Lần đầu tiên tôi đăng bài về “vấn đề của sự tốt lành” trên blog của mình cách đây 14 năm, nhưngngày nay nó vẫn phù hợp với những cuộc đối thoại giữa tôi với những người khác (không có gì thay đổi ngoài việc tôi đã già đi 14 tuổi!). Mọi người luôn nói về vấn đề cái ác và nó đe dọa thế giới quan Cơ đốc giáo như thế nào, nhưng họ hầu như không bao giờ nói về vấn đề cái thiện và nó đe dọa thế giới quan “không Cơ đốc giáo” như thế nào, bao gồm khuôn khổ tiến hóa, sự tồn tại của loài thích ứng nhất, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tự nhiên . Việc mọi người sẵn sàng hy sinh làm điều tốt vì lợi ích của người khác — những người mà chủ nghĩa tự nhiên coi là những mắt xích yếu đuối trong chuỗi tiến hóa phải không còn tồn tại — là điều hoàn toàn phi thường và phải được giải thích. —Randy.
Trong khi những người vô thần có thói quen luôn nói về vấn đề cái ác, họ thường không nêu vấn đề về sự tốt lành. Nhưng nếu cái ác là bằng chứng chống lại Đức Chúa Trời, thì chẳng phải sự tốt lành được coi là bằng chứng cho Ngài sao? Và đó có phải là bằng chứng chống lại chủ nghĩa vô thần không?
Từ một quan điểm phi thần học, cái ác là gì? Không phải nó chỉ là thiên nhiên (nature) đang hoạt động sao? Trong một thế giới vật chất hoàn toàn thuộc về thiên nhiên, chẳng phải mọi thứ đều không tốt cũng không xấu sao? Thiện và ác ngụ ý về “nên” và “không nên” là điều mà thiên nhiên không có khả năng tạo ra.
Augustine đã tóm tắt cuộc tranh luận trong hai câu hỏi lớn: “Nếu không có Chúa, tại sao lại có nhiều điều tốt lành như vậy? Nếu có Chúa, tại sao lại có quá nhiều điều ác?” Đối với nhiều người, chỉ có câu hỏi thứ hai xuất hiện. Nhưng câu hỏi đầu tiên cũng quan trọng không kém. Nếu một Đức Chúa Trời tốt lành không hiện hữu, nguồn gốc của sự tốt lành là gì?
Chúng ta không có lý do hợp lý để coi sự tốt lành là điều tự nhiên mà có; sự tồn tại của sự tốt lànhđòi hỏi một lời giải thích. Phần lớn những điều tốt đẹp trên thế giới thiên nhiên này, chẳng hạn như vẻ đẹp của một bông hoa hay sự hùng vĩ của một thác nước hay niềm vui của một con rái cá đang chơi đùa, không phục vụ mục đích thiết thực nào hơn là nghệ thuật vĩ đại. Tuy nhiên, nó phục vụ một mục đích cao cả là khiến chúng ta tràn ngập niềm vui, sự ngạc nhiên và lòng biết ơn.
Tại sao ai cũng có lòng cảm nhận biết ơn? Và tại sao mọi người, ngay cả những người sống sót, dù không theo tôn giáo nào, sau một vụ tai nạn máy bay thường cảm ơn Trời hay Chúa? Có phải mọi người cảm ơn Chúa về thời gian, cơ hội và sự chọn lọc của thiên nhiên (theo thuyết tiến hóa) vì những điều tốt đẹp mà họ đã trải nghiệm không? Có phải đó là vì chúng ta đã được sinh ra với một ý thức tiềm tàng nhận biết cuộc sống là một món quà từ Chúa.
Người ta nói về điều ác có tính ban ân huệ. Nhưng còn những điều tốt ân huệ – điều con người hoàn toàn không thể thực tế làm ra được, điều tốt lành quá mức tưởng tượng đến nổi không thểgiải thích được thì sao?
Việc chúng ta không đặt câu hỏi về sự tồn tại của sự tốt lành khẳng định rằng chúng ta coi điều tốt lành là chuẩn mực và cái ác là ngoại lệ.
Chẳng phải sự tà ác và đau khổ nắm bắt được sự chú ý của chúng ta chính xác bởi vì chúng không phải là tiêu chuẩn chúng ta muốn có trong cuộc sống của chúng ta sao? Chúng ta “bị cúm” vì bình thường chúng ta không mắc bệnh này. Chúng ta làm gãy một cánh tay là cái mà bình thường thì nó không bị gãy. Cú sốc của chúng ta trước cái ác chứng tỏ thống trị của cái thiện trong lòng của chúng ta. Các tiêu đề mà chúng ta cho là khủng khiếp sẽ không phải là tiêu đề nếu chúng mô tả các sự kiện thông thường. Tại bất kỳ thời điểm nào, ít người có chiến tranh (quân sự) hơn là hòa bình. Ngay cả trong thế kỷ 20 đẫm máu, một người trên thế giới có ít hơn 2% khả năng bị chết vì chiến tranh hoặc nội chiến bạo lực.
Người vô thần chỉ ra sự khủng khiếp của cái ác vô tình làm chứng cho sự tốt lành là chuẩn mực. Khi chúng ta nói về những đứa trẻ sắp chết, chúng ta thừa nhận rằng chúng thường không như vậy. Khi một thảm họa thiên nhiên xảy ra, 99 phần trăm thế giới vẫn còn nguyên vẹn. Hầu hết mọi người trên thế giới đều trải qua cả cuộc đời mà không trực tiếp trải qua một thảm họa thiên nhiên tàn khốc. Nói một cách tương đối, tai nạn xe hơi chết người và giết người là rất hiếm. Dù chịu ảnh hưởng trầm trọng của sự sa ngã của con người nhưng thiên nhiên vẫn chứa nhiều cái đẹp hơn cái xấu.
Không có Đức Chúa Trời, thế giới sẽ vô đạo đức, không có sự tốt lành hay tà ác khách quan.
Tôi đã nghe Christopher Hitchens nói trong một cuộc tranh luận, “Thế giới sẽ vẫn như vậy nếu không có Đức Chúa Trời.” Nhưng nếu không có Chúa, liệu bạn có thực sự mong đợi thế giới này sẽ trông giống như nó vốn đã có không? Tôi không nghĩ là bạn sẽ nghĩ như vậy.
Sự tốt lành đến từ đâu? Làm thế nào nó có thể đến từ chỗ không có gì hiện hữu? Tại sao mọi người lại có một giác quan phân biệt đúng hay sai mạnh mẽ như vậy? Tại sao kẻ mạnh đôi khi hy sinh mạng sống của mình để cứu kẻ yếu đuối, tàn tật và hấp hối?
Sự tiến hóa có thể giải thích cho sự tham lam, ích kỷ, vô cảm, thành kiến dựa trên sự sống còn và thậm chí là một số mức độ tàn nhẫn nhất định; nhưng có bất cứ điều gì trong quá trình tiến hóa mù quáng giải thích việc thể hiện lòng tốt, đặt người khác lên hàng đầu và thậm chí mạo hiểm mạng sống của bạn để giúp đỡ một người lạ không? Nếu vậy thì sao? Chúng ta mong sẽ thấy được bao nhiêu điều tốt lành trong một thế giới không có cá nhân con người, tự sáng tạo và phát triển chỉ gồm các phân tử, hóa chất và các trường lực tự nhiên?Một hệ thống hoạt động dựa trên sức mạnh thô bạo, ưu thế di truyền và sự sống chỉ được tồn tại với loài mạnh nhất có thể giải thích và biện minh cho sự phân biệt chủng tộc, phân biệt và bất bình đẵng giới tính và áp bức. Nhưng nó không thể giải thích được về sự tốt lành, sự khiêm nhường, lòng nhân từ, lòng trắc ẩn và lòng thương xót, đặc biệt là khi được thực hiện cho những người yếu đuối và đang đi vào sự chết.
Điều khiến những người vô thần ngạc nhiên không phải là việc những người có đầy quyền lực đè bẹp những người yếu hơn họ — vì (với họ thì) điều đó hoàn toàn tự nhiên. Điều ngạc nhiên là những người đầy quyền lực lại hy sinh lợi ích của họ để giúp đỡ những người yếu thế. Tuy nhiên, chính điều đó vẫn thường xảy ra. Tại sao?
Bất chấp những khiếm khuyết hiện tại, vẻ đẹp và sự tốt lành của thế giới minh chứng cho một Đấng Tạo Hóa đã thiết kế nó với sự trật tự và mục đích tốt lành.
Lược dịch: Ánh Dương
Nguồn: Andy Alcorn, If There Is No God, Why Is There So Much Good in the World? www.epm.org