Bảy Quy Luật Phụng Sự Trong Vương Quốc

Share

“Nhưng Ta ở giữa các con như người phục vụ vậy” (Lu-ca 22:27). “Môn đồ không hơn Thầy, nhưng nếu môn đồ được huấn luyện đầy đủ, thì sẽ giống như Thầy mình” (Lu-ca 6:40).

Trong những ngày sau cơn bão Katrina, Rudy và Rose đã tới New Orleans Hoa Kỳ để giúp đỡ các nạn nhân. Không thể tìm thấy nơi cắm trại, Rudy bước vào nhà bếp của Nhà thờ Báp-tít ở đại lộ Williams và tình nguyện làm bất cứ điều gì. Nhà thờ đó nằm ở vị trí chiến lược bên cạnh Trụ sở Cảnh sát tuần tra, nơi tiếp đón hàng trăm lính trong lực lượng cảnh sát quốc gia khi họ bảo vệ thành phố tăm tối mịt mù. Nhà thờ đã trở thành một khách sạn cho các cảnh sát và các phụ nữ trong hội thánh đang phục vụ ba bữa ăn mỗi ngày. Họ chào đón Rudy và giao cho anh ta công việc dọn dẹp rác thải.

Điều nầy không đúng với những gì anh ta đang mong đợi. Rudy đã là một mục sư hội thánh ở miền Nam Canada. Khi anh nhìn thấy nỗi đau khổ của người dân trên truyền hình – toàn bộ các khu phố bị ngập lụt, hàng ngàn người vô gia cư, có những người được giải cứu từ những mái nhà – anh đã từ chức tại nhà thờ của mình, bán bộ sưu tập súng của mình để tài trợ cuộc di chuyển, rối anh và Rose đã đến giúp đỡ nạn nhân cơn bão.

Bây giờ, anh ta kết thúc trong việc đi đổ rác. Bằng thừa nhận riêng của mình, Rudy đang tăng trưởng trong rắc rối về thái độ.

Một ngày nọ, anh đang nhặt một túi rác lớn bỏ vào thùng rác. Các nhân viên nhà bếp đã được yêu cầu không đổ chất lỏng dư thừa vào túi, nhưng rõ ràng họ đã không tiếp nhận lời dặn dò đó. Đột nhiên, khi Rudy nhấc nó lên, chiếc túi đã bị xé toạc ra và tất cả các loại đồ ăn còn lại của nhà bếp đổ vào người anh ta – súp mướp tây, đậu đỏ và cơm, nước sốt, dầu mỡ, và bất cứ thứ gì khác nữa.

Rudy đã đứng đó thân mình ướt sũng đầy rác, kêu khóc như một đứa trẻ.

Sau đó anh nói “Đó là khi Chúa làm cho tôi được tan vỡ.” Tôi đã thưa với Chúa, “Nếu Ngài chỉ muốn con cứ lo đổ rác, con sẽ làm điều đó.”

Đó là ngày thứ năm. Rồi vào tối thứ bảy, một người hầu việc Chúa từ nhà thờ đó đến đánh thức anh ta dậy: “Rudy ơi, mục sư của chúng tôi bị bệnh. Họ nói với tôi rằng anh là một thầy giảng. Anh có thể giảng cho chúng tôi sáng mai không?”

Trong thời gian đó, Rudy đã trở thành mục sư của một trong những hội thánh của chúng tôi. Anh đã biến hội chúng nhỏ thành một trung tâm đào tạo các đội làm việc để đi xuống bờ sông chia sẻ tình yêu của Đấng Christ với những người mà cuộc sống đã bị đảo lộn.

Chúa đã ban cho Rudy và Rose French một chức vụ không thể nào quên cho các nạn nhân của cơn bão Katrina. Nhưng chức vụ đó bắt đầu bằng “việc báp têm trong rác thải” nếu bạn muốn.

Bạn sẽ là một đầy tớ.

Nếu bạn theo Chúa Jêsus, bạn sẽ không có lựa chọn nào khác.

Ngài đã mô tả chính mình như một đầy tớ. Ngài phán: con đường đến sự vĩ đại trong vương quốc, là qua sự phục vụ.

Kinh thánh thấm đẫm những lời dạy dỗ, những gương mẫu và sự khích lệ liên quan đến tâm tình của người tôi tớ.

Dưới đây là bảy quy luật – những yếu tố không thể thương lượng được, các nguyên tắc sắt đá – liên quan đến việc phục vụ trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời.

Một. Chỉ người mạnh mẽ nhất mới có thể phục vụ.

Những người yếu đuối, những người chưa trưởng thành, những người xác thịt thì cần được phục vụ.

Chỉ có thập tự giá là minh họa tốt nhất về tâm tình của người tôi tớ được tìm thấy trong Giăng 13:1-4. Chúa chúng ta rửa chân các môn đồ của Ngài. Nhưng trước khi miêu tả sự kiện đó, sứ đồ Giăng nói với chúng ta năm điều quan trọng: 1) Chúa Jêsus biết thời điểm đó là gì; giờ Ngài đã đến; 2) Ngài biết những kẻ thuộc về Ngài và yêu thương họ đến cùng; 3) Chúa Jêsus biết sức mạnh và uy quyền của Ngài; 4) Chúa Jêsus biết Ngài đến từ Đức Chúa Trời; 5) Rằng đích đến của Ngài là thiên đàng. Vì tất cả điều này, Ngài có thể cúi mình xuống và phục vụ.

Tại sao? Bởi vì công việc nầy rất vất vả, chịu đựng sự vô ơn bạc nghĩa và đòi hỏi sự tan vỡ.

Hai. Chỉ bằng cách liên tục hạ mình chúng ta mới có thể làm công việc của một đầy tớ.

Các môn đệ đã bị xúc phạm. Chúng ta được biết, rửa chân cho người khác, không chỉ là công việc của người đầy tớ hầu hạ thấp nhất, mà đặc biệt người làm điều đó không phải người Do Thái. Và chính Chúa đã làm công việc thấp hèn này.

Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là muốn được phục vụ, chứ không phải phục vụ. Chúng ta thích được hoan nghênh, được công nhận, được đánh giá cao, và say mê nhận được sự ngưỡng mộ của quần chúng. Nhưng những thôi thúc đó là lời nguyền rủa đối với con cái của Đức Chúa Trời.

Chúng ta phải hạ mình. Tại sao? Vì công việc của một người đầy tớ thường rất khó khăn, không thỏa mái và đau đớn.

Ba. Câu hỏi thường xuyên của người đầy tớ là “Tôi có thể giúp được gì đây?”

Người ăn mày thành Giê-ri-cô tiếp tục van xin, “Lạy Chúa Jêsus, Con của Đa-vít, xin thương xót con!” Khi anh ta đứng trước Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giêsu nói với anh ta, “Con muốn Ta làm gì cho con?” (Lu-ca 18:41). Đó là câu hỏi của một đầy tớ. Tại sao? Vì người đầy tớ chú tâm đến việc đem đến phước hạnh cho người khác. Người ấy sống để làm cho người khác thành công.

Bốn. Chúng ta phục vụ trong danh Chúa Jêsus vì cớ Chúa Jêsus.

Sứ đồ Phao-lô nói, “Vì chúng tôi không rao giảng chính mình, mà rao giảng Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa; và bản thân chúng tôi là đầy tớ của anh em vì Đức Chúa Jêsus”(2 Cô-rinh-tô 4:5). Phục vụ “vì Chúa Jêsus” có nghĩa là chúng ta nhận các lệnh truyền của Chúa Jêsus về cách phục vụ người khác. Người bồi bàn trong một nhà hàng phục vụ khách hàng, nhưng làm như vậy “vì cớ người quản lý.”

Tại sao? Bởi vì chúng ta thuộc về Chúa Jêsus. Ngài đã cứu chúng ta, chuộc chúng ta và sai phái chúng ta. Chúa Jêsus là Chúa.

Năm. Người đầy tớ không tìm kiếm sự công nhận hay phần thưởng trên đất.

Trong dụ ngôn ở Lu-ca 17:7-10, Chúa chúng ta đã dạy rằng ngay cả khi chúng ta đã làm mọi điều Ngài truyền,– và ai trong chúng ta đã làm mọi điều đó? – chúng ta phải tự nói với chính mình: “Tôi chỉ là một tôi tớ không xứng đáng; Tôi chỉ làm nhiệm vụ của mình.”

Điều quan trọng là phải chỉ ra sự đánh giá này: “Chúng con là những đầy tớ vô dụng, điều chúng con đã làm chỉ là điều chúng con phải làm mà thôi.’ – là điều chúng ta nói với chính mình chứ không phải với nhau (xem số sáu). Chúa cũng sẽ không nói điều đó với chúng ta (số bảy).

Tại sao? Bởi vì bản ngã phải được liên tục đặt trên thập tự giá … “Anh em đang phục vụ Đấng Christ là Chúa.” (Cô-lô-se 3:24).

Sáu. Người đầy tớ không bao giờ do dự trong việc tôn trọng những người khác khi họ phục vụ tốt.

Kinh thánh nói về điều này rất nhiều: I Timôthê 5:17, Phi-líp 2:29 và I Cô-rinh-tô 16:16 là những ví dụ. “Các trưởng lão khéo lãnh đạo Hội Thánh thì càng phải được kính trọng nhiều hơn, nhất là những người chịu khó nhọc trong việc truyền đạo và dạy dỗ.” (1 Ti-mô-thê 5:17).

Tại sao: Vì đây là những gì tình yêu sẽ làm.

Chúng ta không thể bỏ lỡ điều trớ trêu ở đây. Chúng ta không tìm kiếm sự công nhận, nhưng chúng ta phải thúc đẩy đánh giá cao người khác. Tôi hình dung ý nghĩa của điều này là chúng ta không nên sống dựa trên lời khen ngợi. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta có thể trở nên quá phụ thuộc vào nó. Và người đầy tớ nào cần được đánh giá cao đang tự làm cho mình thất vọng.

Bảy. Người đầy tớ trông mong Chủ mình nhìn nhận và khen thưởng.

“Bạn là ai mà xét đoán đầy tớ của người khác? Nó đứng hay ngã, đó là việc của chủ nó” Với chủ của mình một đầy tớ đứng dậy hoặc ngã.” (Rô-ma 14:4).

Chúa chúng ta đã nói với chúng ta phải mong đợi điều gì. “Hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín kia, được lắm! Ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi cai quản nhiều.” (Ma-thi-ơ 25: 41,23).

Rất nhiều phần kinh thánh khác chuẩn bị cho chúng ta cho thời điểm khi Chúa làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp. “Đến ngày người công chính sống lại, ngươi sẽ được đền ơn.” (Lu-ca 14:14). Và, “Từ nay mão triều thiên công chính đã dành sẵn cho ta; Chúa là thẩm phán công minh sẽ ban mão ấy cho ta trong Ngày đó, nhưng không chỉ cho ta mà cũng cho tất cả những ai yêu mến sự hiện đến của Ngài.” (2 Ti-mô-thê 4: 8).

 

Dịch:  David Tô

(Nguồn:  gospelheralds.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan