Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ – Phần 6

Share

Chương 6 

Những gì bạn cần làm

Để Cơ-đốc giáo trở nên hiệu quả trong đời sống bạn, thì có một số điều Chúa muốn bạn biết và có một số điều Chúa kỳ vọng bạn làm. Tất cả mọi người đều có thể được cứu, nhưng tại sao không phải mọi người đều được cứu? Đó không phải là lỗi của Đức Chúa Trời. Nhiều người không biết hoặc không làm những gì cần thiết để Cơ-đốc giáo phát huy hiệu quả trong đời sống họ.

Một số người biết những điều cần thiết để đến với Đấng Christ một cách đúng đắn. Họ thậm chí có thể có một xuất phát tốt. Sau đó, khi khó khăn đến họ bắt đầu chểnh mảng. Đời sống Cơ-đốc sẽ không có hiệu quả gì trừ khi bạn chịu làm việc. Hãy hiểu là chúng ta không nói đến chuyện được cứu bởi làm các việc lành. Đức Chúa Trời đã đặt ra các điều kiện mà chúng ta phải đáp ứng để sự cứu rỗi có thể phát huy hiệu quả trong tấm lòng và đời sống của chúng ta. Khi chúng ta đáp ứng những điều kiện này, chúng ta có thể yên tâm về một mối quan hệ tốt với Đức Chúa Trời.

Đi mt vi quá kh

Đời sống trong quá khứ đã gây ra cho chúng ta quá nhiều rắc rối. Chúng ta muốn đoạn tuyệt với quá khứ.

Chúng ta phải đối mặt với nó và đối phó với nó để chúng ta có thể vĩnh viễn bỏ nó lại phía sau chúng ta. Để đối mặt với tội lỗi quá khứ của bạn, bạn phải ăn năn. Một số người nghĩ rằng ăn năn có nghĩa là nói câu “tôi xin lỗi.” Và sau vui vẻ ra đi tung tăng trên đường. Đối với họ, trở thành một thành viên trong hội thánh là ăn năn. Nhưng ăn năn còn nhiều hơn thế nữa! Tội lỗi cần phải được xử lý trong một cách mà nó phải bị loại bỏ vĩnh viễn.

Ăn năn có nghĩa là chịu trách nhiệm cho hành động của mình và thừa nhận tội lỗi của mình, không biện hộ cho nó. Bạn phải nhận ra rằng tội lỗi là sự thách thức đối với Đức Chúa Trời và đáng bị hình phạt đời đời. Ăn năn có nghĩa là thay vì vui thích những ý tưởng tội lỗi, bạn phải ghét nó. Ghét tội lỗi có nghĩa là cảm thấy hối tiếc vì tội đã phạm và lên kế hoạch để không phạm lại điều đó một lần nữa. Ăn năn tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn.

Cho đến khi bạn phải đối mặt với quá khứ của bạn một cách đầy hối hận, Chúa không thể tha thứ cho bạn. Nhưng, “nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (1 Giăng 1:9) Bây giờ quá khứ chỉ còn là quá khứ. Lương tâm được tẩy sạch. Cuộc đời đen tối được sạch tội, và Chúa cho phép bạn bắt đầu lại.

[bs-quote quote=”Một phần của sự ăn năn là sẵn sàng để thực hiện sự bồi thường khi cần thiết.” style=”style-6″ align=”left”][/bs-quote]

Đức Chúa Trời ban sự tha thứ vì cớ sự ăn năn. Một phần của sự ăn năn là sẵn sàng để thực hiện sự bồi thường khi cần thiết. Nhưng bạn không cần phải căng thẳng và lo lắng rằng Chúa có thể chống lại bạn khi bạn quên một tội nào đó. Đức Chúa Trời là thành tín. Chỗ nào Ngài muốn bạn bồi thường, Ngài sẽ đặt sự cáo trách vào lương tâm của bạn. Ngài sẽ nhắc bạn sửa chữa lỗi với một người bạn mà bạn đã nói dối hoặc lấy cắp đồ của người đó hoặc làm tổn thương họ bằng một cách nào đó. Đừng trốn tránh trách nhiệm vì sự bình an của tấm lòng bạn đi chung với điều đó.

Bước ngot

Sau khi ăn năn, bạn phải tin cậy Chúa tha thứ cho bạn. Đó là đức tin. Đó là tin tưởng rằng Chúa Giê-xu thực sự đã cung ứng sự tha thứ cho bạn qua sự chết của Ngài.

Bạn cũng phải tha thứ cho người khác. Đức Chúa Trời đã ra điều kiện cho sự tha thứ tội lỗi của chúng ta qua việc chúng ta tha thứ cho tội lỗi của người khác. Chúng ta cầu nguyện trong bài cầu nguyện chung, “Và xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha nợ cho kẻ mắc nợ cùng chúng con,” và Chúa Giê-xu phán, “nếu các con tha thứ cho người ta, thì Cha các con trên trời cũng sẽ tha thứ cho các con: nhưng nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con ở trên trời cũng sẽ không tha thứ cho các con.” Sự ăn năn thật làm cho chúng ta thấy mình đã phạm tội kinh khủng như thế nào. Điều này tạo ra một sự sẵn sàng tha thứ cho những người đã làm điều sai trái đối với chúng ta. Đức Chúa Trời không cho phép chúng ta giữ lòng hận thù và ác ý đối với người khác. Thay vào đó, tình yêu của Ngài trong lòng của chúng ta sẽ khiến chúng ta yêu thương họ.

[bs-quote quote=”…Và xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha nợ cho kẻ mắc nợ cùng chúng con…” style=”style-16″ align=”right” color=”#1e73be” author_name=”bài cầu nguyện chung”][/bs-quote]

Bạn phải đầu phục ý chí của bạn. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta đầu phục Ngài hoàn toàn trong mọi phương diện. Chúa sẽ không buộc bạn phải đầu phục Ngài. Nhưng khi bạn làm điều đó, bạn sẽ không còn có thể thiết lập các điều khoản và là chủ của đời sống mình nữa.

Đôi khi một số người cố gắng mặc cả với Chúa. Họ sẵn sàng từ bỏ một chút, nhưng để từ bỏ tất cả mọi thứ thì đối với họ là quá nhiều. Vì vậy, họ rơi vào thế đụng độ, cố gắng để làm hài lòng cả Đức Chúa Trời lẫn xác thịt của họ. Nhưng điều đó không bao giờ đem lại hiệu quả bởi vì Đức Chúa Trời và xác thịt chèo kéo theo hai hướng ngược nhau.

Từ bỏ ý riêng không phải là chuyện một lần đủ cả. Nó bắt đầu với một hành động khởi xướng. Nhưng nó phải được thể hiện ra bên ngoài, mỗi một ngày. Tiếp tục đầu phục Chúa hết năm này sang năm khác, điều đó thử nghiệm mức độ chân thành trong sự đầu phục của bạn.

Dưới đây là một câu hỏi để thử xem liệu bạn có đầu phục Chúa chưa: Bạn có bực bội khi bị bảo phải làm gì đó không? Có lẽ bạn đang bị cám dỗ để bực bội đối với cha mẹ mình, đối với hội thánh, hoặc bất cứ thẩm quyền nào trên bạn. Người đầu phục Chúa thật sẽ thuận phục một cách vui vẻ. Còn người bướng bỉnh cho thấy sự miễn cưỡng hoặc kháng cự, nó sẽ đánh bại bạn nếu bạn không đánh bại nó.

Đây là điểm sẽ gây dựng hoặc phá đổ đời sống bạn về phương diện thuộc linh của bạn. Đơn giản là bạn không thể thịnh vượng và mạnh mẽ mà không đầu phục Chúa. Người không đầu phục Chúa nghĩ rằng sức mạnh đến bởi ý chí sắt đá: nhưng thực tế, sức mạnh đến bởi sự đầu phục Chúa để Ngài có thể bày tỏ đường lối lớn lao trong lòng của bạn. Và đó là sức mạnh thực sự.

Bạn phải sống một đời sống của sự cam kết. Cam kết có nghĩa là hứa nguyện trung thành với Chúa. Việc tận hiến chính đời sống bạn cho Ngài là điều rất quan trọng. Từ đây bạn hứa sẽ để Ngài là Chủ của bạn. Giá trị của sự cam kết hiện rõ nhất là trong những thử thách cam go. Khi bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn, bạn có thể gặp sự hoang mang và cám dỗ. Sa-tan sẽ đem đến cho bạn nhiều gợi ý. Sự cam kết có thể là cứu cánh vì nó có nghĩa là bạn đã giải quyết câu hỏi về lòng trung thành của bạn. Bởi vì cớ điều này, nên dường như không khó để biết phải làm gì bởi vì bạn đã cam kết bước theo Chúa.

Ví dụ, nếu bạn quyết định trước rằng lần đến bạn sẽ không tức giận với một sự việc hoặc một người nào đó gây cho bạn bực mình, bạn đã thắng một nửa trận chiến. Nếu một trong những bạn bè của bạn trích dẫn sai lời bạn nói, hoặc làm cho bạn bị bẽ mặt, bạn sẽ làm gì? Sự cam kết đã giải quyết xong câu hỏi đó rồi; bạn sẽ không chiều theo cảm xúc và trở nên tức giận! Cam kết sẽ tìm kiếm đường ra khỏi đó và Chúa đã hứa Ngài sẽ mở đường. “Những cám dỗ đến với anh em, chẳng có điều nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, Ngài không để anh em bị thử thách quá sức mình đâu, nhưng trong thử thách Ngài sẽ mở đường cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.”(1 Cor 10:13)

Ăn năn, đức tin, sự đầu phục, và cam kết là phần quan trọng của bạn trong sự cứu rỗi. Chúng sẽ tự nhiên sản sinh ra sự vâng phục Chúa và một đời sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh. Bạn không thể sống một đời sống đắc thắng mà không có những yếu tố đó. Chúng sẽ giúp ích cho bạn nhiều.

Hãy liên tc hành đng

Bạn cần phải liên tục hành động. Đầu phục và cam kết phải luôn ở thì hiện tại và trong tình trạng tươi mới. Đức tin phải được giữ ấm và sống động. Hễ chừng nào bạn còn sống thì sự cam kết của lòng yêu thương sống động chừng đó. Mối quan tâm của tôi ở đây là bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc hành trình dài. Một số người quay lại con đường cũ của họ. Bạn không muốn điều đó xảy ra với mình.

Bước đi với Chúa là điều đáng được tưởng thưởng nhất mà bạn có thể làm. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta tin cậy Ngài và giữ mình trong tình yêu và lòng trung thành với Ngài. Khi bạn làm phần của bạn, bạn sẽ đạt được nhiều phước hạnh nữa từ Chúa hơn so với việc bỏ cuộc. Đó là bước đi của bạn. Đừng bỏ lỡ nó.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan