Chúng Ta Đối Phó Với Những Điểm Mù Của Mình Như Thế Nào?

Share

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện về John Newton (1725-1807), tác giả của bài thánh ca được yêu thích “Ân Điển Lạ Lùng”, Amazing Grace, một bài thánh ca kể lại câu chuyện về sự cải đạo của ông trong một cách rất riêng tư. Như ông đã viết một câu nổi tiếng, “Ân sủng kỳ diệu, âm thanh ngọt ngào làm sao, đã cứu một kẻ khốn nạn như tôi.” Nhiều người trong chúng ta có thể nói: “Điều đó cũng nói về trường hợp của tôi!”

Với Newton, khi còn trẻ, ông từng là thuyền trưởng của một số tàu nô lệ, mua bán hơn 400 nô lệ. Khi về già, ông là một người kiên quyết chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ, làm chứng rõ ràng sống động về sự khủng khiếp của việc buôn bán nô lệ. Ông thật đã từng là một kẻ khốn nạn!

Nhưng bạn có biết là Newton đã có trải nghiệm khởi đầu của sự cải đạo trong khi vẫn tham gia vào công việc kinh doanh buôn bán nô lệ không? Rằng ông tiếp tục làm thuyền trưởng một con tàu nô lệ trong hơn 5 năm trong khi tăng trưởng đức tin không? Và ban đầu ông rút khỏi công việc kinh doanh kỳ quái buôn bán nô lệ là vì lý do sức khỏe hơn là vì niềm tin Cơ đốc không?

Sau này, sau khi đã hoàn toàn đứng hẳn với phong trào bãi nô, ông đã viết: “Đối với tôi, nó sẽ luôn là một chủ đề khiến tôi phải phản hồi một cách nhục nhã, rằng tôi đã từng là một công cụ tích cực trong một sự kinh doanh mà giờ đây lòng tôi rùng mình.” Và ông mô tả cả việc buôn bán nô lệ và việc ông tham gia vào đó là “ghê tởm”.

Tuy nhiên, ông đã viết một cách thẳng thắn về những năm của cuộc đời là thuyền trưởng tàu buôn bán nô lệ, ông giải thích: “Đã từ lâu tôi đã thấy là không thể chấp nhận được chuyện đó.  Đáng lẽ tôi phải từ bỏ nó thật sớm hơn nếu tôi suy xét về nó như tôi đang suy xét bây giờ rằng nó là điều hết sức bất hợp pháp và sai trái. Thế mà vào thời điểm đó đầu óc của tôi không bao giờ đắn đo về nó.  Và cũng chẳng bao giờ mà ý nghĩ đắn đo như vậy lại được bất cứ người bạn nào của tôi đề nghị với tôi.

Những gì tôi đã làm, tôi đã làm một cách ngu muội; cứ coi đó là con đường sống mà Đấng Chu Cấp đã phân bổ cho tôi.  Tôi không có sự quan tâm theo quan điểm của lương tâm để đối xử với các Nô lệ  – trong lúc họ ở dưới sự chăm sóc của tôi với sự nhân đạo nhất mà tôi có thể làm được – như thể là chăm sóc cho sự an toàn của bản thân tôi. (Tôi nhấn mạnh.)

Tóm lại, ông viết, “Phong tục, mẫu mực và quyền lợi đã làm tôi mù quáng. Tôi đã làm điều đó một cách ngu muội.”

Newton, giống như chúng ta, là một đứa trẻ của thời đại của ông.

Chắc chắn một số bạn sẽ phản đối điều này, nói rằng: “Không đời nào ông ta lại ngu muội như vậy! Một người thực sự cải đạo sẽ không bao giờ chấp nhận một điều như vậy, dù chỉ một phút.”

Sự thật là Newton đã phản ánh rằng trong những năm đầu tin Chúa, ông đã không phải là “một người tin Chúa theo ý nghĩa đầy đủ của từ này.”

Dù vậy, ông chắc chắn nghĩ rằng mình là một người tin Chúa và chắc chắn là ông đang bước đi trong sự sáng mà ông có vào thời điểm đó.

Vì vậy, câu trả lời của tôi dành cho bạn, là người sẽ lên án Newtonm đến trực tiếp từ những lời của Paul: “Vậy, hỡi người kia, dù bạn là ai đi nữa, khi lên án người khác thì bạn không thể bào chữa cho mình được; vì trong khi lên án họ, bạn cũng tự lên án chính mình, bởi bạn lên án họ mà cũng làm các việc như họ.” (Rô-ma 2:1 BTTHĐ 2010).

Có thể là chúng ta cũng có một số điểm mù nghiêm trọng? Có thể nào chúng ta cũng ngu muội trong một số cách nào đó không? Có thể nào chúng ta đã thất bại không đứng lên trong một số vấn đề ngày nay, những vấn đề mà các thế hệ tương lai sẽ lên án chúng ta?

Rốt cuộc, đó chính là bản chất của một điểm mù. Chúng ta không biết nó ở đó cho đến khi có một ai đó chỉ ra cho chúng ta hoặc chúng ta tự mình khám phá ra nó, thường là một cách đau đớn.

Hãy nhớ lại những bài học lái xe đầu tiên của bạn. Bạn nghĩ rằng bạn đã kiểm tra làn ranh đường bên cạnh, chỉ để nghe thấy tiếng còi inh ỏi hoặc tệ hơn nữa là đụng phải chiếc xe mà bạn không nhìn thấy, chính xác là vì nó ở trong điểm mù của bạn.

Như tôi đã thường nói, chúng ta không biết những gì chúng ta không biết, và do đó chúng ta không biết rằng chúng ta không biết.

Ví dụ, bạn có thể chắc chắn rằng mình đã cho tất cả các thành phần nguyên liệu vào một công thức vì bạn không biết rằng cần có những nguyên liệu khác. Hoặc bạn có thể chắc chắn rằng mình đã đọc tất cả các tài liệu liên quan về một chủ đề bởi vì bạn không biết rằng có rất nhiều cuốn sách quan trọng mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không biết rằng bạn không biết chính xác bởi vì bạn không biết rằng bạn không biết.

Cũng với tinh thần đó, một người bạn Da đen của tôi (là người ủng hộ và đồng nghiệp thực sự) đã từng nói với tôi: “Mike, anh không có cốt tủy phân biệt chủng tộc trong người. Nhưng có rất nhiều điều mà anh không biết.”

Tôi ghi nhớ vào lòng những nhận xét của anh ấy và thường bắt đầu với giả định đó. Có rất nhiều điều mà tôi không biết.

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc làm sao mà một người nào đó vừa có thể là người có lòng chân chính đi theo Chúa Giê-su nhưng lại tham gia vào một điều gì đó sai trái như chế độ nô lệ, ngay cả trong một thời gian với tư cách là một tín đồ mới, hãy xem sứ đồ Phao-lô đã nói gì về quá khứ của chính ông:

12 Ta cảm tạ Đấng ban năng lực cho ta là Đấng Christ Jêsus, Chúa chúng ta, vì Ngài đã xét ta là trung tín và chỉ định ta phục vụ Ngài; 13 dù trước đây ta vốn là kẻ phạm thượng, bắt bớ, xấc láo. Nhưng ta đã nhận ơn thương xót, vì lúc ấy ta đã hành động một cách ngu muội do lòng vô tín. 14 Thật ân điển của Chúa chúng ta đã chan chứa trên ta cùng với đức tin và tình yêu thương trong Đấng Christ Jêsus.” (1 Ti-mô-thê 1:12–14).

Vì là một nhà lãnh đạo Do Thái sốt sắng và kính sợ Đức Chúa Trời nhưng không biết Chúa Giê-xu, ông đã bắt bớ dữ dội những người Do Thái khác theo Chúa Giê-su, thậm chí đến mức cái chếtcủa họ. Tuy nhiên, Chúa đã thương xót ông vì ông đã làm điều đó một cách ngu muội. Một khi đối mặt với lẽ thật về Chúa Giê-su, ông đã ăn năn vô cùng.

Phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta không bao giờ nên giáo điều hoặc có niềm tin sâu sắc? Hoàn toàn không phải là như vậy. Chắc chắn có những vấn đề mà chúng ta sẽ sống chết với chúngvà những sự thật mà chúng ta không thể rời bỏ được.

Nhưng chúng ta nên bước đi trong sự khiêm nhường lớn lao, nhận biết rằng không ai trong chúng ta biết tất cả hoặc có tất cả. Hãy hiểu rằng trong những cách có thể làm chúng ta ngạc nhiên, chúng ta không đạt được các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời vì sự ngu muội của mình và/hoặc vì cái linh của thời đại mà chúng ta đang sống.

Đó là lý do tại sao điều cần thiết là chúng ta phải thường xuyên đến thưa trình trước mặt Chúa, cầu xin Ngài chiếu ánh sáng của Thánh Linh Ngài vào đời sống chúng ta và tra xét chính mình bằng Lời Ngài.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chúng ta phải dễ dạy và có thể sửa sai, ghét sự bướng bỉnh và kiêu ngạo như bệnh dịch hạch.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chúng ta phải “mau nghe, chậm nói và chậm giận” (Gia Cốp [Gia Cơ] 1:19), cố gắng cách tốt nhất để hiểu quan điểm của người khác trước khi đưa ra những phán quyết cuối cùng của mình.

Khi đề cập đến các vấn đề văn hóa gây tranh cãi thời nay như vấn đề phá thai và LGBTQ, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì rằng những điều này là tội lỗi trước mắt Chúa. Đồng thời, tôi nhận ra rằng tôi có thể không nghĩ biết đến một số lý do khiến những người xưng là tín đồ Đấng Christ có thể bênh vực những thực hành và lối sống như vậy. Không phải tất cả họ đều là những tội nhân cuồng nộ, đầy phạm thượng và tội lỗi.  Một số người trong số họ chân thành tin rằng họ đang đứng về lẽ phải và công chính, tin rằng họ đang hành động với lòng thương xót và nhân từ đến từ tình yêu thương dành cho Đức Chúa Trời và con người.

Và vì vậy, thay vì gạt bỏ những chuyện họ tin như thế, theo cách xem chúng như là chuyện chẳng có gì đáng được chấp nhận, chúng ta nên hiểu điều gì khiến họ chấp nhận những điều như vậy, đồng thời cũng tìm kiếm trong lòng mình có sự mù quáng và thiếu hiểu biết nào không. (Ví dụ, khi nói đến việc phá thai, liệu có sự thật nào trong lời buộc tội của những người ủng hộ phá thai cho rằng một số người trong chúng ta quan tâm đến phúc lợi của em bé trong bụng mẹ hơn là sự an lành của đứa trẻ bên ngoài bụng mẹ không? Với những vấn đề khác, có thể là quan điểm của chúng ta là đúng nhưng thái độ của chúng ta là sai không?)

Đây cũng là lý do tại sao việc cho phép niềm tin và những sự đoan chắc của chính bạn bị thách thức là điều lành mạnh. Nếu bạn đứng về phía đúng của lẽ thật với một tinh thần đúng đắn, bạn sẽ được xác nhận. Nếu bạn sai trong sự kiện hoặc trong thái độ, bạn sẽ làm điều tốt là thực hiện những điều chỉnh cần thiết (để bảo vệ lẽ thật tốt hơn).

Chúng ta có thể có nhiều điểm mù hơn chúng ta muốn thừa nhận.

 

 

 

Lược dịch:  Nguyễn Trọng (BBT).

Nguồn: christianpost.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan