John Gibson Paton: Bất Tử Cho Đến Khi Xong Việc

Share

John Gibson Paton (1824–1907)

Khi John và Margaret Paton đặt chân lên hòn đào New Hebrides ở Aniwa vào tháng 11 năm 1866, họ đã chứng kiến cảnh nghèo túng của người dân trên đảo. Người bản xứ là những kẻ ăn thịt người, nên có lúc họ ăn thịt của kẻ thù bị bại trận. Họ thực hành tập tục giết trẻ sơ sinh và góa phụ để làm vật tế lễ, giết những góa phụ có chồng đã qua đời để họ tiếp tục được phục vụ chồng của mình ở thế giới bên kia. 

Paton viết rằng: “Toàn bộ sự thờ phượng của chúng ta đã từng là đáp ứng sợ hãi giống như nô lệ. Tôi biết là họ không có khái niệm gì về Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót và ân điển” (Tự truyện, trang 72).

Trong vòng mười lăm năm tiếp theo, gia đình nhà Paton đã thấy toàn bộ hòn đảo Aniwa tiếp nhận Đấng Christ. Nhiều năm sau đó, Paton đã viết rằng:“Tôi đã tuyên bố Aniwa thuộc về Chúa Jêsus, giờ đây Aniwa đang thờ phượng dưới chân của Cứu Chúa nhờ ân điển của Đức Chúa Trời” (Tự truyện, trang 312). 

Khi ông được 73 tuổi và đi khắp thế giới để giống lên tiếng kèn kêu gọi cho công tác truyền giáo ở vùng biển phía Nam, ông vẫn còn phục vụ người dân Aniwa và “đã xuất bản Kinh Thánh Tân Ước trong tiếng mẹ đẻ của người Aniwa” vào năm 1897 (Sứ đồ của đảo New Hebrides, trang 238). Thậm chí đến lúc chết, ông vẫn đang dịch các bài thánh ca và giáo lý vấn đáp, ông còn viết ra quyển từ điển cho người dân ngay cả khi ông không còn ở cùng họ nữa.

Những hy sinh và di sản của các giáo sĩ dành cho hòn đảo New Hebrides thật là kinh ngạc, còn John Paton là một trong những người vĩ đại. Khi thuật lại câu chuyện của ông, chúng ta sẽ tập trung nói về một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất về tính cách của ông, đó là: sự can đảm.

Bộ tộc ăn thịt người và sự chỉ trích

Paton đã can đảm vượt qua những lời chỉ trích mà ông nghe được từ các trưởng lão đáng kính để đi tới hòn đảo New Hebrides. Ông Dickson đã bất ngờ nói là: “Bộ tộc ăn thịt người! Anh sẽ bị họ ăn tươi nuốt sống cho tới chết đấy!” Nhưng Paton đã đáp lại rằng:

Thưa ông Dickson, ông giờ đây đã cao tuổi rồi, nên sẽ sớm bị chôn vào mộ, sâu bọ sẽ ăn xác của ông; thành thật mà nói, nếu tôi còn sống và chịu chết để phục vụ và tôn kính Chúa Jêsus, thì bị một bộ tộc ăn tươi nuốt sống hay bị sâu bọ ăn xác của mình chẳng có khác biệt gì cả; trong ngày khải hoàn, thân thể của tôi cũng như của ông sẽ được sống lại giống Cứu Chúa của chúng ta. (Tự truyện, trang 56)

Đây là sự can đảm đối mặt đã trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của Paton. Nó làm cho câu chuyện của ông trở nên vô cùng hấp dẫn.

Mất mát lớn

Paton đã đến hòn đảo New Hebrides vào ngày 5 tháng 11 năm 1858, khi người vợ đầu tiên của ông là Mary đang có thai. Đứa bé ra đời vào ngày 12 tháng 2 năm 1859. “Hòn đảo xa xôi của chúng tôi đầy tràn niềm vui! Nhưng nỗi buồn rầu rất lớn đang theo sát gót niềm vui lớn nầy!“ (Tự truyện, trang 79). Mary đã liên tục bị tấn công vì bị sốt rét, bị sốt, bị viêm phổi và tiêu chảy với mê sảng trong hai tuần.

Sau đó, đột nhiên nàng qua đời vào ngày 3 tháng 3. Tôi lại càng buồn hơn, cô đơn hơn, khi đứa con trai yêu dấu mà chúng tôi đã đặt tên theo tên cha của nàng, là Peter Robert Robson, đã bị cất đi sau khi mắc bệnh một tuần vào ngày 20 tháng 3. Hy vọng người nào đã trải qua sự tối tăm tương tự của màn đêm sẽ thông cảm với tôi; còn những người khác thì không nên cố gắng vẽ vời về nỗi buồn thảm của tôi làm gì cho phung phí! (Tự truyện, trang 79)

Ông đã đào hai nấm mộ bằng chính đôi tay của mình và chôn họ bên cạnh ngôi nhà mà ông đã xây.

Vẫn còn bất ngờ trước mất mát lớn, lý do mà tôi đưa ra đã giúp tôi tiếp tục công tác mà chính Chúa đã sai mình. Chúa luôn giàu lòng thương xót đã năng đỡ tôi . . . Nhưng vì Chúa Jêsus và mối thông công mà tôi có được ở trên đảo, nên tôi đã không bị điên và chết ngay bên cạnh ngôi mộ cô đơn! (Tự truyện, trang 80)

Sự dũng cảm chấp nhận rủi ro và mất mát thật là phi thường. Nhưng dũng cảm vượt qua sự mất mát và tấn tới một mình thật là siêu nhiên.

Kẻ thù hay chết

Lòng can đảm cần được biểu hiện nhiều nhất khi mạng sống của Paton hầu như bị đe dọa liên tục bởi sự thù địch của người bản xứ. Điều nầy làm cho việc đọc quyển Tự truyện của ông như một bộ phim. Trong bốn năm đầu tiên ở New Hebrides, khi ông ở một mình, ông đã trải qua từ cơn khủng hoảng nầy đến cơn khủng hoảng khác một cách kinh khủng. Có người thắc mắc làm sao ông lại tỏ ra bất thần như vậy hoài, vì ông không biết khi nào căn nhà của mình bị bao vây bởi những người bản địa hung tợn hay bị tấn công bất ngờ trên đường đi.

Một trong những điều phi thường mà Paton đã làm khi đối diện nguy hiểm đó là sự thẳng thắn nói chuyện với những kẻ tấn công mình. Ông thường quở trách vào mặt họ và la mắng họ vì hành vi sai trái của họ, ngay cả khi lưỡi rìu của họ ở trên đầu của ông.

Một buổi sáng nọ, tôi thấy căn nhà của mình bị nhiều người có vũ khí bao vây, còn vị tù trưởng đã báo cho biết là họ sẽ đến lấy mạng tôi. Khi thấy mình hoàn toàn ở trong tay họ, tôi quỳ xuống và dâng thân thể lẫn linh hồn mình cho Chúa Jêsus, vì có thể đó là lần cuối cùng được sống trên đất. Tôi đứng dậy đi ra gặp họ và bắt đầu bình tĩnh nói với họ về sự thiếu tử tế và so sánh cách tôi đối xử với họ . . . Cuối cùng, môit vài tù trưởng đã đến nhóm thờ phượng đứng dậy nói rằng: “Chúng tôi đã không đối đãi tốt; nhưng bây giờ chúng tôi sẽ chiến đấu cho ông và giết hết kẻ nào ghét ông”. (Tự truyện, trang 115)

Khi sự can đảm của ông gia tăng và nhiều lần thoát chết, ông đã nhắm tới việc can thiệp vào trận chiến của các bộ tộc, rồi xông vào để dàn xếp hòa bình cho đôi bên. “Mỗi ngày phải xuất hiện ở giữa các bộ tộc, tôi đã làm hết sức để chấm dứt sự thù địch, giải thích cho họ biết những tội ác của chiến tranh, rồi nài xin những người thủ lĩnh từ bỏ việc đánh nhau” (Tự truyện, trang 139).

Danh sách cứ thế dài ra thêm đến nỗi Paton đã tỏ ra dũng cảm suốt nhiều thập kỷ ở trên cánh đồng truyền giáo. Nhưng chúng ta quay lại câu hỏi: Sự dũng cảm nầy đến từ đâu? Câu trả lời mà Paton muốn chúng ta nói ra đó là từ Đức Chúa Trời. Nhưng ông cũng muốn chúng ta thấy những công cụ quý báu mà Đức Chúa Trời dùng và có thể áp dụng cho chính mình lẫn hoàn cảnh của chúng ta nữa.

Đức Chúa Trời tốt lành tể trị

Chỉ vài tháng sau khi đặt chân đến cánh đồng truyền giáo, Paton đã viết về sự ra đi của vợ con mình là: “Cảm thấy chắc chắn rằng Đức Chúa Trời và cũng là Cha của tôi thật khôn ngoan và yêu thương khi cho phép mọi thứ xảy ra, tôi ngước mắt lên cầu xin Chúa vùa giúp, mà vẫn còn thắc mắc về công việc Chúa làm” (Tự truyện, trang 85).

Hết lần nầy đến lần khác, chính đức tin như thế đã giúp ông trong những hoàn cảnh đáng sợ và bị đe dọa nhiều nhất. Khi ông cố gắng thoát khỏi Tanna, một hòn đảo khác ở New Hebrides, sau bốn năm sống với nguy hiểm, ông và một người bản xứ tên là Áp-ra-ham bị người bản xứ hung tợn bao vây, họ thúc nhau về việc bắn mũi tên đầu tiên.

Tấm lòng của tôi hướng về Chúa Jêsus; tôi thấy Ngài theo dõi hết mọi chuyện. Sự bình an trở lại cùng tôi như sóng biển ra từ Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình phải bất tử cho đến khi xong việc của Chủ. Sự cứu rỗi chắc chắn đến với tôi, giống như một tiếng phán từ trời, không phải là súng trường để làm tổn thương chúng ta, không phải là dùi cui để đánh chúng ta, không phải là ngọn giáo phóng ra bằng tay, không phải là mũi tên bay từ cung tên, hay là viên đá bị ném đi, mà không có sự cho phép của Chúa Jêsus là Đấng có hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất. Chúa cai trị trên thiên nhiên, cả tạo vật sống và tạo vật vô tri vô giác, và giới hạn sự hung tợn của vùng biển phía Nam. (Tự truyện, trang 207)

Sau khi dọn ra ở riêng và mất hết mọi thứ mà ông đang sở hữu trên đất (“TẤT CẢ CỦA CẢI trên đất của tôi”), thay vì tuyệt vọng hay hờn dỗi hay tê liệt trong tình trạng tự thương hại bản thân, ông đã tiến về phía trước vì muốn thấy ý định tốt lành của Đức Chúa Trời trong thời điểm ấy — ông đã nhìn thấy điều đó qua mục vụ huy động công tác truyền giáo đầu tiên, rồi sau đó làm việc ở Aniwa.

Lời cầu nguyện tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời

Lời cầu nguyện đã khiến mọi thứ trở nên khác biệt là lời cầu nguyện đầu phục dưới sự tể trị đầy khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chúng ta quả quyết về Lời Chúa hứa sẽ bảo vệ như thế nào trong khi vợ của mình là một người trung tín, thay vì được Ngài bảo vệ, thì cô ấy đã chết? Chúng ta nương cậy vào sự quan phòng của Đức Chúa Trời như thế nào trong khi Gordons, các giáo sĩ ở trên hòn đảo khác, đều tin cậy vào sự chăm sóc của Ngài và họ đã tử vì đạo? Paton đã biết được câu trả lời cho câu hỏi nầy từ việc lắng nghe lời cầu nguyện của mẹ ông, ngay cả trước khi ông biết về quan điểm thần học ủng hộ cho điều nầy.

Khi mùa thu hoạch khoai tây bị thất bại ở Scotland, Bà Paton nói với các con rằng: “Các con ơi, hãy yêu kính Cha trên trời, hãy thưa với Ngài bằng đức tin và sự cầu nguyện tất cả nhu cầu của các con, thì Ngài sẽ tiếp trợ nếu những điều đó mang lại ích lợi cho các con và tôn vinh hiển Ngài” (Tự truyện, trang 22). Đây là căn nguyên khiến Paton đặt lòng tin cậy Đức Chúa Trời khi quả quyết về những lời hứa: Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ tất cả nhu cầu nếu những điều đó mang lại ích lợi cho Paton và làm vinh hiển Đức Chúa Trời.

Ông đã có sự dũng cảm, khi bị bao vây bởi người bản địa có vũ khí, nhờ vào lời cầu nguyện quả quyết về những lời hứa, đầu phục dưới sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nếu những điều đó làm vinh hiển Đức Chúa Trời và có ích lợi cho ông.

Tôi . . . nói với họ là tôi không sợ chết, vì Cứu Chúa sẽ rước tôi về ở với Ngài trong thiên đàng khi tôi qua đời, tôi sẽ thấy vui hơn khi còn ở trên đất. Sau đó, tôi giơ hai tay lên và mắt hướng về các từng trời, tồi cầu xin Chúa Jêsus thật lớn tiếng rằng . . . hãy làm điều Chúa biết là tốt nhất cho dù Ngài bảo vệ con hay đem con về miền vinh hiển. (Tự truyện, trang 164)

Đó là lời cầu nguyện của ông hết lần nầy đến lần khác: “Xin Chúa làm điều mà Ngài thấy là tốt nhất cho dù Ngài bảo vệ con hay đem con về miền vinh hiển”. Ông biết Chúa Jêsus đã hứa là sẽ có sự chịu khổ và sự tử đạo xảy ra cho các đầy tớ của Ngài (Lu-ca 11:4921:12–18). Vậy, những lời hứa mà ông đã công bố ra có cả hai điều nầy: dù bảo vệ con hay đem con về, hãy làm vinh hiển Chúa và mang lại ích lợi cho người khác.

Một người bạn trung kiên

Niềm vui của Paton đến từ đâu? Câu trả lời dườmg như là niềm vui ấy đâm rễ trong mối thông công cá nhân của ông với Chúa Jêsus qua việc suy gẫm lời hứa: “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20).

Sức mạnh của lời hứa ấy đã khiến Đấng Christ trở nên thực hữu đối với Paton trong cơn khủng hoảng khác xa bất kỳ câu Kinh Thánh hay lời cầu nguyện nào: “Nếu không ý thức được sự hiện diện và quyền phép của Cứu Chúa yêu dấu, thì không gì trong thế gian có thể gìn giữ tôi thoát khỏi việc đánh mất lý trí và bị hư mất” (Tự truyện, trang 117).

Một trong những đoạn trích mạnh mẽ nhất trong quyển Tự truyện của ông mô tả một lần ông phải trốn ở trên cây, nhờ lòng thương hại của người thủ lĩnh không đáng tin cậy, trong khi hàng trăm người bản địa hung tợn đang đuổi theo để lấy mạng ông. Những gì ông đã trải qua lúc ấy là lý do sâu xa nhất cho niềm vui và sự dũng cảm của Paton.

Tôi đã leo lên cây và bị bỏ lại ở trong bụi cây. Những gì tôi phải trải qua hàng giờ lúc ấy thật sống động đến nỗi giống như mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi nghe thấy tiếng súng quen thuộc và tiếng la hét của những Kẻ man rợ. Vậy mà tôi vẫn ngồi được trong bụi cây, an toàn trong vòng tay của Chúa Jêsus. Trong tất cả nỗi sầu muộn của mình, tôi chưa từng cảm biết Chúa ở gần mình, phán nhỏ nhẹ trong tâm hồn mình, bằng lúc ánh trăng lập lòe xuyên qua những tán lá của cây hạt dẻ, không khí của buổi tối lớt phớt trên bộ lông mày của tôi, khi tôi kể hết lòng mình ra với Chúa Jêsus. 

Một mình, nhưng không cô đơn! Nếu điều đó làm vinh hiển Đức Chúa Trời, tôi sẽ không oán trách nếu phải ở trên cây như thế thêm nhiều đêm nữa, để cảm biết được sự hiện diện của Cứu Chúa, để vui hưởng sự yên ủi của Ngài. (Tự truyện, trang 200)

Paton để lại cho chúng ta một câu hỏi: “Nếu tâm hồn của chúng ta ở trong tình cảnh như thế, một mình, hoàn toàn ở một mình, vào nửa đêm, trong bụi cây, cận kề cái chết, thì chúng ta có một người Bạn trung kiên nào không?

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan