Đừng Đánh Giá Thấp Buổi Hiệp Nguyện

Share

Quý vị có đánh giá thấp hay coi nhẹ buổi hiệp nguyện không? 

Chúng ta dễ có lòng chuẩn bị và tiếp lấy bài giảng và thường hơn nữa là bài hát, nhưng chúng ta thường đến với buổi hiệp nguyện với một sự ít trông đợi. 

Khi nghe thông báo về một buổi hiệp nguyện trong lịch hội thánh – đáp ứng của quý vị là gì? Quý vị có xem đó là một điều ý nghĩa và quan trọng hay xem đó chỉ là một sự tùy nghi chọn lựa tham gia – một điều không phải là cốt lõi? 

Quý vị hãy cùng tôi nhìn đến những ý nghĩa của một buổi hiệp nguyện.

Nhớ đến sự thương xót của Chúa.

Cầu nguyện là nền tảng bởi vì thờ phượng là nền tảng. Không thể nào thờ phượng Chúa mà không có sự cầu nguyện. Một trong những giá trị chủ chốt cho buổi hiệp nguyện là chiều dọc (thập tự giá) của sự thờ phượng mà bởi đó chúng ta nhớ đến sự thương xót của Chúa. 

Khi Ma-ri hát lên lời cầu nguyện chúc tụng Chúa trong Lu-ca 1.46-55, cô hồi tưởng lại sự thương xót của Ngài. Trong Tích 3.5, chúng ta được đem đến nơi tưởng nhớ lòng thương xót cứu tội nhân của Ngài. Chúa tuôn đổ dư dật sự thương xót của Ngài trên chúng ta, và chiều dọc (thập tự giá) của buổi hiệp nguyện kêu gọi hội chúng nhớ đến những gì Chúa đã làm (Rô-ma 5.8).

Trong suốt Cựu Ước, các giao ước được lập nên với lời kêu gọi hãy ghi khắc những gì Đức Chúa Trời đã làm. Trong thời kỳ các tiên tri, họ luôn chỉ về những công việc Chúa thực hiện để giải cứu Y-sơ-ra-ên và hướng đến tương lai là khi Chúa Giê-su giải cứu Hội thánh của Ngài. 

Khi chúng ta được Chúa ban mạng lệnh hãy ăn bánh và uống chén – chúng ta làm như vậy với lòng kỷ niệm Vua Giê-su (Lu-ca 22.19; 1 Cô-rinh-tô 11.25). Khi hiệp lại cầu nguyện như là hội thánh – hãy để ra thời giờ để nhớ đến những việc vĩ đại Chúa đã làm để giải cứu dân Ngài ra khỏi tội lỗi (Ga-la-ti 3.13; 1 Phi-e-rơ 2.24).

Cầu Nguyện Như Là Mục Vụ Giải Hòa 

Trong Ma-thi-ơ 5.7, trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-su phán, “Phước cho người có lòng thương xót vì sẽ được thương xót.” (BTTHĐ 2010). Chỉ những ai tỏ ra thái độ thương xót với người khác sẽ được thương xót. Tuy vậy, cần thấy rõ là một người được thương xót không phải bằng cách cho thấy sự thương xót. Thực ra lại là bằng một cách khác đầy trọn hơn. Một người có thể thương xót vì lẽ thật là Chúa đã thương xót tội nhân. Chúa đã thương xót để người được Chúa thương xót có thể thương xót người khác.

Chúng ta sống trong một thế giới tan vỡ vì tội lỗi và ngay chính hội thánh cũng không được miễn dịch khỏi vấn đề chia rẻ này. Thực tế, Sa-tan là chúa của sự “sáng tạo” nên mọi điều không hiệp một trong hội thánh. Charles Spurgeon có lần đã nói, “Sa-tan luôn luôn thù ghét mối thông công Cơ đốc; chính sách của nó là khiến cho Cơ đốc nhân xa rời nhau. Nó vui sướng với bất cứ điều gì làm cho các thánh đồ chia rẻ. Nó bám theo sự quan trọng của mối thông công trong Chúa hơn là chúng ta. Vì cớ sự hiệp một là sức mạnh, nó sẽ làm mọi khả năng cao nhất của nó để phổ biến sự chia rẻ.” Đó là lý do tại sao Phao-lô khó nhọc để xây dựng sự hiệp một trong Ê-phê-sô 4.31-32.

Trái của sự cầu nguyện hiệp lại có thể là sự thực hữu hiệp một của một hội thánh địa phương. Thử tưởng tượng sự ngọt ngào của một hội thánh đang tận hưởng sự hiệp một chân thật. Những tội lỗi được xưng nhận, những con đường rạn nứt được sửa chữa, những vết thương và hậu quả xấu xa bởi những kế hoạch chia rẻ của Sa-tan bị đánh bại. Khi một hội thánh đến với nhau để hiệp nguyện, không chỉ là họ cầu nguyện theo chiều dọc của thập tự giá nhưng họ cũng cầu nguyện cho chiều ngang nữa – và bởi đó mà đáp ứng những nhu cầu thể lý và thể linh của mọi người.

Chúng ta thường tránh né thực tế chia rẻ trong chúng ta vì sự xưng tội có thể rối rắm và thường đòi hỏi một sự trong sáng cũng như chịu làm rõ ra sự yếu đuối của mình 

Lần tới, khi quý vị có một cơ hội để hiệp nguyện hội thánh – đừng bỏ lỡ và đừng đến với thái độ cho rằng chẳng có ích lợi thực tế gì cả. Rất có thể buổi hiệp nguyện đó chính là điều quý vị thật sự cần. Chúa sẽ dùng sự hiệp lại cầu nguyện trong cách riêng và ích lợi cho đời sống của quý vị nếu quý vị tham gia và gắn bó chính mình trong sự cầu nguyện chân thật, là sự cầu nguyện tôn cao Chúa và theo đuổi sự hiệp một trong hội thánh. Nếu cầu nguyện không quan trọng như vậy, tại sao Chúa Giê-su đã bỏ ra quá nhiều thời giờ để cầu nguyện. Tại sao Ngài bỏ ra nhiều thời giờ để dạy các môn đồ cầu nguyện và cùng cầu nguyện bên họ?

Ê-phê-sô 4:31-32 – “Hãy loại bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, phẫn nộ, tức giận, la lối, lăng mạ, cùng mọi điều hiểm độc. Hãy cư xử với nhau cách nhân từ và dịu dàng, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.:

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan