Tôi tin là các hội thánh càng ngày càng phải làm việc khó khăn hơn trong mục vụ “môn đồ hóa” mà tôi định nghĩa ở đây là dẫn dắt các tín hữu vâng phục mọi điều Chúa Giê-xu dạy. Nhưng nhiều hội thánh vẫn phải vất vả với công vụ này. Có lẽ một trong những lý do dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về ở đâu và bằng cách nào mà hội thánh của bạn có thể làm việc để cải thiện mục vụ môn đồ hóa.
1. Nhiều lãnh đạo hội thánh – kể cả các mục sư – chưa từng thực sự được môn đồ hóa.
Thành thật mà nói, tôi đã bắt đầu quản nhiệm trước khi có một người thực sự có ý đầu tư vào sự môn đồ hóa của tôi. Kết quả là tôi được dấy lên trong một gia đình hội thánh mà tôi đã không được chuẩn bị để môn đồ hóa con dân Chúa – và thế là sự thiếu môn đồ hóa họ là hiển nhiên. Tôi sợ rằng tôi không phải là mục sư duy nhất có câu chuyện như loại này.
2. Trong nhiều trường hợp, chúng ta tin là sẽ được phần thưởng nhiều hơn trong mục vụ làm có thêm người tin Chúa.
Một số hệ phái tìm kiếm sự báo cáo về số lượng người mới cải đạo. Một số hệ phái có sự công nhận những hội thánh cho thấy chứng đạo tốt. Các mục sư chúng ta cũng đôi khi thích báo cáo con số của chúng ta. Điều chúng ta ít khi tường trình, là số những người tin được thực sự môn đồ hóa. Con số đó thường thấp, và “phần thưởng” cho tầm nhìn chiến lược của con số này cũng thấp như thế.
3. Môn đồ hóa là một công việc bề bộn, mệt mỏi và gay go.
Để môn đồ hóa tốt có nghĩa là bạn phải đồng hành với một ai đó trong chặng đường đức tin của họ. Bạn phải sẵn sàng khích lệ và dẫn dắt họ qua những thất bại và đắc thắng. Bạn phải kiên nhẫn nhưng bền lòng. Đôi khi thật không dễ chút nào để làm được mọi điều như vậy.
4. Chúng ta đã hạ thấp môn đồ hóa thành một loạt khóa huấn luyện.
Đó không phải là một hướng dẫn “sự sống và sự sống” mà nó trở thành việc hoàn tất một số khóa huấn luyện (và đôi khi được cấp một vào loại chứng chỉ). Là một nhà giáo dục, tôi không chống lại việc dùng các khóa huấn luyện như là một phần của môn đồ hóa. Tôi chỉ đơn giản lập luận rằng các khóa huấn luyện mà thôi thì không đủ để sinh sản những môn đồ tận hiến của Chúa Giê-xu.
5. Chúng ta không để cho các tân tín hữu có khoảng không gian và thời gian để tranh chiến và tăng trưởng.
Thay vì như vậy, chúng ta chỉ mong muốn họ “đạt được” và phát triển trở nên giống Chúa ngay lập tức. Khi họ không mau chóng đạt được, chúng ta thường đoán xét họ trước khi giúp họ. Tôi rất ngạc nhiên về sự kiện là chúng ta có thể “ban ân sủng” cho tân tín hữu trong môi trường truyền giáo là những người tranh chiến với sự phải bỏ lại sau lưng họ cái thế giới quan và thói quen cũ, nhưng chúng ta lại “ban ân sủng” ít ỏi cho những tân tín hữu cũng đang đối diện với những điều như vậy trong hành trình trở nên người môn đồ.
6. Chúng ta không luôn luôn giảng luận về sự đòi hỏi cao của tin lành.
Khi chúng ta thất bại trong việc nói về những điều như, về yêu cầu của Chúa Giê-xu rằng chúng ta phải từ bỏ mình đi và vác thập giá của mình (Lu-ca 9:23), chúng ta giảng một tin lành bị nguội lạnh. Làm như thế, không ai thấy cần có một người đồng hành với họ trong hành trình được môn đồ hóa.
Những lý do khác mà bạn muốn thêm vào là gì?
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)