“Bạn có dự buổi thờ phượng tuần này không?”
Hầu hết các lãnh đạo mục vụ thiếu nhi sẽ trả lời “Không!”
- “Tôi phải thay người giáo viên trường Chúa Nhật không đến được hôm nay.”
- “Có nhiều chuyện của trường Chúa Nhật phải sắp xếp vào sáng Chúa Nhật nên tôi không thường xuyên dự thờ phượng được.”
- “Tôi nghĩ là các công vụ của trường Chúa Nhật quan trọng hơn buổi thờ phượng.”
- “Tôi phải hướng dẫn thiếu nhi mỗi tuần nên tôi không thể dự được.”
- “Không cần lắm vì vào các buổi trưa Chúa Nhật tôi có thể xem lại trên mạng chương trình thờ phượng.”
Những câu trả lời kiểu này là những gì tôi thường nghe được khi tôi giảng dạy hay linh hướng cho những người lãnh đạo mục vụ thiếu nhi và thiếu niên.
Đó có phải là những lý do chính đáng? Có đúng không khi mà những người lãnh đạo mục vụ thiếu niên và thiếu nhi vắng buổi thờ phượng trong lúc mọi tín hữu khác phải đi thờ phượng?
Tôi phải nói là không, không đúng khi không thường xuyên dự thờ phượng Chúa Nhật. Tôi kể ra ở đây những lý do tại sao:
1/ Các bạn cần phải dự thờ phượng cùng với các tín hữu khác vì tất cả là chung một thân thể. Tôi biết rằng buổi thờ phượng không phải là nơi duy nhất có thờ phượng. Nhưng đó là nơi duy nhất toàn thể chúng ta hiệp lại thờ phượng. Tôi tin rằng có một điều đặc biệt, rằng buổi thờ phượng Chúa Nhật là buổi duy nhất mà mỗi chúng ta có thể cùng kinh nghiệm tập thể với nhau. Có lẽ đó là lý do tại sao trong Hê-bơ-rơ 10.25, chúng ta được dạy rằng “Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau; nếu anh em thấy ngày của Chúa càng gần chừng nào thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”
2/ Sự hiệp chung thờ phượng mở ra cho chúng ta khải tượng, sứ mạng và những giá trị đem đến bởi các lãnh đạo hội thánh trong một cách mà chúng ta không thể nghe được ở đâu khác. Vâng, các bạn là một thành phần của giới lãnh đạo hội thánh. Nhưng các bạn cũng là một thành phần của thân thể của Đấng Christ (điều trước tiên và quan trọng hơn hết). Các bạn cần nghe Mục sư Quản Nhiệm chia sẻ khải tượng. Các bạn cần được nhắc nhở và nắm lấy sứ mạng của hội thánh như là một thân thể. Các bạn không thể có được những điều này nếu không nghe được chúng trong khung cảnh hiệp lại của thân thể là hội thánh.
[bs-quote quote=”Sự khác biệt giữa lắng nghe bài giảng trên Radio hay CD hay trên mạng và đến thờ phượng tại nhà thờ cũng giống như sự khác biệt giữa việc gọi điện thoại cho con gái của bạn và ở cùng cháu cả một buổi tối.” style=”style-11″ align=”center” author_name=”D.L. Moody”][/bs-quote]
3/ Bạn cần làm gương cho cả gia đình.
Tôi hiểu rằng việc này không áp dụng được cho mỗi một lãnh đạo mục vụ thiếu niên/thiếu nhi, nhưng nó áp dụng cho hầu hết các bạn. Chúng ta cần có toàn thể gia đình trong nơi thờ phượng. Các con của chúng ta cần thấy chúng ta thờ phượng và biết rằng thờ phượng cùng với thân thể của Đấng Christ là điều quan trọng. Vợ hay chồng của chúng ta cần biết rằng đó là điều quan trọng, và thế nên đó là quan trọng cho chúng ta hiện diện cùng với họ.
Khi chúng ta không giữ sự thờ phượng, chúng ta đang cho phép họ không giữ sự thờ phượng.
4/ Không dự thờ phượng tức là cho phép các người phục vụ tình nguyện không dự thờ phượng.
Cũng như phần 3 ở trên, khi chúng ta không đi thờ phượng tức là chúng ta cho phép những người phục vụ tình nguyện hay thành viên ban nghành phục vụ không đi thờ phượng. Có phải đó là một khuôn mẫu các bạn muốn đặt ra cho họ? Các bạn có tin rằng không ai trong Ban Trường Chúa Nhật đi thờ phượng sẽ là điều xây dựng cho những gì mà các bạn đang làm trong mục vụ thiếu niên/thiếu nhi?
Khi chúng ta không đi thờ phượng nhưng đòi hỏi những người tình nguyện trong Ban phải đi thờ phượng, chúng ta tạo ra một tâm trí cho rằng những nhân viên lãnh đạo có đặc quyền. Hễ là lãnh đạo thì có đặc quyền (không cần đi thờ phượng) và không dễ yếu đuối thuộc linh như những người dưới thẩm quyền của mình!
Đó là một tâm trí nguy hiểm, và phải nói thật, sự thật là trái lại – các bạn là những mục tiêu (yếu đuối) của kẻ thù hơn là những người trong đội của các bạn. Hãy cẩn thận và tĩnh thức.
5/ Trung tín thờ phượng khiến các bạn thoát ra khỏi những trì trệ của mục vụ của các bạn.
Tôi đã thấy đi thấy lại nhiều lần, và cũng kinh nghiệm chính mình tôi. Chúng ta thường rơi vào tình trạng “trì trệ” trong mục vụ thiếu niên và thiếu nhi mà kết quả là chúng ta bị giới hạn trong đời sống cá nhân và nghiệp vụ phục vụ.
Về cá nhân, chúng ta rơi vào tình cảnh chỉ có liên hệ với những người trong mục vụ này và gia đinh của họ. Đó không phải là điều xấu! Tuy nhiên, khi các bạn chỉ giao tiếp “giới hạn” với một dạng người, các bạn sẽ có khuynh hướng suy nghĩ sự việc một cách giới hạn.
Về kỹ năng, công vụ của chúng ta như là Lãnh Đạo Mục Vụ Thiếu Niên/Thiếu Nhi là làm việc liên hệ với toàn “thân thể” để cho chúng ta có thể mời gọi và trang bị nhiều người phục vụ trong mục vụ thiếu niên/thiếu nhi và gia đình. Nếu chúng ta cứ luôn luôn ở trong cái bong bóng nhỏ của mình, làm sao chúng ta có thể làm việc liên hệ đến những người và những công vụ ngoài cái bong bóng đó.
Dự thờ phượng với hội thánh là mức tối thiểu.
Hầu hết chúng ta không đi dự thờ phượng vì hoặc là chúng ta không hướng dẫn mục vụ của chúng ta đến mức mà chúng ta có các lãnh đạo có thể hoạt động và dẫn dắt mà không cần chúng ta hiện diện, hay là chúng ta không muốn cho họ hướng dẫn.
Hãy xem xét lại.
Trong vòng hai hay ba năm nhận trách nhiệm về mục vụ thiếu niên/thiếu nhi, ngay cả một mục vụ tệ nhất cũng phải đi đến chỗ có những lãnh đạo có thể hướng dẫn mà không cần đến các bạn.
Nếu lý do là bạn không thể nào “buông ra” và cứ cảm thấy là bạn cần làm mọi chuyện tự mình bạn, bạn đang ngăn cấm sự phát triển xảy ra cho mục vụ của bạn, là điều mà tôi khuyến cáo bạn.
Vậy thì từ nay trở đi… phải đi thờ phượng.
(Nguồn: churchleaders.com)
Dịch: Ánh Dương