Lời Chúa Làm Việc Trong Sự Phục Vụ Cộng Đồng Địa Phương

Share

Có bao nhiêu Cơ đốc nhân chống lại lời kêu gọi thực thi sứ mạng vì họ không có tầm nhìn ra khỏi cái văn hóa một chiều nói về một giáo sỹ là ai và làm gì? Cũng giống như vậy, có bao nhiêu Cơ đốc nhân đã phục vụ như là những giáo sỹ trong nhiều năm mà không nhận ra họ đang làm công tác truyền giáo?

Những câu chuyện về cuộc đời của những nhà truyền giáo như David Livingstone, Jim Elliot, và những người khác như họ là những cái bóng rộng lớn trong lịch sử Cơ đốc. Chúng giúp hình thành tư tưởng Cơ đốc về công tác của sứ mạng. Kết quả là, nhiều người tin rằng người truyền giáo phải sống ở một nơi xa xôi và phục vụ những người có phong tục và tiếng nói khác với mình.

Chắc chắn là có nhiều giáo sỹ nằm trong dạng đó. Nhưng, đại đa số các công tác sứ mạng đã xảy ra trong những nơi rất gần với chúng ta. Chính Chúa Giê-su làm rõ điều này. Lời dạy sau cùng của Ngài, được ghi nhận, cho các môn đồ, truyền bảo trước khi thăng thiên về trời, nhấn mạnh đến mục vụ tại địa phương. 

BẮT ĐẦU Ở VÙNG ĐỊA PHƯƠNG

Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền năng và làm chứng nhân cho Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.

— Công Vụ 1:8

Ngài bắt đầu đường đạn đạo của mục vụ tương lai của các môn đồ ở Giê-ru-sa-lem, nơi họ rất là quen thuộc. Mục vụ của họ, sau cùng là đến khắp bốn phương của thế giới, nhưng cũng đáp ứng những nhu cầu của người ở ngay kế bên họ.

Yêu Thương Người Lân Cận

Trong Ma-thi-ơ 22:34-40, một thầy dạy luật muốn thử Chúa Giê-su bằng cách hỏi, “Thưa Thầy, trong luật pháp, điều răn nào quan trọng nhất?” Chúa Giê-su trả lời, ““‘Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ 3 8Ấy là điều răn thứ nhất và quan trọng hơn hết. 39 Còn điều răn thứ hai cũng giống như vậy: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình.’ 40 Tất cả luật pháp và lời tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều nầy.”

Bạn không thể đến chỗ nào khác gần hơn người lân cận của bạn. Chúa nâng mục vụ ở địa phương đến một chỗ quan trọng bậc nhất. Ngài gợi lên rằng điều này không thể nào tách ra khỏi lòng yêu kính Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí.

Đức Tin Trong Hành Động

Những người viết Tân Ước mở rộng ra sứ điệp của Ngài. Sứ đồ Giăng chép, “Hỡi các con bé nhỏ, chớ yêu thương bằng lời nói và miệng lưỡi, mà phải yêu bằng việc làm và sự chân

thật.” (1 Giăng 3:18). Mục vụ địa phương là đức tin Cơ đốc trong hành động. Chúng ta có câu nói rằng không ai quan tâm về những gì bạn biết cho đến khi họ biết được điều bạn quan tâm. Đó là cốt lõi của lời của Giăng – cũng như là cốt lõi của mục vụ địa phương. Khi chúng ta cống hiến thời giờ, năng lực và tài nguyên để phục vụ người chung quanh, chúng ta đang nói lớn tiếng về Chúa mà chúng ta phục vụ.

Sứ đồ Phi-e-rơ nối liền mục vụ địa phương với các ân tứ thánh linh của chúng ta, “Mỗi người hãy dùng ân tứ mình đã nhận mà phục vụ nhau, như người quản lý trung tín khéo sử dụng ân điển của Đức Chúa Trời nhiều cách khác nhau.” (1 Phi-e-rơ 4:10). Đức Chúa Trời không tạo dựng nên trong chúng ta một số tài năng và khả năng chỉ để ban cho chúng ta một lý lịch thuộc linh. Mục vụ đó bắt đầu với những người gần bên chúng ta nhất.

Sứ đồ Phao-lô chỉ ra rằng mục vụ địa phương đúng là điều chúng ta được dựng nên cho, “Vì chúng ta là công trình của tay Ngài, được tạo dựng trong Đấng Christ Jêsus để thực hiện những việc lành mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị từ trước để chúng ta làm theo.” (Ê-phê-sô 2:10). Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta như vậy – và đặt chúng ta ở nơi chúng ta đang ở hiện nay – vì một lý do. Những việc lành mà chúng ta làm trong cộng đồng của chúng ta, những điều mà Chúa đã chuẩn bị chúng ta cho, làm nên sự khác biệt.

Ảnh Hưởng Của Mục Vụ Địa Phương.

Lời Chúa trong Cựu Ước, sách tiên tri Ê-sai cho chúng ta một cái nhìn về ảnh hưởng tác động của mục vụ địa phương:

Nếu ngươi dốc lòng lo cho người đói,
Và đáp ứng nhu cầu kẻ khốn cùng,
Thì ánh sáng của ngươi sẽ chiếu ra trong bóng tối,
Và sự tối tăm của ngươi sẽ sáng ngời như giữa trưa

— Ê-sai 58:10

Với những người đang vật lộn trong sự tối tăm, ánh sáng đó có thể làm thay đổi đời sống vì nó có nghĩa là có người thấy được, ý thức được nhu cầu của họ, và có người có lòng chăm sóc giúp cho họ.

Cùng thời với tiên tri Ê-sai, tiên tri Mi-chệ đúc kết những trách nhiệm của dân Chúa trong điều như sau: “Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện, Điều mà Đức Giê-hô-va đòi hỏi ngươi. Đó chẳng phải là làm điều công chính, ưa sự nhân từ. Và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao? (Mi-chê 6:8). Chúng ta làm điều công chính, bằng cách thi hành công lý tốt lành của Chúa trong cộng đồng của chúng ta và đảm bảo rằng không một ai bị bỏ sót hay bị loại ra ngoài. Chúng ta “yêu sự thương xót” bằng cách chia sẻ lòng thương xót mà Đấng Christ đã tỏ ra cho chúng ta với mọi người, đặc biệt những người không làm được gì cho chúng ta. Chúng ta “bước đi cách khiêm nhường” bằng cách hạ ý chí của mình xuống đến chỗ Đấng Christ hạ mình để cho Ngài có thể tự do dùng chúng ta để phục vụ những nhu cầu của những người chung quanh chúng ta. 

Chúng ta làm trọn mạng lệnh của Mi-chê 6:8 khi chúng ta cam kết sứ mạng – trên một “lục địa’ khác hay ngay trên sân sau nhà của chúng ta. Khi chúng ta kéo ra khỏi những tầng lớp văn hóa một chiều, chúng ta thấy ra những giáo sỹ giống như là những người tình nguyện ở địa phương, những thành viên được đánh giá của cộng đồng, và những người hàng xóm giúp đỡ.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: thomasnelsonbibles.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan