Vào tháng 2 vừa qua (2019), một tòa án ở Canada đã ra phán quyết rằng cô Maxine có thể nhận kích thích tố nam mà không cần có ý kiến của cha mẹ. Quan tòa tuyên bố rằng “cậu” có quyền được nhận điều trị về chứng “rối loạn giới tính” (dysphoria) mà ý kiến của cha mẹ không thể xen vào.
“Những cố gắng thuyết phục [Maxine] từ bỏ sự điều trị về chứng “rối loạn giới tính”; việc gọi [Maxine] bằng tên khai sinh; các cách nói đến [Maxine] như là một cô gái hay dùng những tiếng xưng hô mang ý nghĩa giới tính nữ về “cậu” phải bị coi như là bạo hành trong gia đình chiếu theo điều s. 38 của Đạo Luật Gia Đình.” Quan tòa mạnh mẽ phán quyết như thế vào ngày 27 tháng 2.
Người cha của cô nói rằng “Họ xem [Maxine] như là một con thỏ guinea pig của phòng thí nghiệm. Liệu Bệnh Viện Trẻ Em BC sẽ ở cùng với cháu khi mà vào 5 năm sau cháu muốn từ bỏ cái [giới tính nam] mà họ đã làm cho cháu? Chắc chắn là không. Họ không quan tâm gì cả. Họ chỉ muốn có những con số! “
“Chúng tôi sẽ tranh đấu đến Tối Cao Pháp Viện Canada.” Ông Clark thêm rằng, “Chúng tôi không bỏ cuộc.”
Người cha giải thích rằng nhiều tháng trước khi “cô” làm quyết định nhận những mũi chích kích thích tố nam, Maxine bị trầm cảm và tình trạng tâm lý bất ổn. Cô cũng hoạt động tình dục, làm những thử nghiệm sống như là nữ đồng tính trong một thời gian.
Ông Clark từ chối chấp nhận rằng con gái của ông có một giới tính khác hơn là giới tính nữ mà Chúa đã dựng nên cho cô. Và bây giờ, việc ông từ chối nói đến Maxine như là một người nam khiến ông bị kết tội “bạo hành trong gia đình.”
Quan tòa Francesca Marzari của Tòa Tối Cao bang British Columbia bày tỏ rằng bà bất mãn trước thái độ của ông Clark cứ tiếp tục ám chỉ con gái của ông là “con gái” trong giới truyền thông.
Dù ông Clark nói rằng ông không làm điều gì khác hơn là nói lên những dữ kiện sinh hóa, bà quan tòa gọi những lời của ông là “vi phạm luật bạo hành trong gia đình” do việc ông “từ chối lý lịch giới tính của [Maxine]”
“[Clark’s] tiếp tục có những cuộc phỏng vấn với giới truyền thông trong đó ông coi [Maxine] như là người nữ, dùng tên của người nữ cho [Maxine]… và bày tỏ sự chống đối của ông với sự trị liệu [Maxine] đã chọn. Điều này tạo ra một sự làm hại cho [Maxine].
Quan tòa Marzari cũng ra lệnh bảo vệ cấm ông Clark nói chuyện với giới truyền thông về trường hợp của Maxine.
Đi xa hơn nữa, Marzari cũng cấm ông Clark làm bất cứ điều gì khiến Maxine có thể “đặt câu hỏi về giới tính thật hay về ích lợi thật của sự trị liệu.”
Thật kinh hoàng thay, mặc cho những ngăn cấm hết sức nghiêm ngặt như vậy, quan toàn cho rằng “quyền tự do tư tưởng và phát biểu” của ông Clark không hề bị ảnh hưởng.
Cuộc kháng án của ông Clark chống lại phán quyết sơ khởi về chích kích thích tố nam sẽ được tòa tối cao nghị bàn vào ngày 14 tháng 5.
(* Tất cả tên các nhân vật trong phần trình bày kể trên đã được thay đổi)
Thế còn ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa và kinh nghiệm về vấn đề giải phẩu đổi giới tính cho trường hợp như trên thì sao?
Theo Tiến sỹ Paul McHugh, một nhà phân tâm học nổi tiếng với trên 40 năm kinh nghiệm thì “rối loạn giới tính phải được chữa trị bằng tâm lý chứ không phải bằng phẩu thuật.”
Trong một tài liệu được xuất bản bởi The Public Discourse: A Journal of the Witherspoon Institute năm 2015, Tiến sỹ McHugh viết, “Ý tưởng cho rằng giới tính của một người là do cảm xúc, không phải là do thực tế, đã thâm nhập vào văn hóa của chúng ta và để lại những thương vong trong làn sóng của nó.”
Ông nói đến sự kiện là Bệnh Viện John Hopkins đã ngưng các phẩu thuật đổi giới tính trong thời kỳ giữa thập niên 1970 vì kết quả là chúng không giúp gì cho những bệnh nhân của chứng rối loạn giới tính. Ông cũng trích dẩn từ nghiên cứu ở Thụy Điển khám phá là, “sau 10 đến 15 năm được thay đổi giới tính bằng phẩu thuật, tỷ lệ tự tử của những người thực hiện chúng lên đến 20 lần so với những người bạn bình thường của họ.”
McHugh bày tỏ quan tâm rằng với bầu không khí chính trị hiện nay các nhà trị liệu không sẵn sàng giúp cho các bệnh nhân có chứng rối loạn giới tính giải quyết những tranh chiến của họ. Thay vì làm như vậy các nhà trị liệu này chỉ gửi họ đến những “người tư vấn về giới tính” là những người khích lệ họ trong sự giả định sai lầm về giới tính của họ.”
McHugh có quan điểm rất rõ và mạnh rằng, “Người nam được đổi giới tính không trở nên người nữ và ngược lại người nữ đổi giới tính không trở thành người nam. Tất cả sẽ trở thành những người nam bị nữ tính hóa hay những người nữ bị nam tính hóa, và đây là sự giả tạo hay áp đặt nhân cách của giới tính khác lên trên lý lịch giới tính thật của họ.”
“Trong thực tế, chứng rối loạn giới tính – từ ngữ phân tâm học dùng cho cảm nhận của một người rằng mình có giới tính đối nghịch với thân thể của mình – thuộc về một “gia đình” của chứng có giả định rối loạn cũng như chứng rối loạn về thân thể. Gia đình này có những chứng tâm lý sợ cơ thể mập hay chứng tự kỷ sợ hãi về một khía cạnh nào đó về hình dáng của mình. Cách trị liệu chúng không phải là giải quyết trên thân thể bằng phẩu thuật và kích thích tố theo kiểu hút mỡ ra khỏi người có chứng tâm lý sợ mập phì.”
Bạn đọc có thể đọc thêm một số bài liên hệ đã được đăng trên trang mạng như: LGBT Và Quyền Lực Khóa Miệng: Những Người Phục Hồi Trở Lại Phái Tính Bẩm Sinh và Vấn Đề Chuyển Đổi Giới Tính
Văn Bình & Ánh Dương
(Lược dịch theo: faithit.com và binary.org.au)