Nguồn Gốc Siêu Nhiên Của Bản Hợp Xướng “Đấng Cứu Thế Giáng Sinh” Của Nhạc Sỹ Handel

Share

Bản hợp xướng Đấng Cứu Thế Mê-si-a của Handel là một tuyệt phẩm chủ yếu của mùa Giáng sinh. (Một phần trích đoạn của bài hợp xướng này thường được biết, hát và hòa tấu với tựa đề là  “Hallelujah” – LND).  Nhưng bạn có biết kiệt tác âm nhạc được yêu thích này ra đời như thế nào không? Sau đây là đoạn trích từ cuốn sách mới nhất của Kurt Mahlburg và Warwick Marsh, Chúa Giê-xu: Trung Tâm Của Tất Cả (Jesus: The Center of It All).

Nguồn hy vọng trong những vực sâu thẵm của trầm cảm

Dòng câu chuyện đầy sức cuốn của sự chờ đợi Đấng Mê-si-a một cách không ngừng nghỉ —và sự đến của Chúa Giê-su để đáp ứng tràn đầy cho những mong đợi của dân Y-sơ-ra-ên—được kể lại trong một trong những bản hợp xướng Giáng Sinh phương Tây được yêu thích nhất: Đấng Mê-si-acủa Handel.

George Frideric Handel là một nhà soạn nhạc kịch người Đức đã di cư đến London vào đầu những thập niên 1700s, nơi những người tôn kính trở nên yêu thích những vở nhạc kịch (opera) xuất sắc của ông. Tuy nhiên, thị hiếu của xã hội thượng lưu rất hay thay đổi, và Handel thấy mình phải cạnh tranh với các nhà soạn nhạc kịch người Anh, và ông bị mất đi sự hâm mộ vì các thay đổi các vị vua và hơn một lần phải đối mặt với tình trạng phá sản. Sống một mình ở tuổi 52, Handel bị đột quỵ, mất khả năng viết và cuối cùng bị khốn đốn với chứng trầm cảm.

Đó là thời điểm Handel nhận được một bản libretto, một ca khúc hợp xướng, từ người bạn tốt Charles Jennens, một nhà từ thiện Anh giáo, người mà trước đây ông đã từng cộng tác trong các dự án âm nhạc. Những gì Jennens đưa cho Handel là một tuyển tập các phần Kinh thánh, đặc biệt là từ Cựu Ước, kể lại câu chuyện vĩ đại về sự xuất hiện của Chúa Giê-su với tư cách là Đấng Mê-si-a vàHandel đã bị thu hút vô cùng cực.

Thành phần cấu trúc kỳ diệu của bản Đấng Mê-si-a

Trùng hợp với những sự kiện này, một người ngưỡng mộ ở Ireland đã yêu cầu Handel sinh ra một tác phẩm âm nhạc có thể được biểu diễn cho một hoạt động gây quỹ hỗ trợ một số bệnh viện và giúp trả tự do những người đàn ông khỏi nhà tù của những con nợ ở Dublin. Handel tin rằng đề xuất của Jennens sẽ là dự án phù hợp nhất cho tổ chức từ thiện này. Không chỉ là cơ hội phục hồi sự nghiệp của mình, Handel còn nhìn thấy trước mắt mình cơ hội giúp đỡ người nghèo trong khi chia sẻ tin mừng về Chúa Giê-su với đại chúng.

Ngay lập tức, Handel “chôn mình” vào Kinh thánh và cầu nguyện rồi bắt đầu viết một bài oratorio (phần nói và hát của nhạc kịch) từ bản của Jennens. Trong nhiều tuần, ông không ra khỏi nhà. Vào khoảng thời gian Handel đang viết bản hợp xướng Hallelujah nổi tiếng hiện nay, một người bạn mang bữa ăn cho ông đã thấy nhà soạn nhạc đang khóc sướt mướt, chìm đắm trong cảm xúc. Trong nước mắt, Handel nói với bạn của ông: “Tôi thực sự nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy tất cả Thiên đàng trước mặt tôi và thấy chính Chúa vĩ đại!”

Chỉ hơn ba tuần sau, tất cả 259 trang của Đấng Mê-si-a — cho đến nay là tác phẩm hợp xướng tiếng Anh hay nhất từng được viết—đã hoàn tất. Nhiều người đã nhận xét rằng kiệt tác của Handel chỉ có thể được hoàn thành với tốc độ và chỉnh chu như vậy nhờ bàn tay ẩn giấu của thiên thượng. Chính Handel đã trích lời sứ đồ Phao-lô để mô tả trải nghiệm này – khi tôi viết nó, tôi không biết tôi hoặc trong thân thể, hoặc ngoài thân thể người, tôi không biết, có Đức Chúa Trời biết”. (2 Cô-rinh-tô 12:2-3, BTTHĐ).

Vinh hiển duy chỉ một mình Đức Chúa Trời

Đấng Mê-si-a được công diễn lần đầu tại một hội trường âm nhạc ít được biết đến ở Dublin vào tháng 4 năm 1742, gây quỹ từ thiện 400 bảng Anh và giải thoát hơn một trăm người đàn ông khỏi nhà tù.

Được được công chúng đón nhận một cách khiêm tốn lúc ban đầu, cuối cùng thì tác phẩm đã được dàn dựng ở London, nơi Vua George II tham dự một buổi biểu diễn.  Được khuấy động bởi điệp khúc Hallelujah, nhà vua đứng dậy, bắt đầu một truyền thống vẫn tiếp tục kể từ đó trở đi. Gần ba thế kỷ sau, bài hợp xướng Mê-si-a vẫn là bài hát chủ yếu của mùa Giáng sinh và vẫn được biểu diễn thường xuyên để quyên tiền cho các hoạt động từ thiện.

George Handel không muốn nhận công lao về kiệt tác của mình. Ông viết nó như một hành động thờ phượng Đấng Mê-si-a của mình—một lời tri ân chân thành về sự đến của Chúa Giê-xu để ứng nghiệm Kinh thánh. Nếu bạn đến thăm Thư viện Anh ở London ngày hôm nay và xem bản thảo ký âm của Đấng Mê-si-a, bạn sẽ thấy ba chữ cái ở cuối trang cuối cùng: “S.D.G.” Chúng là viết tắt của Soli Deo Gloria—tiếng Latin có nghĩa là “vinh quang chỉ thuộc về Chúa”.

Như Handel đã làm chứng qua tác phẩm vĩ đại nhất trong đời mình, sự chờ đợi cuối cùng cũng đã kết thúc. Đấng Mê-si-a của Israel đang ở đây. Tên Ngài là Chúa Giê-xu.

 

 

 

Lược dịch: Nephtali (BBT)

Nguồn: https://dailydeclaration.org.au

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan