đã tìm đến tiếp xúc với Bô-ô, một chủ đất giàu có, người sau đó trở thành chồng của cô.

Một người khác trong Kinh thánh cảm thấy mình hoàn toàn đơn độc là Giô-sép khi ông bị bán làm nô lệ với giá hai mươi đồng bạc bởi những người anh ganh ghét của mình. Chúng ta biết rằng Giô-sép có mối quan hệ rất thân thiết với cha mình nên việc bị bán đi đến Ai Cập làm nô lệ và mất mọi liên lạc với gia đình và bạn bè chắc hẳn là một trải nghiệm cô đơn hết sức lớn đối với ông. Dù nhận ra mình hoàn toàn đơn độc nhưng Giô-sép vẫn giữ đời sống kết ước với Đức Chúa Trời và cũng tận dụng hoàn cảnh của mình một cách tốt nhất bằng cách làm việc chăm chỉ trong các công việc mà người nô lệ bị trao cho. Điều này dẫn kết quả là Chúa ban phước cho ông với những ân huệ và thành công lớn lạ.

Tôi tin rằng có một số bài học mà chúng ta có thể học được từ những người đã đối diện với những tình huống phải sống đơn độc một mình theo cách giúp họ đối phó được chúng. Chúng ta có thể học hỏi từ họ về dựa trên những lựa chọn mà họ đã làm.

  1. Lựa chọn trong thái độ – Chúng ta có thể chọn chấp nhận hoàn cảnh của mình như Ru-tơ đã làm và tận dụng nó một cách tốt nhất. Phao-lô đã chọn vui mừng trong Chúa và sống làm việc một cách thỏa lòng. Giô-sép cũng vậy, đã cố gắng tận dụng tình huống khó khăn một cách tốt nhất.
  1. Lựa chọn trong suy nghĩ – Cách chúng ta nghĩ về hoàn cảnh của mình làm nên lựa chọn của chúng ta. Lẽ ra Giô-sép cảm thấy đau thương cho mình và giận dữ với các anh nhưng ông đã chọn chấp nhận hoàn cảnh của mình. Khi chúng ta phàn nàn, chúng ta tập chú vào những gì chúng ta không có trong khi sự biết ơn tập trung vào những gìchúng ta có. Giữ nhật ký cảm tạ để có nơi cho chúng ta ghi lại những điều lớn cũng như nhỏ mà chúng ta biết ơn Chúa – có thể giúp chúng ta nhìn thấy những ơn phước Chúa trong cuộc sống của mình.
  1. Lựa chọn trong Hành động – Ru-tơ đã chọn đi mót lúa phía sau những người thợ gặt trên cánh đồng mùa gặt. Phao-lô đã chọn dành thì giờ để viết thư Phi-líp, mà thư này là một nguồn phước cho các Cơ đốc nhân qua các thời đại và Giô-sép đã chọn làm việc với tư cách là một tôi tớ một cách trung tín. Chúng ta có thể chọn những hành động nào? Có lẽ chúng ta cũng có thể viết một số thứ: nhật ký cảm tâ, câu chuyện về những trải nghiệm đời sống của chúng ta hoặc viết những lời cầu nguyện của chúng ta để đáp lại những gì Chúa nói với chúng ta trong lời của Ngài. Có thể những hành động đó có thể liên quan đến những công việc thường ngày trong nhà của chúng ta như trường hợp của Ru-tơ và cả Giô-sép. Các hành động tự chăm sóc bản thân như đi bộ, ăn những bữa ăn lành mạnh và nghỉ ngơi cần thiết cũng rất quan trọng đối với chúng ta khi cảm thấy cô đơn.
  1. Lựa chọn trong việc xây dựng mối quan hệ – Phao-lô trong bức thư gửi cho người Phi-líp đã xây dựng những mối quan hệ và cũng giúp những người khác làm như vậy. Chúng ta để ý thấy Giô-sép có cách xây dựng mối quan hệ biết ơn với những người xung quanh. Ru-tơ là một tấm gương tuyệt vời trong cách cô chăm sóc và khích lệ mẹ chồng. Có những người nào trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta có thể khuyến khích thông qua bài viết hoặc hành động nhân từ của mình không? Một cử chỉ nhân từ, một lời nhắn trong hộp thư, một điện thư email hoặc một cú điện thoại động viên có thể mang lại hy vọng cho ai đó.
  1. Lựa chọn sự trưởng thành thuộc linh – Ru-tơ đã chọn đi theo Đức Chúa Trời của mẹ chồng, là Đấng đã đặt cô vào một cuộc hành trình của sự được ban phước vĩ đại. Sự lựa chọn sống chân thật với Đức Chúa Trời của Giô-sép đã ban cho ông sức mạnh mà nó dẫn đến việc Đức Chúa Trời ban cho ông sự thành công và được ân huệ với những người xung quanh. Chúng ta cũng có thể lựa chọn đến gần Thiên Chúa và trãi nghiệm Ngài như một người bạn và người hướng dẫn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Như chúng ta đã ghi chú trước đó, chúng ta được sáng tạo ra cho mối quan hệ và mối quan hệ giúp chúng ta nhiều nhất trong sự cô đơn là mối quan hệ của chúng ta với Chúa.

Thật tuyệt vời khi thấy mỗi người trong số những người này: người phụ nữ trong minh họa về đời sống như ở trong tù, Phao-lô, Ru-tơ và cả Giô-sép đều nhận được những ân phước đặc biệt. Người phụ nữ thấy cuộc đời mình phong phú và nỗi cô đơn tan biến; Phao-lô kinh nghiệm Đức Chúa Trời ban cho ông sức mạnh và đáp ứng mọi nhu cầu của ông; Ruth thấy cuộc sống của mình tràn ngập niềm vui qua một người chồng, một cậu con trai và một người mẹ chồng hạnh phúc và Giô-sép thì trãi nghiệm sự được cất lên trong công việc của ông và có mối quan hệ đầy ơn với những người xung quanh. Sự lựa chọn quan trọng nhất để đối phó với sự cô đơn là mời Chúa bước vào cuộc sống của chúng ta, Đấng hứa với chúng ta, “Ta luôn ở cùng các ngươi…” Ma-thi-ơ 28:20

Chúng ta cũng có thể đưa ra những lựa chọn trong những tình huống cô đơn sẽ đưa chúng ta đến một nơi mà chúng ta có thể: Một Mình Nhưng Không Cô Đơn.

 

Nguyễn Bình & Ngọc Nga

(Lược dịch theo: thoughts-about-god.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan