Tôi muốn sẻ chia với các bạn một câu chuyện về ân sủng của Đức Chúa Trời. Đây là một câu chuyện thật và diệu kỳ về cách Chúa đã dùng những con người bất toàn, lập trình bất toàn và những tổ chức bất toàn để làm những điều lớn lạ vô cùng.
Câu chuyện bắt đầu với một Cơ đốc nhân trung tín tên là Howard Long. Howard Long không phải là một học giả, không phải là một nhà thần học, cũng không phải là một Mục sư. Ông chỉ đơn giản là một thương gia Cơ Đốc làm việc cho công ty General Electric và thờ phượng tại một hội thánh Ngũ Tuần CRC (Christian Reformed Church – Hội Thánh Cải Chánh Cơ Đốc) ở Seattle, Washington. Công việc của ông đòi hỏi ông phải đi khắp nơi, và ông nghiêm chỉnh thực hiện Đại Mạng Lệnh. Đi đến đâu ông cũng tìm cách để làm quen và nói chuyện với người ta về Tin Lành của Chúa Giê-xu. Trong những khi đó, ông đọc Kinh Thánh, bản dịch King James; nhưng ông gặp khó khăn tăng lên theo ngày tháng khi làm chứng, vì bản dịch này càng ngày càng khó hiểu với những người mà ông làm chứng.
Thế rồi một điều chợt lóe lên trong đầu ông, khi đi dự một buổi họp làm ăn ở Portland, Oregon năm 1955. Ông đang dùng bữa tối tại Monument Hotel, và đọc Kinh Thánh bản King James cho một người mà ông đã làm quen. Khi ông đọc lên đoạn đó, người này đỏ mặt và cười rộ lên. Người này không phản ứng với nội dung nhưng là tức cười với những dòng chữ của đoạn đó. Ông ta bảo Howard rằng đây là loại tiếng Anh kỳ lạ nhất mà ông ta từng nghe được.
Bực mình, khi Howard về nhà, ông đến gặp Mục sư của Hội thánh CRC ở Seatle, Mục sư Peter DeYoung, và than phiền, “Chúng ta dịch Kinh Thánh ra hàng trăm hay vài ngàn ngôn ngữ, đến khi nào không còn ngôn ngữ nào để dịch nữa, thì mới có ngày chúng ta sẽ dịch ra tiếng Anh sao?”
Mục sư Peter đồng ý và sau đó cùng hội đồng hội thánh viết kiến nghị gửi đến ủy ban nghị trình của Hội Đồng Thường Niên của CRC đề nghị “Hội Thánh CRC thử nghiệm tham gia với các hội thánh truyền thống bảo thủ để bảo trợ và tạo điều kiện thực hiện một bản dịch Kinh Thánh trung thực trong ngôn ngữ phổ thông của người dân Mỹ.”
Thật tuyệt vời, dù chưa được ủy ban này chấp thuận nhưng ý tưởng của Chúa không phải là ý tưởng của con người chúng ta, và đường lối Ngài không phải là đường lối của chúng ta. Howard Long và Mục sư Peter không bỏ cuộc. Họ thực hiện quyền được phép không thông qua ủy ban này để đem kiến nghị đại biểu trực tiếp vào nghị trình Hội Đồng. Thế là các đại biểu đến Hội Đồng CRC năm 1965 đối diện với một quyết định mà sau này có ảnh hưởng thật là vĩ đại.
Một chiến thuật rất hiệu quả để trì hoãn quyết định này là lập nên một ủy ban nghiên cứu vấn đề. Thế nên trong biên bản Hội Đồng 1956 có ghi lại là chuyển vấn đề này đến một ban nghiên cứu gồm những “nhân sự giảng dạy Cựu Ước và Tân Ước” của trường Kinh Thánh của CCR để nghiên cứu sâu rộng và báo cáo cho Hội Đồng năm 1957. Ban giảng dạy gồm có 4 người: Henry Schultze, Ralph Stob, Martin Wyngaarden, and Marten Woudstra.
Có thể là Hội Đồng nghĩ rằng chuyển vấn đề này cho một ủy ban nhỏ 4 người sẽ làm cho nó biến mất sau một thời gian. Nhưng ý tưởng của Chúa không phải là ý tưởng của con người, và đường lối Ngài không phải là đường lối của con người. Như mọi người trong Hội Đồng đồng ý, ủy ban nghiên cứu gồm những giáo sư Cựu Ước và Tân Ước của Trường Thần Học Calvin sẽ làm tốt, và thật là họ đã làm tốt. Họ đề nghị Hội Đồng chấp nhận kiến nghị này.
Mỗi Hội Đồng có một ủy ban tư vấn. Chỉ khi nào ủy ban tư vấn tra xét và đồng ý thi những đề nghị của ủy ban nghiên cứu mới được chấp thuận đưa vào Hội Đồng. Ủy ban tư vấn của Hội Đồng 1957 không chấp thuận đề nghị của ủy ban nghiên cứu. Họ lập luận rằng ủy ban nghiên cứu đã không chứng tỏ được là có nhu cầu cấp bách về một bản dịch mới, đã không cho thấy là “có đủ số những hội thánh truyền thống bảo thủ quan tâm đến dự án này.” Có nghĩa là sáng kiến thực hiện một bản dịch mới với tiếng Anh phổ thông cho người Mỹ bị chết đi một lần nữa. Nhưng ý tưởng của Chúa không phải là ý tưởng của con người chúng ta, và đường lối Ngài không phải là đường lối của chúng ta.
Trong những đại biểu của Hội Đồng 1957, có một người được Chúa dấy lên chỉ cho những sự cố như thế này. Một số bạn đọc có thể nhận ra ông, John Stek. John Stek lập luận nóng cháy trong Hội Đồng. Ông nói, “Hãy chờ một chút, Hội Đồng đã trao cho ủy ban nghiên cứu công tác nhận ý kiến từ các tổ chức Hội thánh khác để biết được giá trị của dự án này qua việc họ có hay không có quan tâm đến và tham gia vào dự án này không. Như chúng ta biết, chúng ta chưa nhận được thông tin gì từ họ. Vậy thì còn quá sớm để Hội Đồng quyết định trước khi chúng ta chưa biết đáp ứng của họ.” Thế là dự án được dời sang năm sau.
Những đáp ứng của các cộng đồng hệ phái khác bắt đầu chuyển đến, và rất là khích lệ. Thế là Hội Đồng 1958 chấp thuận đề nghị của ủy ban nghiên cứu và quyết định tiến hành dự án.
Cần biết là 4 vị giáo sư này đang làm việc toàn thời gian! Họ là những người phục vụ hội thánh, giảng dạy kinh thánh. Họ không biết nhiều về vấn đề dịch kinh thánh. Tiến trình dịch làm sao? Tài nguyên ở đâu? Những gì cần liên hệ vào công tác dịch? Nhưng với lòng cam kết với Lời của Chúa, họ cam kết vào mục vụ này. Họ bắt đầu đặt ra những nền móng cho công tác. Họ tham dự những cuộc hội thảo với Hiệp Hội Tin Lành Quốc Gia. Họ liên hệ với những học giả hệ phái Tin Lành là những người cũng giống như họ cam kết với việc thực hiện một bản dịch tiếng Anh mới.
Sau cùng, vào năm 1965, bảy năm sau Hội Đồng 1958, Hội Đồng chấp thuận tiến hành một hội nghị 2 ngày ở Trinity Christian College, Palos Heights, Illinois. Ở đó các lãnh đạo hệ phái và học giả họp bàn và đưa ra tuyên cáo: “Tinh thần của hội nghị là việc thực hiện một bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh phổ thông sẽ do một ủy ban dịch thuật liên hệ phái gồm các học giả Tin Lành.” Tuyên cáo này đánh dấu sự ủy thác chính thức của cái mà sau này được gọi là bản dịch NIV “New International Version of the bible”, Bản Dịch Kinh Thánh Quốc Tế Mới.
Thế là một ủy ban được lập nên để tuyển chọn 15 học giả từ khắp các hệ phái tin lành để dịch thuật. Ủy ban này gồm có Andy Bandstra, John Stek, Bastiann Van Elderen, Marten Woudstra, và Martin Wyngaarden, và tất cả các giáo sư ở Trường Thần Học Calvin Seminary. Họ chọn ra 15 chuyên gia dịch thuật để lập nên Ủy Ban Dịch Kinh Thánh (Committee on Bible Translation), trong đó cũng có John Stek và Marten Woudstra.
Công vụ dịch thuật đã bắt đầu nhưng còn tài chánh thì sẽ ra sao? Đây là một dự án liên hệ phái vĩ đại. Có lúc tưởng như là toàn bộ dự án phải sụp đổ chỉ giản đơn là do thiếu ngân quỹ. Nhưng ý tưởng của Chúa không phải là ý tưởng của chúng ta, và đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta. Bởi sự sắm sẳn của Chúa, Hiệp Hội Kinh Thánh New York (New York Bible Society) tình nguyện đóng góp $850,000 mà vào tính toán vào năm 1967 là đủ để hoàn tất dự án.
Công vụ dịch thuật tiến triển, nhưng đó là vào thời điểm trước khi có computer. Có những lúc mà công việc hoàn toàn làm bằng cách đánh máy tốc ký. Mất rất nhiều thời giờ và khi đó thì kinh tế nước Mỹ lại tệ hại. Đến năm 1975 thì chi phí dự án đã vượt quá mức $850.000 dự kiến lúc ban đầu và đã lên đến $1.26 triệu mà phần Cựu Ước vẫn chưa hoàn tất.
Để giải quyết số tiền thiếu hụt, các thành viên của Hiệp Hội Kinh Thánh New York, là những người hết lòng với dự án, bước đi những bước can đảm vô cùng. Họ bán tòa nhà văn phòng và chuyển đến một nơi rẻ hơn ở New Jersey. Họ giảm phân nữa nhân viên. Họ mượn tiền ngân hàng tới mức mượn nhiều nhất và nhiều người cầm cố nhà ở của họ. Họ đem sự sống của họ đặt vào nhưng chi phí vẫn tiếp tục gia tăng khiến số tiền có được vẫn không đủ trang trải. Nhưng một lần nữa, bởi sự sắm sẳn của Chúa, cơ quan xuất bản Zondervan hứa trao trước một số tiền khổng lồ đổi lại với việc sẽ được tiền huê hồng trong tương lai – để cho sứ mạng dịch thuật được hoàn tất. Cho nên chính cơ quan Zondervan cũng đặt họ vào chỗ nguy hiểm tài chánh bởi vì họ cam kết với Lời của Chúa.
Sau cùng, năm 1978, toàn bộ bản Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước NIV được hoàn tất và xuất bản. Ngày nay, vào năm 2008, trong thế giới dùng tiếng Anh có gần 500 triệu người đọc và dùng bản Kinh Thánh NIV. Đó là cách Đức Chúa Trời dùng lòng sốt sắng của một người đàn ông Cơ đốc trung tín trong một hệ phái nhỏ để ảnh hưởng đến cả thế giới.
Đức Chúa Trời cũng dùng bản dịch này để chạm đến mỗi thờ điểm trong đời sống của tôi. Năm 1956, năm mà kiến nghị của Howard Long được đưa ra Hội Đồng, là năm tôi được sinh ra. Năm sinh thứ hai của tôi, năm tôi trở thành một Cơ đốc nhân (báp-têm), tôi bước vào một tiệm sách Cơ Đốc và mua một cuốn kinh thánh trọn bộ, là năm 1978. Trước mặt tôi là một cuốn Kinh Thánh bản dịch mới được các học giả Tin Lành hàng đầu thực hiện, với những dòng chữ mà tôi là người mới tin không thể hiểu.
Nhiều năm sau, tôi được Viện Thần Học Calvin mời làm việc và ở đó tôi gặp con người đặc biệt John Stek là người đã đề cử tôi trở nên một thành viên của Ủy Ban Dịch Kinh Thánh năm 2005. Thế là tôi có đặc ân mỗi năm gặp những học giả Tin Lành thuộc các truyền thống khác nhau để cùng làm việc, đảm bảo cho Lời Chúa được tiếp tục dịch chính xác theo tiếng Anh phổ thông để cho những người như Howard Long có thể tiếp tục dùng sẻ chia Tin Lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu và những người nghe có thể hiểu được lời mà họ nghe. Ân sủng của Đức Chúa Trời thật quyền bính, không ngừng tuôn đổ và không thể bị chận lại.
Chúng ta hãy cầu nguyện,
Lạy Đức Chúa Trời ân sủng, chúng con cảm tạ Ngài vì ý tưởng của Ngài không phải là ý tưởng của chúng con và đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng con. Ngài đã dùng những con người và những lập trình tan vỡ, lỗi lầm, bất toàn để đem sự vinh hiển của Ngài đến. Xin ban cho chúng con lòng can đảm, kết ước của những anh chị em đã đi trước chúng con; và họ cũng là những người mà chúng con mang nợ cảm ơn. Xin cho chúng con, cũng như họ tận hiến tất cả của chúng con cho Lời Ngài đến với những ai còn ở trong sự tối tăm. Chúng con cầu xin trong danh của Ngôi Lời nhập thể, Cứu Chúa Giê-xu. Amen.
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: thenivbible.com)