Cánh Đồng Giới Trẻ Thế Kỷ 21

Share

Bài viết này, dù ly chđlà gii trti Hoa K, nhưng theo nhn xét chung ca các vlãnh đo hi thánh và gii nghiên cu chuyên môn, nói lên mt tình trng chung khp nơi.

“Đa Con Ngoan Đo Ca Tôi Không Còn Tin Chúa! Tôi Đã Làm Gì Sai?" Trải qua hơn 20 năm sinh hoạt với đủ loại cộng đồng tại Hoa Kỳ, tôi thường nghe những mẫu chuyện, và sự tương tự của những câu chuyện này rất là ấn tượng với tôi.

Những cuộc trao đổi với tôi đã được dấy lên nhiều lần, nhưng nó vẫn đánh động vào tôi như là có một con dao đâm thấu tim. Câu chuyện gì đây? Tôi đang nói về những cha mẹ lo lắng, đầy nước mặt xẽ chia về con cái của họ đã bác bỏ niềm tin mà một thời chúng bám chặt vào.

Tôi nghe về những người trẻ được dấy lên trong những căn nhà tin kính, học trường Tin Lành – ngay cả các bạn trẻ đã tuyên xưng đức tin – nhưng bây giờ lại xưng rằng họ là người không tin thần thánh là quan trọng hoặc thậm chí vô thần. Và những người yêu thương của họ đang bị dày vò với câu hỏi: “Chúng tôi đã làm gì sai?”

Cha mẹ, ông bà, và các lãnh đạo Hội thánh giải thích những câu chuyện đau lòng của họ với một sự mòn mỏi về mức gia tăng sa sút thuộc linh. Thật buồn khi vừa quan tâm đến mối liên hệ giữa những người trẻ với Chúa vừa thương cho các phụ huynh bị dày vò với suy nghĩ có phải họ đã làm điều gì sai.

Tình Trạng Chung Của Giới Trẻ Trong Thế Kỷ 21

Trung Tâm Nghiên Cứu Pew ghi chú rằng giới trẻ “teen” của thế kỷ 21 là thế hệ người Hoa Kỳ ‘ít’ tôn giáo nhất. Thống kê cho biết, “một trong bốn không thuộc về bất cứ một tôn giáo nào.” Đây là con số lớn hơn nhiều với giới thanh niên từ 18 đến 29 tuổi. Dù vậy, không thuộc về không có nghĩa là không có niềm tin. Giới này cầu nguyện, ở mức thường xuyên như bất cứ thế hệ lớn hơn của chúng đã làm khi họ trong lứa tuổi của chúng.

Tuy nhiên, Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Berkley báo cáo là giới trẻ teen của thế kỷ 21 có cảm ứng phức tạp về Cơ Đốc Giáo. 76% nghĩ rằng Cơ Đốc Giáo “có những giá trị và nguyên tắc tốt” và 63% đồng ý rằng “Cơ Đốc Giáo có bày tỏ tình yêu thương với người khác.” Trong mặt khác thì gần 2/3 (64%) cho rằng “chống đồng tính” là thực chất của Cơ Đốc Giáo và trên 60% cho rằng Cơ Đốc Giáo có tính “đoán xét”.

Giới trẻ trong các trường trung học, so với toàn dân, có tỷ lệ cao hơn về tình trạng không theo tôn giáo nào. Ít hơn trước đây, họ không nhận mình là thuộc về các hệ phái Tin Lành hay Cải Chánh. Họ cũng ít vâng giữ các niềm tin truyền thống. Chưa đến 1/4 (23%) tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và phải được hiểu theo ý nghĩa của văn tự (word for word). Chừng 1 trong 4 (26%) tin Kinh Thánh là Lời Chúa nhưng không phải là mọi điều trong Kinh Thánh phải được hiểu theo văn tự. Khoảng 4 trong 10 (37%) cho rằng Kinh Thánh là do người ta viết ra và không phải là Lời Chúa.

Cũng theo thăm dò “Giới Trẻ Thế Kỷ 21 Trong Lứa Tuổi Trưởng Thành” của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, quan niệm và hành vi về tôn giáo của thế hệ này khác xa với những nhóm tuổi lớn hơn. Không những chúng ít gắn bó hơn với các tôn giáo, chúng cũng ít sẵn sàng nói chúng tin Chúa. Một số đông trong chúng vẫn nói là tin Chúa (85%), nhưng chỉ 58% xác quyết là “Chúa hiện hữu.”

Những Lời Của Lẽ Thật Và Khôn Ngoan Từ Một Người Lão Thành

Trong lúc tổng hợp các con số thống kê trên, tôi nhận một cú gọi từ Josh McDowell, một người lão thành về nghiên cứu những nối kết chồng chéo của giới trẻ, văn hóa, tôn giáo và chứng cớ về đức tin Cơ Đốc. 

Một thập niên trước đây, một số trong cộng đồng Cơ Đốc đã đón nhận những tiên đoán của McDowell về khung cảnh sa sút đạo đức và thuộc linh của thế kỷ 21 với một thái độ nghi ngờ. Nhưng khảo sát của ông, thật đáng buồn thay, cho thấy là rất chính xác. McDowell nói với tôi là trong cuộc nói chuyện điện thoại, “Xã hội ngày nay để cho cảm xúc điều khiển Kinh Thánh, lẽ thật đạo đức – thậm chí ngay cả khoa học.”                                                      

Một trong những thí dụ điển hình nói lên tình trạng cảm xúc “emotion” bẻ cong khoa học là vấn đề quan điểm thiếu khoa học của Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ và của các chính quyền Âu Mỹ về vấn đề đồng tính. Trước năm 1973, Hiệp Hội xác định nguyên nhân chính của sự đồng tính là do có sai lệch tâm sinh lý ở mức rất trầm trọng và kéo dài. Với sự tư vấn tâm lý kiên trì và thích hợp, cùng với sự nhận biết của người bị chứng đồng tính về nguyên nhân sâu xa này, người có chứng đồng tính có thể phục hồi được giới tính nguyên thủy của mình. Chủ trương cải sửa tình trạng đồng tính thường được biết đến dưới tên là Liệu Pháp Cải Sửa (Reparative Therapy). 

Kể từ năm 1973, dưới áp lực của xã hội và giới trí thức, đặc biệt của thành phần đồng tính trong giới bác sĩ tâm lý của Hiệp Hội, quan điểm này được tạm rút lại với điều kiện là phải có những nghiên cứu sâu xa trong tương lai để xác định tiếp tục tạm rút quan điểm này hay không. Nhưng đến nay, sau khi những người đồng tính đã kiểm soát được Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ, điều kiện này đã không được thực hiện trong lúc càng ngày càng có nhiều nghiên cứu đứng đắn làm mạnh mẽ thêm quan điểm này. Hiện nay, dưới áp lực và thế lực của phong trào đồng tính, nhiều chính quyền ở các nước Âu Mỹ và Úc đang tìm cách làm luật ngăn cấm và trừng phạt rất nặng liệu pháp cải sửa.

Nhưng với những người vẫn tin nhận một Đấng Cứu Thế là Đấng tìm đến những con chiên bị tản lạc ra khắp nơi xa, khung cảnh thuộc linh của năm 2017 là chín mùi cơ hội. Giới trẻ teen của thế kỷ 21 có lòng mở rộng trao đổi những vấn đề tâm linh khi sự truyền thông có tính tôn trọng, thành thật và không văn vẻ hay độc thoại. Các bạn trong tuổi này có thể được dẫn dắt đến với Chúa Cứu Thế và người xẽ chia không cần phải có một văn bằng về Hậu Hiện Đại (Postmodernism) hay Thần Học (Theology). Có rất nhiều bạn teen xung quanh chúng ta là những người tìm kiếm tâm linh, khao khát một đức tin thật được đặt trên nền tảng những mối quan hệ hơn là một tôn giáo con người.

Bí quyết cho sứ mạng ngày nay là tập trung vào sự xây dựng những mối quan hệ bằng cách đầu tư thời giờ và cam kết cá nhân. Sự xây dựng mức đáng tin cậy, cầu nguyện và kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta được lắng nghe vượt trên mức luôn ồn ào của văn hóa. Những điều này là những bí quyết cho sứ mạng mà chúng ta cần có để có thể làm nên sự khác biệt trong bất cứ hoàn cảnh thế hệ nào.

 

Nguyễn Bình

(Viết theo Alex McFarland, My Devout Child No Longer Believes In God, cbn.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan