Tại sao là Y-sơ-ra-ên? (Phần 2)

Share

Chương 2

Các Giao Ước Với Y-Sơ-Ra-Ên

 

Nhiều người được trưởng dưỡng trong môi trường Cơ Đốc như tôi có lẽ đã được dạy dỗ về Y-sơ-ra-ên và người Do Thái theo cách tương tự. Các giáo viên trong trường học Cơ Đốc, hay các giáo viên trường Chúa Nhật, hoặc trong một lớp giáo lý, hoặc có thể ngay cả ở tại nhà mình sẽ nói, “Cựu Ước, phần đầu tiên của Kinh thánh, đề cập đến Giao ước Cũ mà Đức Chúa Trời lập với Y-sơ-ra-ên; còn Tân Ước, phần thứ hai của Kinh thánh, đề cập đến Giao Ước Mới của Đức Chúa Trời được lập ra với các Cơ-Đốc nhân, với Hội thánh. Dân tộc mới này của Đức Chúa Trời, là Hội thánh, được cấu thành từ mọi người tin nơi Chúa Giê-xu, cho dù là người Do Thái hay người ngoại bang, người Hà Lan hoặc người Hoa, người da trắng hoặc nâu hoặc đen, giàu hay nghèo, trẻ hay già, người nam hay người nữ (Ê-phê-sô 2:11-21). Mọi người tin Chúa Giê-xu đều được hoan nghênh tham gia vào dân tộc mới nầy của Đức Chúa Trời.”

Một số điều trong những điều đó có thể đúng, nhưng khi ý tưởng này nảy sinh thì gần như tự động dân Do Thái – Y-sơ-ra-ên –  thôi không còn là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã bỏ con trai đầu lòng của Ngài rồi sao. Nhiều người nghĩ rằng rằng Y-sơ-ra-ên là tuyển dân của Đức Chúa Trời CHO ĐẾN KHI họ nói “không” với Chúa Giê-xu. Sau đó Đức Chúa Trời nói ‘không’ với người Do Thái. Và vị trí của họ đã bị một dân tộc mới của Đức Chúa Trời tiếp lấy. Bởi Hội thánh. Bởi những người tin Chúa Giê-xu. Lời dạy dỗ nầy của các nhà thần học trong Hội thánh được gọi là: Thần Học Thay Thế. Hội thánh thay thế Y-sơ-ra-ên làm tuyển dân của Đức Chúa Trời.

Khi đọc Tân Ước một cách đặc biệt thì hội thánh sẽ nói: “Họ, người Do Thái, đã chối bỏ Chúa Giê-xu và do đó họ không còn là tuyển dân của Đức Chúa Trời nữa. Và mặc dù rất buồn, nếu bạn muốn biết điều gì sẽ xảy ra cho một dân tộc chống nghịch Đức Chúa Trời và Đấng Xức Dầu của Ngài, thì hãy nhìn vào dân Do Thái. Thật khủng khiếp, suốt những thế kỷ đã có các cuộc bức hại người Do Thái, vì nói cho cùng, người Do Thái đã giết chết Chúa Giê-xu và hiện đang bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Há họ đã không nói, “…Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!” sao? (Ma-thi-ơ 27:25). Vâng, mọi sự đều rất buồn, những gì đã xảy ra với người Do Thái, nhưng há đó không phải là lỗi lầm của họ sao? Đó là một lời cảnh báo đối với tất cả chúng ta! Vì thế Hội thánh bắt đầu đọc Kinh thánh theo một cách khác. Hội thánh như đã nói theo một cách “thuộc linh” như sau. Bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào trong Kinh Thánh mà họ đọc thấy có chép về ơn phước dành cho Y-sơ-ra-ên, thì Hội thánh nói: điều đó dành cho chúng ta, cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên “thuộc linh” mới. Nhưng bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ đọc trong Kinh Thánh có chép về hình phạt và sự phán xét dành cho người Do Thái, Hội thánh nói: điều đó là phần của người Do Thái, dành cho Y-sơ-ra-ên tvề phần xác! Các dịch giả Kinh Thánh xưa kia thậm chí còn đưa các chú thích lên đầu các chương trong Kinh Thánh nói về Y-sơ-ra-ên – ví dụ Ê-sai 60: Vinh quang cho Hội thánh! Bằng cách này các chú thích và câu đó không có trong nguyên văn tiếng Hê-bơ-rơ (hoặc Hi Lạp). Chúng được các dịch giả thêm vào về sau.

Vậy, điều đó rất đơn giản: Y-sơ-ra-ên = Y-sơ-ra-ên và Hội thánh = Hội thánh! Đó là cách biết bao nhiêu Cơ-Đốc nhân đã nói, suy nghĩ, và vẫn làm ngày hôm nay. “Đức Chúa Trời không đặc biệt liên quan đến dân Do Thái”, họ nói, “ngoại trừ khi họ nhận được những trừng phạt và phán xét của Ngài, trong khi hội thánh Cơ Đốc nhận được các phước lành phong phú của Ngài. Họ nói, “chỉ cần nhìn thế nào Hội thánh đã phát triển kể từ khi hoàng đế Constantine biến Cơ-Đốc giáo thành tôn giáo chính thức (công giáo) của Đế quốc La Mã. Việc đó làm giảm giá trị Đế Chế từ bên trong và đẩy bóng tối ngoại giáo xa hơn và xa hơn nữa khắp Châu Âu. Nền văn minh Cơ Đốc đã nổi lên ở các nước Tây Âu và Đông Âu, ở Nga và Mỹ, ở Úc và Châu Phi, và bất cứ nơi nào các nhà truyền giáo đến”. Vâng, chắc chắn có một số lẽ thật trong tất cả những điều này!

Không phải người Do Thái

Nhưng những gì xảy ra cho dân Y-sơ-ra-ên? Người Do thái lang thang. “Mù quáng, tham tiền, luôn lừa đảo và khao khát quyền lực” là những gì mà nhiều người đã nói hoặc nghĩ. Người Do thái đã trở thành một sinh vật bị săn bắt. Hội thánh Cơ Đốc đã quên rằng chính họ đã ép người Do Thái vào dịch vụ kinh doanh cho vay trong thời Trung Cổ bằng cách dán nhãn họ là “vô thần” và đây không phải là nhãn dán dành cho các Cơ-Đốc nhân đáng kính. Hội thánh quên rằng bản thân mình đã ngăn trở người Do Thái theo đường thương mại và đổi lấy những nghề nghiệp và việc làm bình thường.

Về những người Do Thái được mệnh danh là ‘khao khát quyền lực’ thì thể nào? Nếu bạn theo dõi các cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các vị vua Cơ Đốc và các vị giáo hoàng, địa chủ và tầng lớp quý tộc, các thương gia và nông dân, công dân và tu viện qua các thời đại ở tất cả các nước Châu Âu, bạn sẽ có được một ấn tượng tốt về những gì mà thuật ngữ “khao khát quyền lực” nghĩa là gì. Thời gian sau người Do Thái bị cướp bóc, săn bắt, hãm hiếp, bị chia cắt, bị đưa vào khu ổ chuột và cuối cùng họ bị đưa đến các trại tập trung, nơi có một nỗ lực mang tính hệ thống nhằm giết mọi người Do Thái, từ người già nhất đến người trẻ nhất. Tất cả họ đều bị hít khí độc và xác chết của họ bị đốt trong lò hỏa táng. Việc bắt bớ người Do Thái thậm chí còn được Hội thánh xem là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Rốt lại, há không phải những người giết Chúa Giê-xu không phải là người Do -thái sao? Thật dễ quên rằng người Do Thái không giết Chúa Giê-xu, nhưng người ngoài Do Thái, người La Mã đã làm điều đó. Người Do Thái thậm chí còn không đủ quyền cai trị trong đất nước của họ để được phép thực hiện án tử hình cho tội nhân nào. Người La Mã phụ trách sự hành quyết tử tội tại xứ Do thái. Bất cứ khi nào toà án Do thái áp dụng hình phạt tử hình, họ phải xin phép từ biện lí Rô-ma – trong trường hợp của Chúa Giê-xu là Bôn-xơ Phi-lát – và nếu ông ta chấp nhập lời thỉnh nguyện, bản án được những người lính La mã thực hiện. Người Do thái đã kết án Ngài phải chết, và những người ngoài Do Thái, người Rô-ma, đã đóng đinh Ngài. Họ đã thực thi án tử hình được Phi-lát chấp nhận và tuyên bố.

Có phải Phi-lát bị áp lực làm theo những gì người Do Thái muốn không? Chắc chắn rồi. Mặc dù Bôn-xơ Phi-lát không dễ bị hăm dọa. Trong Phúc Âm Lu-ca, chương 13 chúng ta đọc “về việc Bôn-xơ Phi-lát giết những người Ga-li-lê, khiến máu của họ hòa lẫn với sinh tế họ đang dâng”. Đôi khi ông ta chỉ đơn giản sai một đội quân, tạo nên một phòng tắm máu và dập tắt cuộc cách mạng. Nhưng trong trường hợp Chúa Giê-xu, ông quyết định khác. Mặc dù ông rửa tay trong chậu nước, tuyên bố rằng ông vô tội về máu của Chúa Giê-xu, dĩ nhiên ông vẫn chịu trách nhiệm. Ông là thống đốc La mã. Người Do Thái không thể thực hiện bất kỳ hình phạt tử hình nào, bởi vì họ là dân thuộc địa của người La Mã.

Hội Thánh đầu tiên biết ai phải chịu trách nhiệm cho vụ việc này. Đó là lý do tại sao Bôn-xơ Phi-lát được đề cập rõ ràng trong bài tín điều các sứ đồ, bắt nguồn từ Hội thánh đầu tiên: “(Ngài) chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết, và  chôn”. Ngoài Danh của Chúa Giê-xu và Ma-ri, tên tuổi duy nhất khác được đề cập trong trong bài tín điều các sứ đồ cổ xưa này là tên của Bôn-xơ Phi-lát! Hội thánh đầu tiên biết ai phải chịu trách nhiệm. Do đó về mặt kỹ thuật và lịch sử, thật không đúng khi nói rằng chính những người Do Thái đã giết Chúa Giê-xu. Sứ đồ Giăng, người đứng bên cạnh thập tự giá và quan sát những người lính La mã dùng đinh to đóng vào bàn tay và bàn chân của Chúa Giê-xu, và cuối cùng dùng ngọn giáo đâm xuyên vào sườn Ngài, cho biết: “Những điều nầy xảy ra để được ứng nghiệm lời Kinh Thánh… “Họ sẽ nhìn thấy người mình đã đâm”(Giăng 19:36-37). Ai đã đóng đinh? Người La Mã đã làm. Ai đã nhìn thấy? Người Do Thái đã thấy. Vì vậy, nếu bạn muốn nói ai thực sự có lỗi và chịu trách nhiệm – về cái chết của Chúa Giê-xu, câu trả lời là tất cả chúng ta đều có tội. Dường như mỗi người trong chúng ta, nói cách cá nhân, đã hô lên án tử hình của Chúa, đã cầm búa, cầm đinh và cầm giáo.

[bs-quote quote=”Nhưng Người đã vì tội lỗi của CHÚNG TA mà bị vết, vì gian ác của chúng ta mà bị thương. Bởi sự trừng phạt Người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người mang, chúng ta được lành bệnh” style=”style-14″ align=”center” author_job=”Êsai 53:5″][/bs-quote]

Ngài vốn là Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng đã cất bỏ các tội lỗi của thế gian (Giăng 1:29, 36). Chúa Giê-xu đã phán, “Không ai cất mạng sống Ta đi được, nhưng Ta tự nguyện hi sinh. Ta có quyền hi sinh mạng sống và có quyền lấy lại.” (Giăng 10:18).

Chúa Giê-xu đã phán: “Không có ai giết Ta. Đây là lý do tại sao Ta đã bước vào thế giới này. Làm Chiên Con của Đức Chúa Trời, để bị giết vì các tội lỗi của thế gian. ĐỂ BAN CHO sự sống của Ta”. Bạn và tôi đã đóng đinh Chúa Giê-xu. Người Do thái và người La Mã, cả thế giới đều chịu trách nhiệm về điều đó. Nhà thơ người Hà Lan theo chủ thuyết Calvin tên là Jacobus Revius hồi thế kỉ 17 thể diễn giải điều này thật tuyệt:

Ngài đã mang những đau khổ của chúng ta
Chúa Giê-xu ơi, không phải người Do Thái đã đóng đinh Ngài,
Cũng không phải những kẻ đã phản bội Ngài trước tòa án,
Cũng không phải những người vui vẻ tát vào mặt Ngài,
Cũng không phải những kẻ đánh Ngài và đập Ngài,
Không phải những người lính với những quả đấm thô bạo,
Ai đặt mão gai hay nhấc búa,
Hoặc dựng cây gỗ rũa sả trên Gô-gô-tha,
Hoặc bắt thăm và tranh đấu về áo xống của Ngài:
Chính con, Chúa ơi, con là người làm điều đó,
Con là cây gỗ nặng nề mà Chúa đã mang,
Con là sợi dây thừng chắc chắn mà đã trói chặt Ngài,
Là những cây đinh, ngọn giáo, và roi đánh Ngài,
Mão triều máu tung tóe, Ngài đã đội trên đầu mình,
Than ôi! Mọi điều nầy xảy ra đều vì cớ các tội lỗi của con.
Bởi vì tất cả điều này đã xảy ra, than ôi (!) Vì tội lỗi của con.

Nhưng trong nhiều thế kỷ, Cơ Đốc giáo giới đã cố chấp cho rằng dân Do Thái – Y-sơ-ra-ên- đã giết Đấng Christ và kết quả là có sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên họ. Chúng ta, Hội thánh, là dân tộc mới của Đức Chúa Trời – Hội thánh nói – và nếu người Do Thái muốn dự phần cùng chúng ta, thì cũng giống như mọi người khác, họ phải tin Chúa Giê-xu, chịu phép báp têm, và kết quả là, người Do Thái không còn là Do Thái nữa. Nhưng liệu một người đàn ông không còn là đàn ông nữa, hoặc đàn bà không còn là phụ nữ nữa chăng (Ga-la-ti 3:26-29) hoặc người Trung Hoa không còn là người Trung Hoa nữa khi họ đến với đức tin chăng? Tuy nhiên, chúng ta mong đợi một người Do Thái ngừng làm người Do Thái khi anh ta đến với đức tin nơi Chúa Giê-xu! Và nếu người Do Thái không làm điều này, như Hội thánh đã nói, thì sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục ở trên họ (Giăng 3:36). Đáng ngạc nhiên, Hội thánh Cơ đốc thường đã giúp bổ túc “phán xét của Đức Chúa Trời” trên người Do Thái!

Huyết của Ngài đổ trên chúng tôi

Một trong những câu kinh thánh đã được Hội thánh sử dụng trong suốt các thời đại dạy rằng Y-sơ-ra-ên đã bị loại bỏ và bị đặt dưới sự nguyền rủa và xét đoán mãi mãi của Đức Chúa Trời, và rằng Hội thánh đã thay thế Y-sơ-ra-ên làm tuyển dân Đức Chúa Trời, là Ma-thi-ơ 27:25b: “Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!” (có lẽ nền tảng cho lời diễn tả này có thể tìm thấy trong Ê-xê-chi-ên 3:16-21).

Chính là câu này, tiếng kêu kinh khủng của đám đông ở Giê-ru-sa-lem, thường được trích dẫn để bảo vệ quan điểm cho rằng số phận bi thảm của Y-sơ-ra-ên trong suốt lịch sử là lỗi lầm của họ. Nhiều người đã nói: “Vâng, thật khủng khiếp, tất cả những điều đó xảy ra trong suốt nhiều thế kỷ với người Do Thái. Nhưng chúng ta hãy đối mặt với điều đó, có phải họ ít nhiều yêu cầu điều đó khi họ giết Chúa Giê-xu không? Đây không phải là lời cảnh báo cho tất cả chúng ta sao? Phải chăng điều này sẽ xảy ra cho những người chối bỏ Chúa và Đấng Xức Dầu của Ngài? Đây là sự phán xét của Đức Chúa Trời!”. Và như thế Hội thánh qua nhiều thế kỷ thậm chí đã “giúp” đưa ra sự phán xét này của Đức Chúa Trời bằng cách phát triển một nền thần học Cơ-Đốc có thể được đặt tên là “Chủ nghĩa Cơ Đốc bài Do Thái” bằng cách kích động hận thù và tạo ra một cuộc chống đối, bầu không khí chống Do Thái, trong đó các cuộc bức hại khủng khiếp của người Do Thái có thể xảy ra. Mặc dù cần nhớ rằng một số Cơ-Đốc nhân cá nhân đã hành xử rất tử tế và cố gắng giúp đỡ người Do Thái càng nhiều càng tốt.

Vậy chúng ta hãy xem câu Kinh thánh này cẩn thận hơn để không vội đi đến kết luận này. Nhiều Cơ-Đốc nhân, như tôi, tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, hoàn toàn đáng tin cậy và xứng đáng tin cậy. Và chúng ta nên tiếp nhận nghĩa đen từ lời Chúa trước tiên và rồi sau đó tin cậy nơi Lời Ngài, trước khi bắt đầu tìm kiếm những ý nghĩa và lời giải thích thuộc linh. Chúng ta không nên thuộc linh hóa hoặc biến Lời của Đức Chúa Trời thành biểu tượng, mặc dù chúng ta luôn có thể rút ra những bài học thuộc linh từ đó.

Có ít nhất bảy nhận xét về câu này

1. Có lẽ một vài trăm người Do thái bị một số lãnh đạo tôn giáo của họ kích động đứng lên, trước dinh thự của Bôn-xơ Phi-lát và hét lên, “Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!”. Rõ ràng là Chúa Giê-xu rất nổi tiếng, thậm chí giữa dân Giê-ru-sa-lem. Tại sao lại bắt giữ Ngài vào ban đêm? (Mác 14:2, Lu-ca 22:6). Họ vừa chào đón Ngài vào thành phố, hét lên: Baruch haba là Shem Adonai! Hosanna! “Chúc tụng Vua nhân danh Chúa mà đến (và vương quốc sắp đến của vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta!)” (Ma-thi-ơ 21:9, Mác 11:9, Lu-ca 19:38, Giăng 12:13). Giê-ru-sa-lem có niềm hy vọng lớn cho Ngài.

[bs-quote quote=”Nhưng Hội thánh đã làm điều đó, và đứng ra nhận tội về cái chết của Chúa Giê-xu trong vị trí của người Do Thái.” style=”style-16″ align=”right” color=”#f9d622″][/bs-quote]

Dân chúng sống ở miền Bắc Y-sơ-ra-ên không có manh mối những gì đang xảy ra ở Giê-ru-sa-lem – không có đài phát thanh, truyền hình, điện thoại, internet hay các phương tiện truyền thông hiện đại khác trong những ngày đó. Nếu ở Ga-li-lê khi ấy, nơi Ngài đã sống và được nhiều người biết đến, họ được biết đến những gì đang xảy ra ở Giêrusalem, nhiều người trong số họ chắc chắn sẽ không tán thành việc la hét lên như vậy. Nếu họ biết được sự việc ở Giê-ru-sa-lem, có thể có một cuộc nổi dậy tự phát khác, một cuộc nổi dậy chống lại người La Mã, sẽ bắt đầu ở Ga-li-lê. Vậy liệu một người có thể nắm giữ toàn bộ Giê-ru-sa-lem, cả Y-sơ-ra-ên và toàn thể dân Do Thái cùng nhau chịu trách nhiệm về những gì đám đông nhỏ này ở Giê-ru-sa-lem đã bị một số nhà lãnh đạo tôn giáo kích động kêu xin đóng đinh Ngài? Nhưng Hội thánh đã làm điều đó, và đứng ra nhận tội về cái chết của Chúa Giê-xu trong vị trí của người Do Thái. Điều nầy là do quỷ dữ, và nó đã dẫn tới sự đổ máu người Do Thái lai láng trong các vùng đất của Cơ Đốc giáo.

Giả sử một đám đông nhỏ ở Amsterdam làm điều gì đó khủng khiếp, và các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới hét lên ‘Amsterdam khủng khiếp quá!’ Thật bất công với rất nhiều người tốt, người dân tử tế sống ở Amsterdam! Hoặc các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới sẽ nói rằng ‘Hà Lan là một đất nước tồi tệ và tất cả người Hà Lan đều đáng khinh bỉ và xấu xa’. Điều đó hoàn toàn không công bằng đối với quốc gia Hà Lan của chúng tôi, bởi vì nhiều người trong chúng tôi là những người rất tử tế! Hoặc “Hà Lan đầy dẫy bọn tội phạm – họ là như vậy, họ luôn luôn vậy và họ sẽ luôn luôn là như thế: hãy nhìn vào những gì họ đã làm” Điều đó đến từ ma quỷ, không đúng và hoàn toàn sai trật, và Hà Lan sẽ phản đối những cáo buộc như vậy cách mạnh mẽ theo khả năng của mình, kịch liệt từ chối những điều đó. Nhưng điều đó chính xác là điều mà Hội Thánh và nhiều nhà thần học nói về người Do Thái.

2. Áp dụng nguyên lý lấy các câu Kinh thánh theo nghĩa đầu tiên và nghĩa đen của chúng đối với những từ ngữ khủng khiếp này, chúng phải đã được ứng nghiệm. Họ hét lên, “trên CHÚNG TÔI và con cháu chúng tôi!”, có nghĩa là trên thế hệ đặc biệt đó và con cái họ, trên thế hệ kế tiếp của những người dân Giê-ru-sa-lem này. Những người Do Thái đã hét lên những lời này, và con cái của họ, đã bị người La Mã giết tại Giê-ru-sa-lem 40 năm sau. Một trong những con số của Kinh Thánh cho sự kéo dài một thế hệ là 40 năm, đề cập đến thời gian lang thang của họ trong sa mạc khi thế hệ rời Ai Cập đã chết vì sự vô tín của họ. Một con số khác là 70 năm, khoảng thời gian kéo dài từ ông đến cháu, “từ thế hệ nầy sang thế hệ khác” (Đa-ni-ên 4:3 và 4:34). Và một con số khác nữa là 100 năm (Sáng thế ký 15:16 và 13). Vào năm 70 S.C., Titus và quân đội của ông đã san bằng thành phố và đền thờ xuống đất, giết chết 1.100.000 người Do Thái (theo sử gia Do Thái, Flavius Josephus) và đóng đinh hàng ngàn người từ Giê-ru-sa-lem tới bờ biển Địa Trung Hải, cho đến khi không còn đủ gỗ làm thêm thập tự giá!

Theo sử gia La Mã, Dio Cassius, vào năm 135 S.C. Hoàng đế Hadrian đã hoàn thành công việc, bằng cách dập tắt cuộc nổi dậy dưới thời Simon Bar Kokhba trong 3 năm, giết chết thêm 600.000 người Do Thái – ngoài những người chết vì đói, bệnh tật và lửa. Có phải những khoảnh khắc nầy mà Máu của Ngài ‘đã đổ xuống trên họ và con cái của họ’ cùng một thế hệ và con cái họ, thế hệ tiếp theo không? Những vụ tàn sát này diễn ra trong 40 và 100 năm sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh (vào khoảng năm 30 sau Công Nguyên). Vì thế, bởi sự tàn sát có quy mô lớn, lời tiên tri này đã được ứng nghiệm- nếu người ta lấy từ ngữ “trên chúng tôi và con cái của chúng tôi” theo ý nghĩa đầu tiên và nghĩa đen. Và tất cả những phần huyết người Do Thái còn lại đổ ra từ nhiều thế kỷ kể từ đó, không liên quan đến sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng là những tội lỗi khủng khiếp, những tội ác của loài người, chờ đợi sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời.

3. Nhưng điều này dẫn đến câu hỏi khác. Có phải người La mã thực sự đưa sự phán xét của Đức Chúa Trời đến trên những người Do Thái này, trên họ và con cái họ không? Có phải đây là sự phán xét của Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời có phán xét cách như vậy không? Bởi vì ngay cả khi sự kêu la này có nghĩa là đám đông Do Thái nhỏ với một số lãnh đạo của họ ở Giê-ru-sa-lem chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-xu – và thực sự 40 năm sau các binh đoàn La mã bắt giữ, phá hủy Giê-ru-sa-lem và đền thờ, rồi tàn sát cách tàn bạo thế hệ đó và con cái họ: trong số đó chắc chắn có hàng ngàn Cơ-Đốc nhân Do Thái! Liệu Đức Chúa Trời có bao gồm cả Cơ-Đốc nhân Do Thái trong một ‘phán xét’ như vậy chăng? Câu hỏi tất cả Cơ Đốc nhân Do Thái đã có chạy trốn đến Pella hay không trước khi quân La mã vây thành Giê-ru-sa-lem, vẫn là một vấn đề tranh luận nóng bỏng của các sử gia. Một số nói rằng không có cuộc chạy trốn như vậy!

Vì vậy, trong số nhiều nạn nhân của những hành động tàn bạo từ các quân đoàn La Mã có thể có nhiều Cơ Đốc nhân Do thái, cũng như một số Cơ Đốc nhân ngoại bang. Và cũng có nhiều người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem, những người thậm chí không tham gia trong đám đông đang hét lên và gào thét trước khi Bôn-xơ Phi-lát đòi đóng đinh Chúa Giê-xu. Họ có đáng bị Đức Chúa Trời phán xét không? Vì vậy, đây là một lý do khác để đặt câu hỏi: liệu sự tàn phá dân cư Giêrusalem nầy vào năm 70 và 135 S.C. có thực sự là một ‘sự phán xét của Đức Chúa Trời không’? Liệu Đức Chúa Trời có phán xét theo cách như vậy không?

4. Kể từ đó, qua nhiều thế kỷ, rất nhiều máu người Do thái vô tội đã đổ ra. Trong các vùng đất của Cơ Đốc giáo giới ở Châu Âu và các nơi khác trên thế giới – và trong thế giới Hồi giáo. Tất cả những dòng máu tràn ngập này đang chờ sự báo thù của Đức Chúa Trời trong sự Phán xét Sau cùng. Hoặc là TẤT CẢ máu vô tội, của người Do Thái và không Do Thái, trong 2000 năm gần đây và vẫn còn kêu cứu từ trái đất? Có phải tất cả các tội ác, giết người và sát nhân hàng loạt đang chờ sự phán xét của Đức Chúa Trời vào cuối thời đại không? Máu vô tội như của Xa-cha-ri, con của Ba-ra-chi (Ma-thi-ơ 23:35): “Vậy tất cả (vào lúc phán xét cuối cùng?)  máu vô tội đã chảy ra trên đất đổ lên các ông, từ máu A-bên là người công chính đến máu Xa-cha-ri, con của Ba-ra-chi mà các ông đã giết khoảng giữa thánh điện và bàn thờ?”

Có sự khác biệt giữa “máu vô tội hay máu công nghĩa” đổ tràn ngập, từ trước và sau Đấng Christ không? Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với máu vô tội của “Xa-cha-ri, con của Ba-ra-chi” – do một số người Do Thái làm đổ ra vài thế kỷ trước Đấng Christ – có xảy ra trong sự tàn phá kinh khủng này của Giê-ru-sa-lem vào năm 70 sau Công Nguyên chăng? Đức Chúa Trời có sự phán xét đặc biệt đối với người Do Thái trong trường hợp ‘đổ máu’ nầy không? Hoặc tất cả những dòng máu vô tội đổ ra trên trái đất qua tất cả các thế kỷ của lịch sử nhân loại – Do thái và không phải Do Thái – kể cả máu của “Xa-cha-ri, con của Ba-ra-chi”, đều chờ đợi sự trả thù của Đức Chúa Trời Toàn năng vào ngày cuối cùng trong cơn thịnh nộ của Ngài, vào thời kì cuối cùng chăng? Bởi vì máu của A-bên đã đổ ra mà Chúa Giê-xu đã nói, đã bị đổ ra từ lâu trước khi dân Do Thái tồn tại, ngay cả trước Áp-ra-ham, ngay cả trước cơn Nước Lụt!

5. Và ai là Đấng cuối cùng sẽ “trả thù”? Ai sẽ đem lại sự phán xét? Con người hay Đức Chúa Trời? Người La-mã có thể đưa ra sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Y-sơ-ra-ên không?  Người ta có thể thi hành án phạt của Đức Chúa Trời không? Phao-lô nói trong Rô-ma 12:19: “đừng tự tay mình báo thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có lời Chúa phán: “Sự trả thù thuộc về Ta, Ta sẽ báo ứng”. Một ngày nào đó, Đức Chúa Trời sẽ trả thù cho những hành động sai trái của con người và tất cả sự đổ máu vô tội. Giống như dòng máu vô tội của những người Cơ-Đốc tử đạo – Khải huyền 6:9-11: “Khi Chiên Con mở ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có linh hồn của những người đã bị giết vì lời Đức Chúa Trời và vì lời làm chứng của họ. Họ kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Chúa là Đấng thánh và chân thật, còn bao lâu nữa Chúa mới xét đoán, và vì máu chúng tôi mà báo thù những kẻ ở trên đất?”  Mỗi người trong số họ được ban cho một áo dài trắng, và được bảo phải an nghỉ ít lâu nữa, cho đến lúc đủ số những bạn đồng lao và anh em của họ phải bị giết như họ”.

Một ngày kia, cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ ngồi phán xét trả thù cho tất cả máu vô tội đã đổ tràn trên trái đất này. Dòng máu vô tội tất cả các nạn nhân của bạo lực, bao gồm hàng triệu người bị giết chết trong dạ con do phá thai; các nạn nhân của sự hãm hiếp; loạn luân; Những người bị lạm dụng; các nô lệ; những kẻ tra tấn và kẻ giết người; các nhà độc tài và những kẻ bóc lột, những kẻ giết người Do Thái qua nhiều thế kỷ, lên đến đỉnh điểm là những tội ác đã phạm phải trong các trại tập trung, khu ổ chuột, làng mạc, thành phố, tại châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Ngài sẽ phán xét những thủ phạm người La Mã, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Ả Rập, Palestine, Do Thái và bất kể chủng tộc hay nền văn hoá, tôn giáo hay triết học nào.

Trong Khải huyền 21:8 sứ đồ Giăng nói: “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng ghê tởm, kẻ giết người, kẻ gian dâm, kẻ hành nghề ma thuật, kẻ thờ thần tượng, và tất cả những kẻ nói dối, thì phần của chúng là hồ lửa lưu huỳnh đang bừng cháy. Đó là sự chết thứ hai.”

Và trong Ga-la-ti 5:19-21 Phao-lô nói: “Công việc của xác thịt thật rõ ràng, đó là: gian dâm, ô uế, buông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, gây gổ, ghen ghét, giận dữ, ích kỷ, bất bình, phe đảng, ganh tị, say sưa, chè chén, và những việc tương tự khác. Tôi cảnh cáo anh em, như tôi đã từng cảnh cáo: Những ai làm các việc như thế sẽ KHÔNG được hưởng vương quốc Đức Chúa Trời”. Kết luận phải là: tất cả tội lỗi của con người – Do Thái và người ngoài Do Thái không giống nhau – đều chờ đợi sự phán xét của Đức Chúa Trời vào thời cuối cùng. Ngài là Thẩm Phán. Loài người không bao giờ có thể thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tất cả mọi người đang chờ phán quyết cuối cùng vào cuối thời đại. Cho đến thời điểm đó chỉ có một Người bị trừng phạt và cảm thấy Đức Chúa Trời phán xét thay mặt cho tất cả chúng ta: Chúa Giê-xu. Bất cứ ai đặt đức tin của mình vào Người sẽ không đến với sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời, như Kinh Thánh nói. Do đó có thể, sự tàn phá của người La Mã trên Giê-ru-sa-lem và vùng đất của Y-sơ-ra-ên vào năm 70 và 135 sau Công nguyên không phải là phán xét của Đức Chúa Trời, mà là những tội ác của người La Mã – những người sẽ chịu trách nhiệm về những việc làm nầy vào ngày cuối cùng trong sự phán xét của Đức Chúa Trời.

6. Có lẽ có một cách giải thích khác về đám đông hét lên này. Liệu tiếng kêu của đám đông ở Giê-ru-sa-lem có phải là một lẽ thật tiên tri vô vô ý thức và không chủ ý được thốt ra chăng? Bạn có thể nói rằng điều đó hơi xa vời. Đó không phải là điều họ muốn làm! Nhưng điều đó đã xảy ra trước đây. Đã xảy ra với thầy tế lễ cả Cai-phe, và được trích dẫn trong Giăng 11:49-50. Họ bàn phải làm gì với Chúa Giê-xu. Họ sợ rằng Ngài sẽ nổi tiếng, nhiều người ngưỡng mộ, đến nỗi một cuộc nổi dậy tự phát chống lại người La Mã, một cuộc cách mạng quốc gia, sẽ xảy ra. Và họ sợ rằng khi đó Bôn-xơ Phi-lát lại sẽ phái quân đội, tàn sát người Do-thái và tạo ra một cuộc tắm máu – như ông ta đã từng làm trước đó – và do đó quyền tự do tương đối của họ để giải quyết các vấn đề quốc gia và tôn giáo của họ sẽ biến mất. Vậy phải làm gi? Sau khi thảo luận, Cai-phe đưa ra một giải pháp. Không phải là một điều rất hay, nhưng chính trị đôi khi không hay. ‘Chính trị thiết thực’, người Đức gọi nó như vậy. Có thể – nói về mặt đạo đức – không tốt, nhưng cần thiết và không thể tránh khỏi. Mục đích biện minh cho phương tiện. Một sai lầm nhỏ vẫn là tốt hơn cho một lợi ích lớn hơn. Giăng chép lại: “Nhưng một người trong số họ là Cai-phe, thầy tế lễ thượng phẩm trong năm ấy, nói với họ: “Các ông chẳng biết gì cả! Các ông không hiểu rằng, thà để một người chết thay cho dân, còn hơn cả dân tộc phải bị hủy diệt”. 

Cai-phe không hiểu ý nghĩa đầy đủ của những gì ông nói và ông chắc chắn không có ngụ ý những từ ngữ đó là bất cứ điều gì khác hơn là một tuyên bố chính trị thực tế. Nhưng chúng tuyệt đối là lời tiên tri! Và theo nghĩa đó, sứ đồ Giăng đã hiểu những từ ngữ đó. Điều đó hoàn toàn đúng! Đó là kế hoạch cứu rỗi! Chúa Giê-xu, ‘một người’, sẽ chết – để cứu chuộc nhiều người và cứu họ, người Do Thái và người ngoại bang! Một người đàn ông sẽ chết thay cho toàn bộ dân tộc Do Thái hoặc sự việc đó, cứu toàn thể nhân loại. Đức Chúa Trời trong ân sủng của Ngài đã tìm ra và thực hiện giải pháp đáng kinh ngạc này cho nan đề tội lỗi của con người! Và Chúa Con đã hợp tác hết lòng với những mục đích yêu thương của Chúa Cha đầy yêu thương và Ngài đã tự nguyện dâng đời sống của Ngài trở nên Chiên Con không chỗ chê trách cho Đức Chúa Trời, để chịu chết vì tội lỗi của thế gian.

Trong Giăng 11:50-52 liên quan đến những lời của Cai-phe, Giăng giải thích: “Ông ta không tự nói điều đó, nhưng vì là thầy tế lễ thượng phẩm trong năm ấy, nên ông ta nói tiên tri về Đức Chúa Giê-xu sẽ vì dân chịu chết,  không phải chỉ vì dân tộc nầy mà thôi, nhưng cũng để quy tụ những con cái của Đức Chúa Trời bị tan lạc lại làm một”. Cai-phe không có ý nói theo cách này, nhưng ông đã nói theo cách này. Ông ấy đã vô ý nói một sự thật có tính tiên tri. Liệu tiếng kêu “Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!” được nhìn theo cùng một cách khác chăng? Liệu đây có phải là một lời tuyên bố vô ý mang tính tiên tri, nhưng vẫn sâu sắc về mặt thuộc linh và chân thật về mặt tiên tri chăng? Bởi vì máu của Chúa Giê-xu đến trên họ và con cái của họ, và trên chúng ta và con cái của chúng ta để làm sạch chúng ta khỏi tất cả các tội lỗi của chúng ta! Máu của Chúa Giê-xu phải đến và sẽ đến trên Y-sơ-ra-ên để làm sạch tội lỗi của Y-sơ-ra-ên. Tất nhiên những gì họ muốn nói là “chúng tôi tự chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-xu”. Nhưng họ nói điều đó theo một cách mà cũng có thể là một tuyên bố có tính tiên tri không chủ ý – nghe có vẻ như là một lời cầu nguyện: “Xin huyết của nó đổ trên chúng tôi và con cháu chúng tôi!”. Dĩ nhiên, tiếng kêu của họ không phải là một ‘lời cầu nguyện chân thành của tội nhân’, nhưng họ vẫn nói lên một sự thật sâu sắc. Điều này dẫn đến kết quả cuối cùng, và theo quan điểm của tôi, là điểm quyết định.

7. Chúa Giê-xu đã cầu nguyện trên thập tự giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23:34a). Khi Ngài đang cầu nguyện lời cầu nguyện này trên cây thập tự, Đức Chúa Giê-xu là Chiên Con của Đức Chúa Trời, đang dâng huyết Ngài để chuộc mọi tội lỗi của thế gian, ngay tại đó và về sau. Điều đó làm cho Đức Chúa Trời có thể tha các tội lỗi của chúng ta. Nhưng bây giờ Ngài đang cầu nguyện cho một tội lỗi đặc biệt. Từ thập tự giá, Chúa Giê-xu đang nhìn những người trực tiếp tham gia vào sự đóng đinh Ngài. Những người lính La mã và đám đông người Do Thái đang la hét, Bôn-xơ Phi-lát, Hê-rốt, Hội đồng Công luận và tất cả những người tham gia vào quá trình lên án và giết chết Ngài. Trong tâm trí của Ngài, Ngài nhìn thấy tất cả những người đó theo cách này hay cách kia đang nhận lấy trách nhiệm cho sự chết của Ngài trên cây thập tự. Và Ngài nói: “Lạy Cha, xin tha cho họ…”

Liệu Đức Chúa Cha có đáp ứng lời cầu nguyện này của người Con Một đang hấp hối của Ngài không? Chắc chắn có, vì Chúa Giê-xu cầu xin Cha, Ngài đã tha thứ cho những người lính La Mã và đám đông người Do Thái đang la hét, Bôn-xơ Phi-lát, Hê-rốt, Hội đồng Công luận và tất cả những người tham gia vào quá trình lên án và giết chết Ngài. Thực sự họ không biết họ đang làm gì. Họ không có ý tưởng mờ nhạt nhất về những gì đang diễn ra trong sinh tế này vì tội lỗi trên thập giá. Hội đồng Công luận, Bôn-xơ Phi-lát, Hê-rốt: họ không biết đầu mối gì đang xảy ra – điều gì thật sự xảy ra. Phi-e-rơ nói trong Công-vụ 3:17-18:”Thưa anh em, bây giờ tôi biết anh em và những người lãnh đạo của anh em đã làm điều ấy vì thiếu hiểu biết. Nhưng Đức Chúa Trời đã dùng cách ấy để làm ứng nghiệm lời Ngài đã báo trước qua môi miệng các nhà tiên tri rằng Đấng Christ của Ngài phải chịu đau đớn”. Chiên Con của Đức Chúa Trời phải bị giết để các tội lỗi của thế gian được tha thứ. Ngay lập tức Giăng Báp tít nhận ra sự ủy nhiệm lớn lao nầy của Chúa Giê-xu khi ông thấy Ngài đang đến gần ông.

Giăng 1:29: “Hôm sau, Giăng thấy Đức Chúa Giê-xu đến với mình, thì nói rằng: “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi!” Giăng 1:35-36: “Hôm sau, Giăng lại đứng tại đó với hai trong số các môn đồ của mình. Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu đi ngang qua, ông nói: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời!” Và Chúa Giê-xu không tình cờ bị sát hại, hoặc trái ngược ý muốn của Ngài. Ngài nói: “Không ai cất mạng sống Ta đi được, nhưng Ta tự nguyện hi sinh. Ta có quyền hi sinh mạng sống và có quyền lấy lại.” (Giăng 10:18). Ngài đã đến thế gian này, để ban sự sống của Ngài như một của lễ miễn phí cho các tội lỗi của thế giới. Để được giết chết như một Chiên Con. Êsai đã nói tiên tri về Ngài trong chương 53: “Thật, Người đã mang sự đau ốm của chúng ta, Đã gánh nỗi đau khổ của chúng ta mà chúng ta lại nghĩ rằng Người đã bị Đức Chúa Trời đánh, đập và làm cho khốn khổ. Nhưng Người đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị vết, vì gian ác của chúng ta mà bị thương. Bởi sự trừng phạt Người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người mang, chúng ta được lành bệnh. Người bị ngược đãi và khốn khổ, nhưng không hề mở miệng. Như chiên con bị đem đi làm thịt, như chiên câm lặng trước mặt kẻ hớt lông, Người không hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, xét xử và bị giết đi. Trong những kẻ đồng thời với Người, có ai suy xét rằng Người đã bị đánh phạt và cất khỏi đất người sống là vì tội lỗi của dân Ta? Dù Người không hề làm điều hung dữ, và chẳng có sự dối trá trong miệng. Đức Giê-hô-va vui lòng để Người bị tổn thương, và chịu đau khổ. Vì Người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội.

Vì vậy, lời cầu nguyện đặc biệt này của Chúa Giê-xu trên thập tự giá đã kết thúc lời nguyền rủa mà đám đông người Do thái đã cầu khẩn cho chính họ ngay tại đó. Và tất cả máu người Do thái vô tội đã đổ tràn qua các thời đại chờ đợi sự phán xét và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vào cuối thời đại nầy.

Hội thánh cần phải thú nhận tội lỗi của mình đối với nền thần học gần như thuộc về ma quỷ, hiểm ác này qua nhiều thế kỷ, dẫn đến việc đổ máu của người Do Thái ra như sông và thời đại Cơ Đốc nhân chống Do thái cổ xưa trước khi quá muộn, hoặc hội thánh sẽ phải chịu trách nhiệm trước ngôi Đức Chúa Trời. Là những Cơ-Đốc nhân, chúng ta đích thân nhìn vào tấm lòng, tâm hồn và trí tuệ của chúng ta và tự hỏi liệu còn có bất kỳ chủ nghĩa Cơ Đốc chống Do Thái ẩn giấu nào ở đó nữa không. Bởi vì Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm. Sau đó đến năm 1948.

Nhiều câu hỏi dành cho Hội thánh

Ngày 14 tháng 5 năm 1948, David Ben-Gurion đọc Tuyên ngôn Độc lập của Y-sơ-ra-ên, dẫn đến việc tạo ra Nhà nước Y-sơ-ra-ên. Sau đó thế giới kinh ngạc khi đã nhìn thấy Chúa là Đức Chúa Trời, như trong thời Cựu Ước, chiến đấu cho dân Ngài, Y-sơ-ra-ên, chống lại kẻ thù nghịch có sức mạnh áp đảo nhiều lần, vào các năm 1948, 1956, 1967, 1973, vv. Khi kẻ thù bước ra định ý tiêu diệt quốc gia Y-sơ-ra-ên. Và căn nhà thần học cổ đã được hội thánh xây dựng từ mấy thế kỷ, đã đột nhiên sụp đổ. Hay có gì xảy ra? Hội thánh đã phải đối mặt với nhiều câu hỏi, như:

Y-sơ-ra-ên có trở lại miền đất của họ để ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh thánh không? Có phải Đức Chúa Trời vẫn còn vướng mắc với dân Do Thái, với Y-sơ-ra-ên không? Giao ước với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, cùng với Môi-se và Giô-suê, có lẽ vẫn còn hiệu lực chứ? Liệu Chúa vẫn còn thành tín với tất cả các giao ước mà Ngài đã lập với Y-sơ-ra-ên không? Những điều đó có dời đổi chúng ta, là hội thánh Cơ đốc không? Vị trí của chúng ta với Đức Chúa Trời là gì? Bởi vì, há không phải điều này là sự thật sao, vì phần lớn, Y-sơ-ra-ên vẫn không tin Chúa Giê-xu mà? Vậy làm sao Chúa vẫn ban phước cho họ? Làm thế nào tất cả điều nầy phù hợp với nhau được? Mối liên hệ giữa Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới, giữa Cựu và Tân Di Chúc là gì? Liệu có hai (hoặc nhiều hơn) Giao ước vẫn có hiệu lực đồng thời chăng? Có hai dân tộc của Đức Chúa Trời chăng? Mối quan hệ của Đức Chúa Trời với Y-sơ-ra-ên là gì? Những câu hỏi như thế này tiếp tục chiếm hữu tâm trí hội thánh và các nhà thần học.

Các Giao ước

Theo ánh sáng của việc Đức Chúa Trời yêu Y-sơ-ra-ên và đã chọn dân Do Thái cho chính mình Ngài có thể kết luận rằng “tình yêu và hôn nhân” được xác nhận bằng lời thề và là nền tảng cho mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với Y-sơ-ra-ên. Ngài đã lập các giao ước với Y-sơ-ra-ên. Và Đức Chúa Trời không tin vào tình yêu tự do – Ngài đã kết hôn với Y-sơ-ra-ên một cách hợp pháp. Ngài đã ký một hợp đồng kết hôn. Ngài gánh lấy trách nhiệm cho Y-sơ-ra-ên. Giống như chúng ta nói khi kết hôn: “..hứa sẽ giữ lòng chung thủy, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời!” Một bài hát tiếng Anh cổ có nói rằng: Tình Yêu Và Hôn Nhân cùng đi với nhau như ngựa và xe ngựa: Bạn không thể có cái này mà không có cái kia! Ý tưởng về mối quan hệ giao ước giữa một vị thần và một vị vua hoặc dân tộc của ông được chứng minh qua lịch sử của vùng Cận Đông cổ. Ý tưởng về một giao ước như thế không phải là xa lạ đối với Y-sơ-ra-ên. Do đó không có gì ngạc nhiên khi Chúa đã sử dụng hình thức liên hệ này để diễn tả mối quan hệ của Ngài với dân Ngài. Điều này có thể đã bắt đầu từ thời cổ xưa, bởi vì một ý tưởng như vậy đã được biết đến ở vùng Cận Đông cổ xưa từ thời điểm thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.

Nếu tra cứu trong Kinh Tiết Sách Dẫn thì sẽ thấy rằng từ ngữ giao ước là một trong những từ dễ thấy trong cả Cựu Ước (‘berit’) lẫn Tân Ước (‘diathèkè’). Nó được sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với còn để chỉ cái tạm thời và cả cái vĩnh cửu. Có những tài liệu tham khảo về các giao ước nhỏ và tạm thời trong Kinh Thánh. Các giao ước được thực hiện bởi các cá nhân này với các cá nhân khác (Sáng thế ký 21:32, 1 Sa-mu-ên 18:3). Các giao ước có thể được thực hiện giữa một cá nhân và một nhóm cá nhân (Sáng thế ký 26:28, 1 Sa-mu-ên 11:1-2). Các giao ước có thể được một dân tộc lập với một dân tộc khác. (Xuất 3:32, 34:12, 15, Ô-sê 12:1). Có những giao ước trong lãnh vực xã hội (Châm ngôn 2:17, Ma-la-chi 2:14). Một số định luật tự nhiên đã được xem như là các giao ước (Giê-rê-mi 33:20, 25).

Ngoại trừ những ngoại lệ, do Đức Chúa Trời thiết lập, tất cả các giao ước đều được dùng để liên hệ đến các mối quan hệ giữa loài người. Hai giao ước được đề cập đến giữa Đức Chúa Trời và Nô-ê: Sáng thế ký 6:18 và Sáng thế ký 9:8-17. Rõ ràng điều nầy được gọi là giao ước, với một nghĩa vụ nào đó đối với Nô-ê và một số lời hứa từ Chúa. Đây là một đoạn mở đầu cho các giao ước của Kinh thánh, nơi lời hứa đóng một vai trò quan trọng. Sau khi Chúa chọn Áp-ra-ham làm cha tuyển dân, và quốc gia Y-sơ-ra-ên, Kinh Thánh có chứa đựng những tham chiếu đến tám điều khoản chính, tất cả đều do Đức Chúa Trời lập ra với Áp-ra-ham và các con cháu của ông, bảy điều trong số đó là vô điều kiện và một điều có điều kiện.

Một giao ước có thể được định nghĩa như sau: Một giao ước thần thượng là (1) một sự sắp đặt tối thượng của Đức Chúa Trời, nhờ đó Ngài thiết lập một khế ước không có điều kiện hay khai báo với con người, tự ràng buộc chính Ngài vào đó, bằng ân sủng, bằng thể thức “TA SẼ”, tự chính mình Ngài đem đến những phước lành cho những người kết giao ước, hoặc (2) một đề nghị của Đức Chúa Trời, trong đó Ngài hứa hẹn, trong một khế ước có điều kiện hoặc hỗ tương với con người, bằng thể thức ngẫu nhiên ‘NẾU NGƯƠI SẼ’, để ban phước lành đặc biệt cho con người nếu người ấy hoàn thành đầy đủ các điều kiện nhất định, và để thực hiện một hình phạt nhất định trong trường hợp người ấy thất bại”. Định nghĩa này không tách rời khỏi định nghĩa thông thường và cách sử dụng từ ngữ ‘giao ước’ như một hợp đồng pháp lý mà trong đó một người bước vào và theo sau là một loạt hành động ràng buộc.

Một miền đất, một dân tộc và một nguồn phước 

Tất cả bắt đầu với việc kêu gọi ÁP-RA-HAM trong Sáng thế ký 12:1-3. Đây là giao ước căn bản mà Đức Chúa Trời đã lập với tổ phụ của Y-sơ-ra-ên. Đó là nền tảng của tất cả các giao ước tiếp theo nữa. Tất cả những giao ước khác là sự mở rộng của giao ước này. “Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: “…Hãy ra khỏi quê hương, bà con thân tộc và nhà cha của con để đi đến vùng đất Ta sẽ chỉ cho con. Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, Làm rạng rỡ danh con, Và con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước con, Nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con; Mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước.” (Sáng thế ký 12:1-3). Bảy lần Đức Chúa Trời sử dụng thể thức ‘TA SẼ’, hoặc để bày tỏ hoặc để có thể hiểu được. Ba yếu tố căn bản của giao ước Áp-ra-ham này là đất đai, một quốc gia/dân tộc và một nguồn phước. Phước lành cho chính Áp-ra-ham, cho Y-sơ-ra-ên, và qua Áp-ra-ham cho tất cả các quốc gia/ các dân tộc trên đất.

Đôi khi mọi người nghĩ đây chỉ là lời hứa cho cá nhân Áp-ra-ham mà thôi, và không liên quan gì đến dân tộc/ quốc gia của Y-sơ-ra-ên. Họ tuyên bố: “Đức Chúa Trời phán rằng bất cứ ai chúc phước cho Áp-ra-ham cách cá nhân trong cuộc đời của ông sẽ được ban phước, và ai nguyền rủa Áp-ra-ham sẽ bị nguyền rủa. Nhưng điều đó không liên quan gì đến Y-sơ-ra-ên hay người Do thái.” Dùng  Kinh thánh đối chiếu Kinh Thánh, chúng ta đọc trong Dân số ký 23:8-10:”Người mà Đức Chúa Trời không nguyền rủa, tôi sẽ nguyền rủa làm sao? Kẻ mà Đức Chúa Trời không tố cáo, tôi sẽ tố cáo thế nào?  Vì từ đỉnh núi tôi thấy Y-sơ-ra-ên, Từ đỉnh cao, tôi nhìn họ: Kìa là một dân sống biệt riêng, Và không đồng hóa với các nước. Ai đếm được bụi cát của Gia-cốp? Ai tính được chỉ một phần tư của Y-sơ-ra-ên? Xin cho tôi được chết cái chết của người công chính; Xin cho tôi được mãn phần giống như họ!

Đây là Ba-la-am, một người được thuê mướn rủa sả dân Y-sơ-ra-ên khi họ đang lang thang trong sa mạc, trên đường từ Ai cập tới Đất Hứa. Từ đỉnh núi, ông nhìn thấy họ. Và rồi ông ấy nói những gì ông ấy vừa nói. Ông ta không thể nào nguyền rủa những người mà Đức Chúa Trời không nguyền rủa. Sau đó, ông kết luận trong Dân số ký 24:9: “họ nằm xuống co quắp người như sư tử đực, và như sư tử cái ai dám đánh thức? Đáng chúc phước cho người nào chúc phước ngươi, đáng nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi.” Vậy Ba-la-am áp dụng lời hứa của Đức Chúa Trời ban phước hay nguyền rủa cho cả quốc gia/ dân tộc Y-sơ-ra-ên, không chỉ riêng với Áp-ra-ham cách cá nhân.

Chúa Đã Xác Nhận Giao Ước Áp-Ra-Ham Với Y-SÁC

Sáng thế ký 17:7-8: “Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho Ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ”.

Sáng thế ký 22:15-18: “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trên trời kêu Áp-ra-ham lần thứ nhì mà rằng:  Đức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi thì Ta lấy chánh mình Ta mà thề rằng sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn Ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước“.

Sáng thế ký 26:1-5, 23-24: “Trừ cơn đói kém thứ nhứt trong đời Áp-ra-ham, bấy giờ tại xứ lại có một lần nữa. Y-sác bèn đi đến A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin, tại Ghê-ra. Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Chớ xuống xứ Ai-cập; hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho. Hãy ngụ trong xứ nầy, Ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và Ta sẽ làm thành lời Ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi. Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ nầy; hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước; vì Áp-ra-ham đã vâng lời Ta và đã giữ điều Ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta. Y-sác ở đó đi, dời lên Bê-e-Sê-ba. Đêm đó Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, cha ngươi; chớ sợ chi, Ta ở cùng ngươi, sẽ ban phước cho và thêm dòng dõi ngươi, vì cớ Áp-ra-ham là tôi tớ Ta.

Chúa xác nhận giao ước Áp-ra-ham với GIA-CỐP

Sáng thế ký 28:3-4, 13-15: “Cầu xin Đức Chúa Trời Toàn Năng ban phước cho con (Y-sác nói với Gia-cốp), làm cho dòng dõi con sinh sôi nẩy nở thật nhiều và trở thành một cộng đồng các dân tộc. Cầu xin Ngài ban cho con và dòng dõi con phước lành của Áp-ra-ham để con sở hữu miền đất mà con đang cư ngụ, tức là miền đất mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham!”

Ở trên đó (đầu cầu thang mà Gia-cốp nhìn thấy trong giấc mộng của ông ở Bê-tên) “Kìa, Đức Giê-hô-va đứng trước mặt ông và phán: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ con, cũng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ ban cho con và dòng dõi con đất mà con đang nằm ngủ. Dòng dõi con sẽ đông như cát bụi trên đất, lan tràn khắp đông tây nam bắc, và mọi gia tộc trên đất sẽ nhờ con và dòng dõi con mà được phước. Nầy, Ta ở với con, con đi đâu, Ta sẽ theo gìn giữ đó, và đem con trở về xứ nầy. Ta không bao giờ bỏ con cho đến khi Ta hoàn tất những điều Ta đã hứa với con”.

Sáng thế ký 35:9-13: “Khi Gia-cốp từ Pha-đan A-ram về, Đức Chúa Trời lại hiện ra với Gia-cốp và ban phước cho ông. Đức Chúa Trời phán: “Tên con là Gia-cốp, nhưng con sẽ không được gọi là Gia-cốp nữa mà tên con sẽ là Y-sơ-ra-ên.” Rồi Ngài đặt tên cho ông là Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời lại phán với ông: “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng; hãy sinh sản và gia tăng gấp bội. Một dân tộc rồi một cộng đồng nhiều dân tộc sẽ ra từ con, và các vua chúa sẽ từ dòng dõi con mà ra. Vùng đất Ta đã ban cho Áp-ra-ham và Y-sác thì Ta cũng sẽ ban cho con và dòng dõi con.” Rồi Đức Chúa Trời ngự lên từ chỗ Ngài đã phán với Gia-cốp”.

Do đó Kinh Thánh gọi Ngài là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Đó là một trong những Danh của Ngài. Dòng dõi của Ích-ma-ên (cũng là con của Áp-ra-ham) và Ê-sau (anh em sinh đôi của Gia-cốp) bị cắt đứt khỏi dòng dõi của giao ước Áp-ra-ham, mặc dù chắc chắn có những phước lành lớn lao trong Kinh Thánh dành cho Ích-ma-ên và các con cháu của ông. Nhưng giao ước thì lập với Y-sác và Gia-cốp. Và đường hướng giao ước tiếp tục theo sau Gia-cốp qua 12 con trai = 12 bộ tộc của Gia-cốp: Y-sơ-ra-ên (Sáng thế ký 49).

Có điều kiện và vô điều kiện

Các giao ước vô điều kiện là những điều mà Đức Chúa Trời hứa sẽ làm bất kể điều gì xảy ra. Những gì Ngài sẽ làm không phụ thuộc vào hành vi của (các) đối tác khác trong các giao ước này. Đức Chúa Trời chỉ đơn giản tuyên bố rằng đây là những gì Ngài sẽ làm, vì cớ Ngài đã đưa ra quyết định này vì những lý do của chính Ngài.

Trong các giao ước có điều kiện, Chúa hứa sẽ chỉ làm điều gì đó khi nào (những) đối tác kia giữ được giao ước hoặc hợp đồng của họ, đáp ứng và thực hiện các bổn phận của họ.

Để bảo vệ suy nghĩ về điểm nầy này, cần phải quan sát thấy rằng một giao ước vô điều kiện, ràng buộc người lập giao ước với một loạt hành động nào đó, có thể có những phước lành gắn liền với những hành động đó, là điều kiện tùy thuộc vào đáp ứng của người nhận giao ước. Nhưng những ơn phước có điều kiện này không làm thay đổi tính chất vô điều kiện của giao ước đó. Việc thất bại trong việc tuân theo một giao ước vô điều kiện là giao ước có kèm theo một số phước lành có điều kiện đã dẫn nhiều người đến vị trí mà các phước lành có điều kiện đòi hỏi phải có một giao ước có điều kiện, do đó phá hoại tính chất thiết yếu trong quyền quyết định của Y-sơ-ra-ên trong các giao ước.

Ý của tôi là: một giao ước vô điều kiện do Đức Chúa Trời lập ra có thể có những phước lành có điều kiện gắn liền với nó. Nhưng ngay cả khi bên kia (con người) không đáp ứng các điều kiện này – và kết quả sẽ không nhận được các phước lành gắn liền với nó – điều này không làm thay đổi tính chất vô điều kiện của giao ước như vậy. Y-sơ-ra-ên đã nhiều lần không đáp ứng được những mong đợi của Đức Chúa Trời – và do đó thất bại trong việc có được những phước lành nhất định. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời thay đổi ý định của mình và có bội giao ước. Ngài sẽ luôn luôn làm chính xác điều Ngài đã hứa.

Sáu giao ước vô điều kiện

1. Giao ước Áp-ra-ham (Sáng thế ký 12:1-3)

2. Giao ước về Đất Hứa, hoặc Giao ước về Đất đai Y-sơ-ra-ên, hoặc Giao ước về đất Ca-na-an. (Sáng thế ký 12:1, 13:14-17, 15:18-21, Phục truyền Luật lệ Ký 30:1-10, Thi Thiên 105:7-11)

3. Giao ước Lê-vi (Dân số ký 25:10-13, Nê-hê-mi 13:29, Giê-rê-mi 33:9-23, Ma-la-chi 2:1-9)

4. Giao ước Đa-vít (2 Sa-mu-ên 7:10-16, Thi-thiên 89, Ê-xê-chi-ên 37:24-25)

5. Giao ước mới (Giê-rê-mi 31:31-34)

6. Giao ước Giê-ru-sa-lem (Ê-xê-chi-ên 16)

Một giao ước có điều kiện

7. Giao ước của Luật pháp, Giao ước Si-nai, Giao ước Môi-se, Giao ước ‘Cũ’ (Xuất Ai-cập Ký 19:5, 20: 1-17, Phục-truyền luật-lệ Ký 5)

Phục truyền 28:1-68, các câu 1-14 có thể thức ‘NẾU các ngươi sẽ làm việc này’ thì ‘Ta sẽ ban phước’; Câu 15-68: ‘Nếu các ngươi không làm điều này’, thì ‘Ta sẽ nguyền rủa’. Một người phải đáp ứng các đòi hỏi nhất định để có được những phước lành của Giao ước Luật pháp. Giao ước này được đổi mới trên đồng bằng Mô-áp (Phục truyền 29:1-15), tại Núi Ê-banh và Ga-ri-xim (Giô-suê 8:30-35) và tại Si-chem (Giô-suê  24). Giao ước của Luật pháp này là Giao ước ‘Cũ’. Phao-lô bàn về sự khác biệt giữa Giao Ước ‘Cũ và ‘Mới’ trong thơ Hê-bơ-rơ. Sau khi giải thích vẻ đẹp của Giao Ước Mới, ông kết luận trong Hê-bơ-rơ 8:13: “Đã gọi là giao ước mới thì Ngài đã kể giao ước trước là cũ; điều gì lỗi thời, cũ kỹ chẳng bao lâu sẽ tiêu mất đi”.

Sự vĩnh cữu của giao ước

Các giao ước được hiểu theo nghĩa đen, như một hợp đồng giữa hai bên. Và các giao ước này thì vĩnh cửu, bất diệt, và được lập nên với Y-sơ-ra-ên, vì vậy sẽ tồn tại ‘mãi mãi’. Do đó, các giao ước này đã được đặt trong vị trí đời đời. Đức Chúa Trời không thể thay đổi ý định của Ngài.

Giao ước Áp-ra-ham

Sáng thế ký 17:7, 13, 19: “Ta sẽ lập giao ước với con và với dòng dõi con từ thế hệ nầy qua thế hệ khác; vì đây là giao ước đời đời để Ta làm Đức Chúa Trời của con và của dòng dõi con. Cả người được sinh ra trong nhà lẫn người được mua về bằng tiền đều buộc phải cắt bì. Như thế, giao ước của Ta trên thân thể các con là giao ước ĐỜI ĐỜI”. Đức Chúa Trời phán: “Không phải vậy đâu, Sa-ra, vợ của con sẽ sinh cho con một trai, và con sẽ đặt tên nó là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước với nó, là giao ước ĐỜI ĐỜI cho dòng dõi nó”. 

Đất của Y-sơ-ra-ên / Giao Ước Ca-na-an

1 Sử Ký 16:17-18: “…Ngài đã định cho Gia-cốp làm luật lệ, và cho Y-sơ-ra-ên làm giao ước ĐỜI ĐỜI, khi Ngài phán rằng: “Ta sẽ ban cho con đất Ca-na-an, làm phần sản nghiệp.” (So sánh: Thi Thiên 105:10).

Giao ước Lê-vi

Dân số ký 25:10-13: “Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Phi-nê-a, con trai Ê-lê-a-sa, cháu thầy tế lễ A-rôn, đã làm nguôi cơn giận Ta đối với dân Y-sơ-ra-ên, vì giữa họ, người mang lòng sốt sắng của Ta chống lại tội tà dâm; nhờ đó, Ta không tiêu diệt dân Y-sơ-ra-ên trong cơn kỵ tà (ghen tương). Vì thế, hãy bảo với người rằng: ‘Ta lập giao ước bình an với người. Người và dòng dõi người sẽ nhận được giao ước về chức tế lễ ĐỜI ĐỜI, vì người có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời mình và đã chuộc tội cho dân Y-sơ-ra-ên.’

Giê-rê-mi 33: 19-23: “Lại có lời Đức Giê-hô-va phán với Giê-rê-mi: “Đức Giê-hô-va phán thế nầy: ‘Nếu các ngươi có thể phá vỡ giao ước của Ta với ngày và giao ước của Ta với đêm, đến nỗi ngày và đêm không đến đúng kỳ của nó, thì giao ước giữa Ta với Đa-vít, đầy tớ Ta, mới bị phá vỡ, tức là không có con cháu người trị vì trên ngai nữa, và giao ước giữa Ta với các thầy tế lễ dòng Lê-vi, những đầy tớ Ta, cũng vậy. Không ai có thể đếm được các tinh tú trên trời và lường hết cát dưới biển; Ta cũng sẽ làm cho con cháu Đa-vít, đầy tớ ta, và con cháu Lê-vi, kẻ phục vụ Ta, đông nhiều như vậy.” (So sánh Ma-la-chi 2:1-9).

Giao ước Đa-vít

2 Sa-mu-ên 23:5: “Nhà ta chẳng như thế trước mặt Đức Chúa Trời sao? Vì Ngài đã lập với ta một giao ước ĐỜI ĐỜI, Tất cả điều khoản đã được sắp xếp và giữ gìn… đó sao.” (1 Sử ký 17:11-14) “Rồi khi con được mãn phần để trở về cùng tổ phụ mình, hẳn Ta sẽ lập dòng dõi con, là một trong số các con trai của con, lên kế vị con; Ta sẽ làm cho vương quốc nó vững chắc. Chính nó sẽ xây cất cho Ta một đền thờ, và Ta sẽ làm cho ngôi nước nó vững bền đến ĐỜI ĐỜI.  Ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con Ta; sự nhân từ Ta sẽ chẳng cất khỏi nó như Ta đã cất khỏi kẻ tiền nhiệm con.  Ta sẽ lập nó đời đời trong nhà Ta và trong vương quốc Ta; ngôi nước nó sẽ được vững lập MÃI MÃI.” (So sánh: Thi-thiên 89:19-29, Êsai 55:3, Ê-xê-chi-ên 37:24-25).

Giao ước mới

Giê-rê-mi 31:31-34: “Đức Giê-hô-va phán: “Nầy, những ngày đến, Ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa.  Giao ước nầy sẽ không giống giao ước mà Ta đã lập với tổ phụ chúng trong ngày Ta nắm tay dắt chúng ra khỏi Ai Cập, là giao ước mà chúng đã phá vỡ, dù Ta là Chồng của chúng”, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: “Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp Ta vào lòng dạ chúng và khắc ghi lên tâm khảm chúng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của chúng và chúng sẽ làm dân Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo người lân cận hay anh em mình rằng: ‘Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va!’, vì tất cả đều sẽ biết Ta, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất,” Đức Giê-hô-va phán: “Vì Ta sẽ tha thứ gian ác chúng và không nhớ đến tội lỗi chúng nữa.” (So sánh Êsai 61:7-9, Giê-rê-mi 50:5, Hê-bơ-rơ 13:20).

Giê-rê-mi 32: 37-41: “Nầy, Ta sẽ tập hợp chúng từ mọi nước mà Ta đã đuổi chúng đến trong cơn bực tức, giận dữ và thịnh nộ. Ta sẽ đem chúng trở về nơi nầy và cho chúng an cư lạc nghiệp. Chúng sẽ làm dân Ta, và Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của chúng. Ta sẽ ban cho chúng cùng một tấm lòng, cùng một đường lối để chúng kính sợ Ta TRỌN ĐỜI, nhờ đó chính chúng và dòng dõi con cháu chúng đều được phước.  Ta sẽ lập với chúng một giao ước ĐỜI ĐỜI: Ta sẽ không lìa bỏ chúng và không ngừng ban phước cho chúng. Ta sẽ đặt sự kính sợ Ta vào lòng chúng để chúng không lìa bỏ Ta nữa. Ta sẽ lấy làm vui mà ban phước cho chúng, hết lòng hết sức mà trồng chúng bền vững trong đất nầy”.

Chúng ta đọc rất nhiều về tấm lòng (tội lỗi) và tâm hồn của con người trong Kinh thánh, nhưng điều này như tôi biết là nơi duy nhất trong Kinh thánh nói về tấm lòng và tâm hồn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời hết sức vui mừng khi đưa người Do Thái trở về Đất Hứa!

Giao ước Giê-ru-sa-lem

Ê-xê-chi-ên 16:59-60, 62: “Vì Chúa Giê-hô-va phán rằng: “Ngươi đã khinh thường lời thề mà phá hủy giao ước Ta, nên Ta sẽ đối xử với ngươi xứng với điều ngươi đã làm. Tuy nhiên, Ta sẽ nhớ lại giao ước mà chính Ta đã lập với ngươi trong những ngày ngươi còn trẻ, và Ta sẽ lập với ngươi một giao ước ĐỜI ĐỜI. Ta sẽ lập giao ước Ta với ngươi, và ngươi sẽ biết Ta là Đức Giê-hô-va.”–Vào đầu chương, Chúa nói với Giê-ru-sa-lem, nhưng Ngài không đơn giản nói với gạch, vữa và đá Giê-ru-sa-lem. Ngài nói chung cho ‘Si-ôn’ – thành phố, vùng đất và dân chúng – sự hiệp nhất theo sự xếp đặt thần thượng. “Giao ước hôn nhân” nầy với Giê-ru-sa-lem bao gồm hầu hết các giao ước khác; Giao ước Áp-ra-ham, Giao ước Luật pháp, Giao ước về Đất đai, Giao ước Đa-vít và cuối cùng là Giao ước mới.

Ê-sai 4:2-5: “Trong ngày đó, chồi của Đức Giê-hô-va sẽ đẹp đẽ và vinh quang; hoa quả của đất là niềm hãnh diện và vinh dự của những người Y-sơ-ra-ên còn sống sót.  Những người còn lại ở Si-ôn, những người còn sót lại ở Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là thánh. Tất cả được ghi vào sổ những người sống tại Giê-ru-sa-lem.  Khi Chúa dùng thần công lý và thần thiêu đốt để tẩy rửa sự ô uế của các con gái Si-ôn, và tẩy sạch máu của Giê-ru-sa-lem khỏi giữa nó, thì trên khắp núi Si-ôn và trên hội chúng, Đức Giê-hô-va sẽ tạo ra một đám mây vào ban ngày, khói và lửa rực sáng vào ban đêm. Vì sẽ có một cái vòm che trên mọi vinh quang”.

Sự vinh hiển Shekinah của Chúa ở trong đền thờ được vua Sa-lô-môn xây dựng (2 Sử ký 7:1-2); Ê-xê-chi-ên nhìn thấy sự vinh hiển Shekinah của Chúa rời khỏi Đền thờ ít lâu trước khi người Ba-by-lôn phá hủy nó (Ê-xê-chi-ên 10:3-5, 11:22-23), và vinh quang ấy sẽ trở lại đền thờ như là sự phục hồi sự hiện diện vinh viễn của Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, để ở giữa dân giao ước cổ đại của Ngài (Ê-xê-chi-ên 43:1-2, 4-7a). Sách Khải Huyền cho chúng ta biết rằng triều đại của Đấng Mê-si-a ở Giê-ru-sa-lem sẽ kéo dài một ngàn năm. Là nơi duy nhất trong Kinh thánh (Khải huyền 20:4-5), khi một giới hạn thời gian được đặt vào thời đại của Đấng Mê-si-a trên trái đất, dường như trái ngược với hầu hết các lời tiên tri trong Kinh thánh liên quan đến Vương Quốc Đấng Mê-si-a, mà lời đó nhấn mạnh với chúng ta rằng đó sẽ là một vương quốc đời đời. Nhưng nó sẽ như thế. Chỉ có kịch bản của Vương quốc Đấng Mê-si-a sẽ được chuyển từ hồi này sang hồi khác. Từ vinh quang đến vinh quang.

Giao Ước Giê-ru-sa-lem đi xa hơn khi liên kết thành phố trên đất với thành phố trên trời, Êsai 65:7-19 và Khải huyền 21. Ê-sai đã nói với chúng ta ở đây rằng trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ không có kỷ niệm về sự kinh dị xung quanh hay liên quan đến thành phố và thế giới trước kia mà nó đã tồn tại, Êsai 65:17: “Những việc trước kia sẽ không còn được nhớ đến, không còn nhắc đến trong tâm trí nữa“. Các tầng trời mới và trái đất mới sẽ trở thành nơi ở của vương quốc Đấng Mê-si-a vĩnh cửu. Cũng như Giao ước Áp-ra-ham đã hứa với đất Y-sơ-ra-ên và Giê-ru-sa-lem trên đất như là cơ nghiệp cho tất cả mọi người Do Thái mọi thời đại, cho dù họ đang sống trong miền đất của họ hoặc ở Diaspora, Tân Ước hứa hẹn Giê-ru-sa-lem trên trời như là phần cơ nghiệp vĩnh hằng cho những người đó mà tên tuổi đã được viết trong Sách Sự Sống của Chiên Con, Hê-bơ-rơ 12:22-24 và 13:14. Điều đó có nghĩa là tất cả những ai được dự phần Giao Ước Mới, cho dù họ là người Do Thái hay người ngoại bang.

Một Giao ước mới

Những giao ước này đã thực sự được lập ra với ai? Chúng ta chỉ nói: với Y-sơ-ra-ên. Nhưng trong nhiều thế kỷ – và thậm chí vẫn còn ngày hôm nay – Hội thánh đã dạy cách khác. Hội thánh nói: Kinh thánh có hai phần- Cựu Ước và Tân Ước. Hoặc: Giao ước Cũ và Giao ước Mới. Chúng ta đã được dạy trong thần học Cơ Đốc rằng Cựu Di Chúc / Giao Ước Cũ đã được lập với Y-sơ-ra-ên và rằng Di Chúc Mới/ Giao Ước Mới được lập với hội thánh. Vậy thì điều đáng lưu ý là Phao-lô, nói về Y-sơ-ra-ên, các anh em của ông theo xác thịt, và tóm tắt tất cả những phước lành của họ, nói rằng những giao ước đều thuộc về họ (Rô-ma 9:4), số nhiều! Không chỉ có giao ước (cũ), mà còn các giao ước, số nhiều, cho thấy cả Cựu Ước lẫn Giao Ước Mới, và các giao ước khác nữa!

Vị sứ đồ lấy ý tưởng này ở đâu? Ông lấy từ Giê-rê-mi 31:31-34, nơi mà vị tiên tri nói: “Chúa tuyên bố: Nầy, những ngày đến, Ta sẽ lập một giao ước mới “- [với ai? Với Hội thánh? Không] nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Thời gian đến, ‘Chúa tuyên bố,’ khi Ta sẽ lập một giao ước mới [với ai? Với Hội thánh? với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa.  Giao ước nầy sẽ không giống giao ước mà Ta đã lập với tổ phụ chúng trong ngày Ta nắm tay dắt chúng ra khỏi Ai Cập, là giao ước mà chúng đã phá vỡ, dù Ta là Chồng của chúng, Đức Giê-hô-va phán vậy”. ‘Đức Giê-hô-va phán: “Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp Ta vào lòng dạ chúng và khắc ghi lên tâm khảm chúng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của chúng và chúng sẽ làm dân Ta.  Chúng sẽ không còn phải dạy bảo người lân cận hay anh em mình rằng: ‘Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va!’, vì tất cả đều sẽ biết Ta, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất,” Đức Giê-hô-va phán: “Vì Ta sẽ tha thứ gian ác chúng và không nhớ đến tội lỗi chúng nữa”.

Giao ước mới sẽ được lập với Y-sơ-ra-ên và Giu-đa!

Nhưng khi nào Giao Ước Mới này được lập với nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa? Hay nó vẫn phải được lập với dân Do Thái, như một số người nghĩ? Là khúc nhạc của tương lai phải không? Chúng ta hãy nhìn vào những lời của chính Chúa Giê-xu trong Lễ Tiệc Thánh: “Rồi Ngài (Chúa Giê-xu) lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, phân phát cho các môn đồ và phán: “Nầy là thân thể Ta vì các con mà phó cho. Hãy làm điều nầy để nhớ đến Ta.”- ” Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén trao cho các môn đồ và phán: “Chén nầy là giao ước mới trong huyết Ta vì các con mà đổ ra”.  Chén này là gì? Giao ước mới trong huyết của Ta, mà được đổ ra cho các con.” (Lu-ca 22:19-20). Ở đây, chúng ta thấy Chúa Giê-xu, một người Do-thái có thịt và máu, được các môn đệ Do-thái bao quanh, cùng ngồi với nhau trong một bữa ăn của người Do thái – Pesach- nhớ sự Xuất Ai-cập. Ở đây chúng ta nghe Chúa Giê-xu nói rằng thân thể bị vỡ ra và huyết của Ngài đổ ra là “các dấu hiệu của Giao Ước Mới”. Ở đây, Giao Ước mới được lập với nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa! Lập lại lần nữa cho nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa! Tại thời điểm này không có người ngoại bang nào ngồi tham dự. Chỉ có người Do Thái ngồi quanh bàn mà thôi.

Có phải chỉ là việc tình cờ khi Chúa Giê-xu là người Do Thái không? Liệu Chúa Giê-xu có thể là người Mỹ, hay người Hà Lan, hay người Hoa,…chăng? Liệu việc Ngài mang lấy thân xác như một con người có cần thiết không? Không, Đấng Cứu Thế của thế giới phải là người Do Thái. Ga-la-ti 4:4 nói: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới luật pháp (Torah), để chuộc những người ở dưới luật pháp (Torah).” Đấng Cứu Rỗi phải giữ Giao Ước Luật Pháp – đã lập với Y-sơ-ra-ên trong sa mạc Si-nai với Môi-se làm trung gian hòa giải giữa Đức Chúa Trời và Y-sơ-ra-ên một cách trọn vẹn, để Ngài có thể là Chiên Con không tì vết, không chỗ chê trách, để chịu chết vì tội lỗi của cả thế gian.

Chúa Giê-xu thực sự đã làm hai việc thế chỗ của chúng ta. Thứ nhất, Chúa Giê-xu giữ luật pháp thế chỗ của chúng ta. Vì vậy, Ngài phải được sinh ra ở dưới và trong Giao Ước của Luật Pháp, là Giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. Vì không thể phá bỏ luật lệ thánh khiết của Đức Chúa Trời. Luật pháp phải được gìn giữ, phải được hoàn tất. Ân sủng của Đức Chúa Trời không thể được ban cho nếu đức thánh khiết của Ngài không được thỏa mãn. Vì vậy, Chúa Giê-xu phải là người Do thái và phải giữ luật pháp. Thứ hai, do đó Ngài có thể chết thay chỗ chúng ta. Chúng ta đáng bị hình phạt chết đời đời vì tội lỗi của chúng ta, nhưng Ngài đã tiếp lấy hình phạt đó trên chính mình Ngài để chúng ta có thể được tự do và có sự sống đời đời. Cảm ơn Ngài, Chúa ơi!

Và bây giờ ở đây Chúa Giê-xu đứng lên, Ngài là người Do Thái, cùng các bạn Do Thái của Ngài đang ngồi quanh bàn, ăn mừng một bữa ăn đậm nét Do Thái trong một bữa tiệc đậm nét Do Thái: Pesach – Lễ Vượt Qua. Điều quan trọng cần lưu ý là mọi thứ đến thời điểm này trong lịch sử là một sự việc hoàn toàn thuộc về dân Do Thái. Không có một người Ngoại bang nào trước mắt. Vào lúc này, Chúa Giê-xu đang thiết lập Giao Ước Mới với Y-sơ-ra-ên; Thân thể bị bầm dập của Ngài và huyết Ngài đổ ra là dấu hiệu của Giao Ước Mới, nói về sự cứu chuộc và sự tha thứ những tội lỗi của thế gian, những tội lỗi của người Do Thái và những người không phải Do Thái. Sau đó, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, chỉ có người Do Thái và người người mới vào đạo (những người Do Thái ngoài dân Do Thái đã hoán cãi sang Do thái giáo và do đó đã trở thành người Do Thái) đã có mặt tại Giê-ru-sa-lem khi Đức Thánh Linh được tuôn đổ (Công vụ 2:11). Giống như Lễ Tiệc thánh, Lễ Ngũ Tuần hoàn toàn là thánh lễ của người Do Thái. Khi nào người ngoại bang đến? Chúng ta phải đợi đến Công vụ 10! Viên đội trưởng ngoại bang, người La mã, Cọt-nây, gây sự kinh ngạc tuyệt đối cho những tín đồ cắt bì và thậm chí cho Phi-e-rơ, khi họ thấy Đức Thánh Linh đã đổ ra trên người ngoại đạo (Công 10:44-47). Trên người ngoại bang! Những người ngoài Do thái! Từ lúc đó trở đi, những người ngoài dân Do-thái đã được thêm vào hội người được cứu. Chúng tôi sẽ diễn giảng về điều nầy kỹ càng hơn sau đây.

Được Ghép vào

Nhiều năm sau, Phao-lô bắt đầu hiểu ra những gì đã xảy ra tại đó, tại nhà của Cọt-nây, và từ đó mọi nơi giữa vòng những người ngoại bang nơi nào mà Phúc Âm được rao giảng và dân chúng tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Chúa và Đấng Cứu Rỗi của họ. Những người này giống như những nhánh mới được ghép vào gốc rễ cũ (Rô-ma 11:24), vào Giao Ước Mới với Y-sơ-ra-ên. Được cắt khỏi gốc rễ ngoại bang của họ, và ghép vào gốc rễ mới. Thật sẽ có một sự khác biệt lạ lùng đó xảy ra nếu chúng ta đọc và rao giảng Rô-ma 11 cách cẩn thận trong hội thánh.

Chúng ta đã được ghép vào. Chúng ta không phải là cốt lõi, hay là cái nhân, họ là cái nhân. Họ không phải đến với chúng ta, với Hội thánh; Đức Chúa Trời trong ân điển của Ngài đã thêm chúng ta vào họ, vào Giao Ước Mới của họ. Chúng ta đã được ghép vào. Hãy cẩn thận, Phao-lô cảnh báo những tín đồ Cơ Đốc ngoại bang, các bạn không chịu đựng gốc rễ, nhưng gốc rễ chịu đựng các bạn (Rô-ma 11:18). Bằng ân sủng của Đức Chúa Trời, bạn là người ngoại bang được phép chia sẻ trong Giao Ước Mới của họ. Không tuyệt vời sao? Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời lập Giao Ước của chúng ta nữa! Chúng ta là tín đồ người ngoại bang được tháp ghép vào Giao Ước Mới với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Ngài sẽ thành tín, bất chấp sự bất trung của chúng ta. Ngài là Đức Chúa Trời chọn lựa. Nếu Ngài có thể thành tín với một dân Y-sơ-ra-ên không vâng lời và giữ các lời hứa của Ngài với họ, Ngài có thể và cũng sẽ thành tín với hội thánh rất thường xuyên không vâng lời Ngài và giữ những lời hứa của Ngài dành cho họ. Có hy vọng cho bạn và tôi đấy! Mặc dù chúng ta không trung tín và bất tuân, Ngài sẽ nhìn chúng ta trong Chúa Giê-xu.

Một ngày nào đó trong tương lai, Đức Chúa Trời sẽ làm điều này cho cả Y-sơ-ra-ên nữa. Ngài đã dùng tiên tri Giê-rê-mi tuyên bố rằng Giao Ước mới sẽ vì nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa. Phao-lô làm sáng tỏ rằng một khi công tác ân sủng của Đức Chúa Trời giữa vòng các dân ngoại đã được hoàn tất, Ngài sẽ cứu “cả Y-sơ-ra-ên.” Sau đó, Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn, và Ngài sẽ cất sự bất kính khỏi Gia-cốp và cất đi những tội lỗi của họ (Rô-ma 11:25-27). Phao-lô nói với chúng ta: vì vậy, hỡi người ngoại bang, hãy vui vẻ, trải một thời gian, Đức Chúa Trời đã loại những người Do Thái của Ngài ra (“những nhánh bị cắt bỏ”) (Rô-ma 11:19-20) để bạn có thể ghép vào. Nhưng Ngài sẽ tiếp tục ở với Y-sơ-ra-ên, Ngài sẽ hàn gắn lại những cành cây thiên nhiên, bị hư nát vào cây ô-li-ve, vì Ngài thành tín với chính Ngài và với các giao ước của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không giữ các lời hứa và giao ước mà Ngài đã lập với Y-sơ-ra-ên và dân Do Thái, làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng Ngài sẽ giữ lời hứa Ngài đã ban cho chúng ta?

Hội thánh Cơ Đốc, và cộng đồng Cơ-Đốc, không được kiêu ngạo, nhưng hãy sợ sệt! Hãy kinh ngạc trước ân sủng của Đức Chúa Trời đối với bạn. Lưu ý rằng Ngài sẽ nhớ đến ân điển của Ngài và sẽ không bao giờ bỏ qua đức thành tín của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên. Vì dân Do Thái đang hồi hương! Y-sơ-ra-ên được tái sinh như một quốc gia! Và điều đó có nghĩa là Đấng Cứu Rỗi đang trên đường đến. Theo cách riêng của Ngài và trong thời điểm của Ngài, Ngài sẽ tự tỏ mình với anh em Do Thái của Ngài.

Giô-sép

Chúng ta hãy để ra ít giây phút cùng nhau tìm hiểu về câu chuyện của Giô-sép và anh em của ông. Cơ-Đốc nhân luôn thấy trong Giô-sép một hình bóng về Chúa Giê-xu. Cuộc sống của Đấng Christ được báo trước trong đời sống của Giô-sép. Khi anh em Do thái đến với ông ở Ai Cập để cầu xin thức ăn, họ không nhận ra Giô-sép trên ngai của Ai Cập, là chính anh em của họ. Cuối cùng, Giô-sép quyết định bày tỏ chính mình cho họ biết. Nhưng trước khi Giô-sép tỏ mình với anh em mình, ông làm một việc đáng lưu ý. Ông đuổi người Ai cập, người ngoài Do thái, dân ngoại bang ra khỏi phòng. Đây không phải là chuyện của họ (Sáng thế ký 45:1). Một khi tất cả người Ai-cập ra đi ngoài rồi, Giô-sép đã bước xuống khỏi ngôi của mình và nói, “Tôi là Giô-sép!” “Thật là tôi đây!” (Sáng thế ký 45:3).

Cho đến thời điểm đó, họ đã không nhận ra ông. Ông đã nói tiếng nước ngoài: tiếng Ai Cập, không phải tiếng Do Thái – thậm chí như Tân Ước được viết bằng Hi Lạp chứ không phải bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Ông không giống một người Do Thái nào; quần áo và mái tóc của ông là của một nhà quý tộc Ai Cập. Giống như Chúa Giê-xu thường được miêu tả trong nhiều bức họa như bất cứ điều gì khác, không giống người Do Thái. Trong thực tế, đôi khi Ngài trông giống như một thần A-bô-lô Hi Lạp hơn là một người Do Thái! Thậm chí Giô-sép có thể đã được người Ai Cập yêu thích và tôn thờ như một vị thần trong các đền thờ của họ. Tại sao? Giô-sép đã được nhận vào gia đình của Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn đã được coi là thần mặt trời và được người Ai Cập tôn thờ như một vị thần. Vậy cả gia đình của ông cũn được nhìn nhận như vậy, đôi khi họ cũng được coi là những tia sáng của thần mặt trời đang chiếu sáng. It nhất thì họ cũng được chạm đến các vị thần.

Tương tự như vậy, Chúa Giê-xu được nhiều Cơ-Đốc nhân thờ phượng giống như Đức Chúa Trời trong hội thánh của họ và được nhiều người tôn thờ và cầu nguyện, như với các pho tượng trong nhiều nhà thờ (‘đền thờ’) trên toàn thế giới, điều đó là đáng gớm ghiếc đối với người Do Thái! Như các anh em Giô-sép gặp rắc rối trong việc nhận ra ông là ai, những người Do-thái hôm nay cũng gặp rắc rối trong việc nhận ra Chúa Giê-xu là ai. Trải qua nhiều thế kỉ, hội thánh đã trình bày sai về Chúa Giê-xu cho người Do-thái. Chúng ta đã làm lu mờ gương mặt của Chúa Giê-xu với các anh em Ngài trong một cách lạ lùng.

Nhưng thời điểm sẽ đến khi Y-sơ-ra-ên sẽ nhận biết Chúa Giê-xu thực sự là ai. Rồi Ngài và họ sẽ ôm nhau, có thể là với nhiều nước mắt, giống như anh em của Giô-sép đã làm (Sáng thế ký 45:2). Thật là một cuộc gặp gỡ vinh diệu và cảm động! Họ sẽ ôm chặt nhau và khóc. Trong thời điểm của Ngài và theo cách riêng của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ làm điều đó: “…Vì Ta sẽ đến để ban an nghĩ cho Y-sơ-ra-ên.” (Giê-rê-mi 31:2b). Thật là một giây phút tuyệt vời! Nhưng sự hòa giải sẽ là chuyện riêng tư giữa Ngài và các anh em của Ngài. Đằng sau cánh cửa đóng kín để nói chuyện với nhau. Trước khi Giô-sép tự tỏ mình với anh em người Do Thái, ông đã đuổi người Ai Cập ra khỏi phòng! Dường như ông đang nói với người Ai-cập: đây là việc riêng giữa tôi và anh em tôi. Chuyện này không liên quan gì đến các bạn. Tại thời điểm đặc biệt đó không có người ngoại bang nào tham gia vào. Ông ta nói với người Ai Cập: các ngươi hãy rời khỏi phòng trong một phút. Các ngươi là những người tuyệt vời. Các ngươi vâng lời ta, và thờ lạy ta, và biết ta là ai. Nhưng điều này là việc giữa ta và các anh em ta. Điều này là rõ ràng trong việc Chúa lặp lại “Ta sẽ” trong Giê-rê-mi 31: 31-35 (trích dẫn của Phao-lô trong Rô-ma 11:26-27): “Ta sẽ …, Ta sẽ …, Ta sẽ …,” Chúa tối thượng phán như vậy. Ngài sẽ đến từ Si-ôn và cất những tội lỗi của họ. Chính Ngài sẽ làm điều đó cho thế hệ cuối cùng của Y-sơ-ra-ên, cho phần dân sót, đến lúc đó, đã trở về đất của Y-sơ-ra-ên.

Thật là một ngày tuyệt vời, khi cuối cùng Y-sơ-ra-ên cũng được phép nhìn thấy Chúa Giê-xu là ai. Và điều đó sẽ đến! Xa-cha-ri đã nói tiên tri: “Ta sẽ đổ thần ân điển và nài xin trên nhà Đa-vít và trên cư dân Giê-ru-sa-lem. Chúng sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng đã đâm, rồi chúng sẽ than khóc Ngài như người ta than khóc đứa con một, và sẽ thương tiếc Ngài như người ta thương tiếc con đầu lòng.”(Xa-cha-ri 12:10). Con trai đầu lòng của Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên, sẽ đau đớn cay đắng vì Con đầu lòng của họ là Chúa Giê-xu. Toàn bộ đất đai, mọi thế hệ, đàn ông và phụ nữ riêng biệt, sẽ đau buồn. Thật là một khoảnh khắc đáng nhớ! Và ai biết được điều này bao lâu nữa sẽ xảy ra? Chúa đang đưa dân Ngài trở về Y-sơ-ra-ên- đến vùng đất hứa – vì đó là nơi Ngài muốn gặp gỡ họ. Y-sơ-ra-ên cuối cùng đang đi đến sự nghỉ ngơi của mình, trên con đường được gắn kết vào Giao Ước Mới của mình mãi mãi, và làm phước lành cho thế giới. “Khi Ngài sẽ đến ban an nghĩ cho Y-sơ-ra-ên.” (Giê-rê-mi 31:2).

Hội thánh không thay thế cho Y-sơ-ra-ên được, giống như phép báp-têm cho trẻ sơ sinh không thay thế cho phép cắt bì, và các tòa nhà hội thánh không thay thế cho Đền Thờ. Y-sơ-ra-ên là Y-sơ-ra-ên, và Hội thánh là Hội thánh. Đức Chúa Trời sẽ làm trọn mọi lời hứa của Ngài cho Y-sơ-ra-ên, cũng như Ngài sẽ làm trọn mọi lời hứa của Ngài cho Hội thánh. Chúng ta cần phải ngừng trộn lẫn hai điều nầy, hoặc thay thế lẫn nhau, như đã từng làm trong quá khứ.

 

(Bảo Trợ Phiên Dịch: Hội Đồng Phục Hưng Liên Hiệp Toàn Cầu)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan