[bs-quote quote=”Bây giờ Ta truyền cho các con một điều răn mới: ‘Các con hãy yêu thương nhau. Ta đã yêu thương các con thể nào, các con cũng hãy yêu nhau thể ấy.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Giăng 13:34 (BDM 2002)”][/bs-quote]
Trong xã hội theo lối sống cá nhân, nhiều người trong chúng ta thường cảm nhận ra sự cô độc và trong số đó có nhiều người thật sự sống cô độc. Văn hóa của xã hội chúng ta làm cho nhiều người tin rằng tốt hơn là chỉ sống cho mình và chẳng cần người khác giúp đỡ. Nhưng tin lành – và toàn thể Kinh Thánh – nhấn mạnh lẽ thật là chúng ta được dựng nên cho cộng đồng. Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta không phải là những hữu thể cô lập, nhưng là những con người sẻ chia sự sống với những người khác. Cách chính yếu mà chúng ta, những Cơ đốc nhân sống trong cộng đồng, là sống là một thành viên của hội thánh.
Khi nói đến cộng đồng, văn hóa thế tục của chúng ta thường nghĩ đến một câu lạc bộ xã hội hay một tổ chức hội đoàn được thành lập cho một mục đích hay quyền lợi riêng biệt nào đó. Nhưng hội thánh lớn hơn chúng rất nhiều. Hội thánh là “thân thể” của Đấng Christ (Cô-lô-se 1.24). Và Kinh Thánh Tân Ước diễn tả bản chất của quan hệ giữa chúng ta với những Cơ đốc nhân khác trong từ Hy-lạp koinonia, dịch là “thông công.” Nó có nghĩa là những Cơ đốc nhân chúng ta có một mối tương giao mật thiết với nhau và cùng dự phần sự sống của nhau. Không chỉ nhiêu đó thôi, chúng ta cũng có mối tương giao mật thiết với Đấng Christ và dự phần với sự sống và sứ mạng của Ngài. Chúng ta là những chi thể trong thân thể của Ngài.
Hiệp Một Những Khác Biệt
Sự thông công của hội thánh được diễn tả đặc biệt trong sự hiện diện của những khác biệt. Chúa muốn biến đổi chúng ta từ những người thích sẻ chia cùng với những người giống chúng ta trở thành những người yêu thương những người không giống chúng ta, và trở thành những người khác với những người mà chúng ta thích liên hệ với.
Trong cuốn sách Hội Thánh Sống Động, John Stott bàn về “cả chiều tiêu cực (không làm) lẫn chiều tích cực (làm),” của loại thông công yêu thương này:
“Một cách tiêu cực, nếu chúng ta yêu thương lẫn nhau, chúng ta sẽ không đoán xét nhau, hay nói điều ác chống nhau. Chúng ta sẽ không cắn nuốt nhau. Và chúng ta sẽ không khuấy phá hay ganh ghét hay lừa dối nhau. Một cách tích cực, nếu chúng ta yêu thương lẫn nhau, chúng ta sẽ tử tế và thương xót nhau, chịu đựng và tha thứ nhau, vâng phục và xây dựng lẫn nhau, tiếp đón và khích lệ nhau, dạy dỗ và an ủi nhau, cầu nguyện và mang lấy những gánh nặng cho nhau.”
Cộng đồng chính là cơ hội. Sự thông công trong hội thánh trở thành người trợ lý và con đường cho chúng ta yêu thương và phục vụ lẫn nhau, ngay cả cho người ngoài hội thánh. Trên hết, hội thánh được kêu gọi trở nên một cái gương soi hình ảnh tình yêu thương của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Ngài hiện hữu trong ba ngôi: Cha, Con và Thánh Linh. Ngài là sự hiệp một thực hữu của những khác biệt, và chúng ta được mời gọi không chỉ sẻ chia tình yêu của Chúa Ba Ngôi nhưng mở rộng ra tình yêu thương với mọi người mà chúng ta gặp được.
Tình Yêu Thương Ở Nơi Làm Việc Và Trong Cộng Đồng
Một lý do tại sao Chúa dựng nên hội thánh là để cho chúng ta có thể trải nghiệm sâu xa tình yêu thương của Đấng Christ. Tình yêu này không bao giờ bị giới hạn trong vòng bốn bức tường nhà thờ và cộng đồng tín hữu bên trong. Nó phải được tuôn chảy ra dư dật vào trong các cộng đồng của chúng ta, kể cả trong những nơi làm việc. Tình yêu thương của Đấng Christ thay đổi cách chúng ta nhìn đến những mục vụ phục vụ cộng đồng của chúng ta.
Những người bạn làm việc của chúng ta không chỉ đơn giản là những người giúp chúng ta làm được công việc của mình hay giúp chúng ta thăng tiến nghiệp vụ. Không, Chúa đặt họ vào trong đời sống của chúng ta cho dù họ rất khác biệt với chúng ta. Chúng ta được kêu gọi để yêu thương họ, như Stott giải thích, một cách tiêu cực (không làm điều xấu) lẫn tích cực (làm mọi điều tốt) để cho họ không chỉ nhận vào nhưng trải nghiệm dòng tuôn chảy yêu thương và thương xót của Chúa.
Những cộng đồng nào mà bạn đang ở trong? Bạn có cách nào để bày tỏ tình yêu thương của bạn cho một ai đó trong ngày hôm nay không?
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: thenivbible.com)