Chương 1
Y-sơ-ra-ên: Con Trưởng Nam Của Đức Chúa Trời
Là Chủ tịch của hội Christians for Israel International (Hội Cơ-đốc-nhân ủng hộ Y-sơ-ra-ên Quốc tế), tôi thường diễn thuyết và rao giảng từ Kinh Thánh về Y-sơ-ra-ên. Đôi khi người ta hỏi tôi: “Tại sao ông lại can dự đến Y-sơ-ra-ên và người Do Thái nhiều như vậy? Đó có phải là sở thích của ông không, liệu nó có giống như việc sưu tầm tem, hoặc chơi golf không? Tại sao là Y-sơ-ra-ên? Có điều gì đặc biệt về Y-sơ-ra-ên chăng?”
Câu trả lời của tôi luôn luôn là: “Điều tôi cảm nhận về Y-sơ-ra-ên cũng điều Đức Chúa Trời cảm nhận về Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời yêu Y-sơ-ra-ên. Chúa Giê-xu yêu Y-sơ-ra-ên. Kinh Thánh nói như vậy. Vì tôi yêu Chúa Giê-xu, và biết rằng Ngài yêu tôi nên tôi không thể không yêu những người mà Ngài yêu.” Sự quan tâm của cá nhân của tôi với Y-sơ-ra-ên bắt đầu khi một người anh em Cơ Đốc lớn tuổi nói với tôi: “Em biết không, có rất nhiều Cơ-đốc nhân yêu những người Do thái “đã khuất.” Tôi nói: “Thế là thế nào?”– Rồi ông ấy nói tiếp: “À, là thế này, đó là những người Do-thái của quá khứ – Môi-se, Giô-suê, Ê-sai, Giê-rê-mi, Đa-vít, Phao-lô, Phi-e-rơ, Giăng, và tất cả những người khác nữa. Những người Do Thái trong Kinh Thánh. Người Do thái đã khuất từ lâu rồi. Và có nhiều Cơ-đốc nhân yêu mến những người Do Thái chưa ra đời – thế hệ những người Do Thái sẽ sống trong lời tiên tri mang tính tương lai khi Y-sơ-ra-ên là trung tâm của thế giới, và Giê-ru-sa-lem là thành phố mà hòa bình sẽ tràn ra và bao trùm trái đất.” Sau đó, ông tiếp tục với giọng nói đầy nhiệt thành của mình: “Nhưng ai sẽ ủng hộ người Do Thái ngày hôm nay? Ai sẽ yêu thương họ trong danh của Chúa Giê-xu? Ai sẽ đứng bên cạnh họ trong cuộc chiến cô độc của họ với cả thế giới chống lại họ? Ai sẽ nói với Hội Thánh để bảo người Do-thái phải ăn năn những lỗi lầm trong khá khứ của họ? Ai sẽ cố gắng bắt đầu đọc Kinh Thánh một lần nữa để tìm ra mối liên hệ thực sự giữa Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh? Còn về Hội Thánh có nguồn gốc Do-thái thì sao? Còn những lời tiên tri về tương lai của cả hai thì sao? Hội Thánh và Y-sơ-ra-ên có thể có những quan điểm rất khác nhau về Chúa Giê-xu thực sự là ai, nhưng sự khác biệt về quan điểm này không có nghĩa là có sự xen lẫn của quyền lực tối tăm. Những quyền lực đó ghét cả hai, cả hai dân tộc của Đức Chúa Trời, những người tin vào cùng một Đức Chúa Trời, và họ đã bắt bớ các Cơ-đốc nhân tin kính Chúa giống như bắt bớ người Do Thái và Y-sơ-ra-ên. Lịch sử cho thấy điều này khá rõ ràng.”
[bs-quote quote=”Điều tôi cảm nhận về Y-sơ-ra-ên cũng điều Đức Chúa Trời cảm nhận về Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời yêu Y-sơ-ra-ên. Chúa Giê-xu yêu Y-sơ-ra-ên. Kinh Thánh nói như vậy. Vì tôi yêu Chúa Giê-xu, và biết rằng Ngài yêu tôi nên tôi không thể không yêu những người mà Ngài yêu.” style=”style-14″ align=”left” author_name=”Willem J.J. Glashouwer” author_job=”Chủ tịch Hội Cơ-đốc-nhân ủng hộ Y-sơ-ra-ên Quốc tế”][/bs-quote]
Điều đó đã đập mắt tôi và khiến tôi suy nghĩ! Tôi bắt đầu tự đặt ra những câu hỏi như: “Mối quan hệ của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên là gì? Và mối quan hệ này như thế nào hôm nay? Ngay cả khi đa số người Do Thái không tin rằng Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si của họ và là Con của Đức Chúa Trời? Tại sao họ lại trở về vùng đất Y-sơ-ra-ên? Tôi có thấy sự ứng nghiệm của các lời tiên tri của Kinh Thánh trước mắt tôi chưa? Tất cả những điều này sẽ dẫn đến đâu?” Những câu hỏi này đã thúc đẩy tôi đọc lại Kinh Thánh, cả Tân Ước lẫn Cựu Ước. Là một Cơ-đốc nhân, tôi tin rằng Kinh Thánh là Lời đáng tin cậy của Đức Chúa Trời mà Ngài đã bày tỏ cho dân Do Thái.
Điều đầu tiên tôi khám phá ra là trong khi Chúa Giê-xu là Con độc sanh của Đức Chúa Trời (Giăng 1:14), thì Y-sơ-ra-ên là con trưởng nam (con trai đầu lòng) của Ngài. Con dân Y-sơ-ra-ên là những nô lệ bị áp bức ở Ai-cập, và Pha-ra-ôn khước từ không để cho họ đi bằng cách gia tăng nhiều gian khổ cho họ để giảm dân số của họ. Môi-se và anh của ông, A-rôn, đã gởi đến Pha-ra-ôn thông điệp này: “…Vậy, ngươi phải tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Đức Giê-hô-va có phán như vầy: Y-sơ-ra-ên là con ta, tức trưởng nam ta, nên ta có phán cùng ngươi rằng: Hãy cho con ta đi, để nó phụng sự ta, mà ngươi đã từ chối không cho nó đi. Nầy, ta sẽ giết con trai ngươi, là con trưởng nam của ngươi.” (Xuất 4:22-23). Và đó chính xác là điều đã xảy ra trong tai vạ thứ mười giáng xuống trên Ai-cập: “… Vả, khi giữa đêm, Đức Giê-hô-va hành hại mọi con đầu lòng tại xứ Ai-cập, từ thái tử của Pha-ra-ôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả người bị tù, và hết thảy con đầu lòng của súc vật.” (Xuất 12:29). Việc khước từ để cho con trai đầu lòng của Đức Chúa Trời ra đi khiến người Ai-cập phải trả cái giá đắt bằng chính các con trai đầu lòng của họ, như Đức Chúa Trời đã cảnh báo.
Đức Chúa Trời yêu thương người Do Thái như một người cha. Vị tiên tri Ô-sê ghi lại những tình cảm của Đức Chúa Trời trong những lời đầy thương xót của Ngài: “… Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ai-cập.” (Ô-sê 11:1) Đức Chúa Trời nói như một người cha với những đứa con trai, con gái thỉnh thoảng không vâng phục của Ngài, với tất cả những cảm xúc đối lập, từ yêu thương đến giận dữ vô cùng, mà một người cha có thể cảm nhận được. Bất cứ ai có con ruột đều có thể hiểu những cảm xúc này. Bạn yêu con của bạn và sẽ làm bất cứ điều gì cho chúng, nhưng hành vi của chúng đôi khi có thể làm cho bạn tức sôi máu! Và sau đó bạn sẽ nói những lời cay khắc, những lời khó nghe, những lời cảnh cáo, bởi vì bạn thấy mọi việc sẽ tệ hại hơn nếu bọn trẻ cứ tiếp tục hành động theo cách đó. Ngoài sự quan tâm, ngoài tình yêu, bạn còn nói những lời cảnh cáo mạnh mẽ, nghiêm khắc, và bạn có thể háp dụng kỷ luật. Thậm chí có thể dùng một số hình phạt! Như một câu ngạn ngữ của Hà Lan cổ có nói: Nếu chính trị chưa giải quyết được, thì phải dùng đến quân sự!
Một người ta có thể cảm nhận được sự giận dữ của người cha khi Ngài phán: “… Nhưng Ta càng gọi Y-sơ-ra-ên chừng nào, chúng nó càng trốn tránh chừng nấy. Chúng nó đã dâng của lễ cho các tượng Ba-anh, và đốt hương cho tượng chạm.” Ta đã làm mọi thứ có thể cho con trai của Ta, Đức Chúa Trời phán: “… Dầu vậy, ta đã dạy Ép-ra-im (một giới hạn của tình yêu dành cho Y-sơ-ra-ên) bước đi [giống như một người cha dạy con cái mình những bước đi đầu tiên của chúng], lấy cánh tay mà nâng đỡ nó.” như một người cha ôm lấy các con của mình khi chúng ngã vào vòng tay để an ủi chúng. “Song chúng nó chẳng hiểu biết rằng ta đã chữa lành cho.” (Ô-sê 11:2-3). Ta đã đắp thuốc lên những vết trầy xước và bầm tím của chúng như một người cha trên đất đã làm. Nhưng liệu chúng có biết ơn chăng? Không!
“…Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến.” Giống như cha mẹ trên đất, Đức Chúa Trời đã dùng mọi cách để bày tỏ tình yêu thương của Ngài, để đưa dân của Ngài trở về với Ngài. “Ta đã như những kẻ cởi ách khỏi hàm chúng nó, và để đồ ăn trước mặt chúng nó.” Khi bò kéo cày, cái ách nằm trên cổ chúng. Giống như những con bò bị kiềm kẹp, dân Y-sơ-ra-ên đã thở dài dưới ách độ nô lệ của Ai Cập. Họ là những nô lệ, bị xỏ mũi (bị buộc phải làm mọi việc theo mẫu đã vẽ sẵn). Nhưng Chúa đã phá bỏ cái ách kiềm hãm họ và giải phóng dân Ngài khỏi những người chủ nô tàn ác. Ngài dẫn họ qua Biển Đỏ và vào trong sa mạc (Xuất 13-14). Và tại đó Ngài đã cung ứng nhu cầu của họ bằng bánh ma-na từ trời và nước từ những tảng đá. Ngài đã dẫn họ từ nơi yên nghĩ này đến nơi yên nghĩ khác, từ nơi màu mỡ này đến nơi màu mỡ khác. Vâng, Ngài thậm chí còn cung cấp thịt chim cút cho họ (Xuất 16-17:7). “…và Ta để đồ ăn trước mặt chúng nó.” (Ô-sê 11:4).
Rồi chúng ta nghe sự giận dữ trong tiếng phán của Ngài: “…Chúng nó sẽ không trở lại Ai Cập sao?” Trở lại làm nô lệ! Đó là những gì họ đáng được nhận, vì sự vô ơn của họ! “… và A-si-ri sẽ không cai trị trên họ sao?” Những điều mà A-si-ri đã làm đối với những tù nhân của chiến tranh là quá tàn ác đến nỗi không thể mô tả hết trên giấy được, chỉ có thể đánh dấu trên các tảng đá nơi mà các vị vua của dân A-si-ri lưu danh họ qua những hành động tàn ác của họ. Và cuối cùng, mười chi phái Y-sơ-ra-ên đã bị dẫn đi làm phu tù cho A-si-ri (II Các Vua 17:23) “…vì chúng nó chẳng khứng trở lại với ta. Gươm sẽ rơi trên các thành chúng nó, hủy phá then cửa chúng nó, nuốt hết chúng nó, vì cớ mưu chước chúng nó.” Họ chỉ có thể trách mình và hành vi của họ. “… Thật, dân ta quyết ý trái bỏ ta.” (Ô-sê 11:5-7a). Tiên tri Ô-sê thêm ý kiến cá nhân của mình: “… Người ta khuyên chúng nó đến cùng Đấng Chí Cao; song trong chúng nó chẳng một người nào dấy lên.” (Ô-sê 11:7b).
Con ngươi của mắt Chúa
Nhưng một lần nữa, lòng yêu thương của Chúa Cha tan vỡ. Bạn không thể nhìn vào điều này với đôi mắt vô cảm được, đúng không? Bất kể con trai hay con gái của bạn đã làm gì đi nữa thì chúng vẫn là con của bạn. Vì vậy, Đức Chúa Trời phán: “… Hỡi Ép-ra-im, thể nào ta bỏ được ngươi? Hỡi Y-sơ-ra-ên, thể nào ta lìa được ngươi? Thể nào ta sẽ đãi ngươi được như Át-ma, hay là làm cho ngươi như Sê-bô-im?” At-ma và Sê-bô-im là những thành phố ở đường ranh giới của biển Chết đã bị hủy diệt bởi lửa từ trời cùng với Sô-đôm và Gô-mô-rơ, bởi vì cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời (Phục-truyền 29:23). Đức Chúa Trời hỏi rằng Ta có thể làm điều này với con trai đầu lòng của Ta không? Vâng, cần phải kỷ luật đứa con đó! Nhưng không bỏ nó? Liệu cậu con trai đó không còn là con đầu lòng, con của chính bạn sao khi nó phạm tội? “…Lòng ta rung động trong ta; lòng thương xót của ta cả đều nóng nảy. Ta cầm sự nóng giận lại, và sẽ chẳng lại hủy diệt Ép-ra-im. Vì ta là Đức Chúa Trời, không phải là người; ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận đến cùng ngươi.” (Ô-sê 11:8-9).
[bs-quote quote=”Các dân tộc ấy sẽ bị Đức Chúa Trời đoán phạt nghiêm khắc tùy theo những gì họ đã làm đối với dân Y-sơ-ra-ên, vì dân Y-sơ-ra-ên là con ngươi của mắt Đức Chúa Trời” style=”style-16″ align=”right” color=”#789ebf”][/bs-quote]
Không giống như Đức Chúa Trời, con người có thể làm những điều hết sức tàn ác. Các dân tộc đã hành động rất tàn bạo để chống lại Y-sơ-ra-ên, con trưởng nam của Đức Chúa Trời. Nhưng thay mặt Đức Chúa Trời, tiên tri Xa-cha-ri nói: “…và ta rất không đẹp lòng các dân tộc đương yên vui; vì ta hơi không bằng lòng, và chúng nó càng thêm sự khốn nạn.” (Xa-cha-ri 1:15). Đức Chúa Trời biết cách để tìm đến những dân tộc này! Ngài sẽ phán xét chúng! Các dân tộc ấy sẽ bị Đức Chúa Trời đoán phạt nghiêm khắc tùy theo những gì họ đã làm đối với dân Y-sơ-ra-ên, vì dân Y-sơ-ra-ên là con ngươi của mắt Đức Chúa Trời (Xa-cha-ri 2:8-9).
Mắt của bạn là phần nhạy cảm nhất của cơ thể. Chỉ cần vuốt nhẹ một ngón tay gần mắt bạn thì cũng đủ để khiến mắt bạn co lại. Khi các đạo diễn phim kinh dị thực sự muốn gây sốc với khán giả, họ biết họ phải làm gì: họ cắt xén đôi mắt, đôi khi dùng dao cạo cắt một xén một lát. Nếu dân Y-sơ-ra-ên là con ngươi của mắt Đức Chúa Trời, bạn có nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ bỏ qua việc người ta đụng Y-sơ-ra-ên không? Liệu Ngài sẽ làm ngơ cuộc tàn sát khủng khiếp, với sáu triệu người Do Thái bị giết, và trong đó có một triệu rưỡi trẻ em bị giết hại chăng? Liệu Ngài sẽ bỏ qua những Cơ-đốc nhân bách hại Do Thái qua nhiều thế kỷ ở các quốc gia Cơ-đốc giáo của Châu Âu chứ? Không, chắc chắn sẽ có sự phán xét trên các quốc gia đó. Một nhà thần học đã từng nói: “Kể từ khi có cuộc thảm sát man rợ tên là Auschwitz, tôi không thể tin vào Đức Chúa Trời nữa.” Một Rabi Do Thái trả lời: “Từ khi có cuộc thảm sát kinh khiếp Auschwitz, tôi chỉ có thể tin vào Đức Chúa Trời, chứ không còn tin vào con người nữa.” Đừng đổ lỗi cho Đức Chúa Trời về những gì con người đã làm.
Xa-cha-ri 2:8 cảnh cáo các nước đã cướp bóc Y-sơ-ra-ên:“…vì ai đụng đến các ngươi [Y-sơ-ra-ên] tức là đụng đến con ngươi mắt Ngài. [Y-sơ-ra-ên] – Ta chắc chắn sẽ giơ tay lên chống lại các ngươi (những kẻ thù của dân Ngài).” Trong việc làm hại dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta không chỉ chạm vào con ngươi của mắt Chúa; mà chúng ta còn đang đấm thẳng vào mắt Đức Chúa Trời – lấy một con dao và cắt con ngươi của mắt Ngài – tuyển dân yêu dấu của Ngài.
“…Vì phần của Đức Giê-hô-va là dân Ngài, Gia-cốp là cơ nghiệp Ngài. Ngài tìm được người trong một nơi rừng rú. Tại nơi vắng vẻ, giữa những tiếng hét la của đồng vắng. Ngài bao phủ người, săn sóc người, gìn giữ người như con ngươi của mắt mình. Như phụng hoàng phấp phới giỡn ổ mình, bay chung quanh con nhỏ mình, sè cánh ra xớt nó, và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, thì một mình Đức Giê-hô-va đã dẫn dắt người thể ấy, không có thần nào khác ở cùng người.” (Phục-truyền 32:9-12).
Trừng trị Y-sơ-ra-ên sao? Vâng. Tiêu diệt Y-sơ-ra-ên mãi mãi sao? Không! “…Ta cầm sự nóng giận lại. Chúng nó sẽ theo sau Đức Giê-hô-va, Ngài gầm thét như sư tử; Ngài sẽ gầm thét, các con cái sẽ từ phương tây run rẩy mà đến.” (Ô-sê 11:10). Ô-sê nói. Vậy tại họa không đến từ việc bị làm phu tù cho Ba-by-lôn hoặc A-si-ri ở thế kỉ thứ 5 và thứ 6 T.C. Những quốc gia này, nhìn từ Y-sơ-ra-ên trên bản đồ, ở đâu đó về phía đông và phía bắc: “…Chúng nó sẽ run rẩy mà đến từ Ai-cập về phía nam, cũng là vùng đất của nô lệ, có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới) như chim bay, và từ đất A-si-ri (từ phía đông-bắc) như bồ câu; và ta sẽ khiến chúng nó ở trong các nhà chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy.” (Ô-sê 11:11). Đã hơn một trăm năm, chúng ta đã thấy điều này thực sự xảy ra trước mắt chúng ta.
Y-sơ-ra-ên là con trưởng nam của Đức Chúa Trời. Sự sống sót của dân Y-sơ-ra-ên thật kỳ diệu; Áp-ra-ham đã quá già và Sa-ra đã qua tuổi sinh con khi Y-sác ra đời. Chính Đức Chúa Trời đã ban sự sống cho con trưởng nam của Ngài (Sáng thế ký 17:17, 18:11) tạo ra một dân tộc cho Danh của Ngài giữa vòng tất cả các dân tộc trên thế giới, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời, qua họ mà Ngài sẽ làm cho chính Ngài được biết đến trên khắp đất. Nhiều lần trong lịch sử họ đã bị kỷ luật, nhưng họ có hoàn toàn bị bỏ rơi và bị khướt từ không? Không bao giờ. Và bây giờ, dân Y-sơ-ra-ên đang trở lại vùng đất mà Đức Chúa Trời đã thề sẽ ban cho họ bởi một giao ước đời đời, đó chính là vùng đất Ca-na-an (Thi thiên 105:7-11).
Đức Chúa Trời thật sự yêu thương Y-sơ-ra-ên
Cơ sở cho mối quan hệ của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên là tình yêu thương. Và bởi tình yêu này mà Ngài đã lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên, và đã xác nhận cho họ bằng một lời thề.
“…Đức Giê-hô-va tríu mến và chọn lấy các ngươi, chẳng phải vì các ngươi đông hơn mọi dân khác đâu; thật số các ngươi là ít hơn những dân khác. Nhưng ấy vì Đức Giê-hô-va thương yêu các ngươi, và giữ LỜI THỀ mà Ngài đã lập cùng tổ phụ các ngươi, nên Đức Giê-hô-va nhờ tay mạnh rút các ngươi ra, chuộc khỏi nhà nô lệ, và cứu khỏi tay Pha-ra-ôn, vua xứ Ai-cập. Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ SỰ GIAO ƯỚC và nhân từ đến ngàn đời cho những người YÊU MẾN Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài.” (Phục-truyền 7:7-9a). TÌNH YÊU của Đức Chúa Trời dành cho dân Y-sơ-ra-ên được miêu tả như mối quan hệ giữa cha với con và như mối quan hệ giữa vợ với chồng. Giê-rê-mi thậm chí còn sử dụng hai bức tranh về mối quan hệ của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên như cha – con và như vợ – chồng: “… Ta từng phán rằng: Ta sẽ đặt ngươi giữa vòng các con cái, ta sẽ cho ngươi một đất tốt, cơ nghiệp quí giá của cơ binh các nước là dường nào! Ta từng phán: Ngươi sẽ gọi ta bằng Cha tôi! Và chớ xây lại mà không theo ta. Nhưng, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, thật như một người đàn bà lìa chồng mình cách quỉ quyệt thể nào, thì các ngươi cũng quỉ quyệt với ta thể ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy.” (Giê-rê-mi 3:19-20)
Hãy thử lý giải từ ngữ TÌNH YÊU! Tại sao một người đàn ông lại yêu vợ mình và cưới cô ấy? Có phải là bởi vì anh ta tin rằng cô ấy chắc chắn là người phụ nữ đẹp nhất trên trái đất này? Hoặc bởi vì anh ta nghĩ rằng cô ấy là người nấu ăn ngon nhất? Hoặc bởi vì anh ta tin rằng cô ấy sẽ là người mẹ tốt nhất của các con mình? Hoặc bởi vì cô ấy là người giàu có? Hoặc bởi vì cô ấy là người nghèo và anh ta thương hại cô và yêu cô phải không? Hoặc vì…? Lý do dựa trên lý trí không thể lý giải được sự mầu nhiệm của tình yêu. Nó là một món quà từ Đức Chúa Trời. I Giăng 4:8b nói: “… vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương.” Các nhà thần học xưa đã từng nói rằng “Đức Chúa Trời tự viện lý do. Chúa Trời. I Giăng 4:8b nói: “… vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương.” Ngài yêu bởi vì Ngài yêu. Ngài chọn bởi vì Ngài chọn. Luôn luôn với mục đích ban phước. Ngài đã chọn dân Y-sơ-ra-ên để làm cho dân ấy được phước trên tất cả các dân tộc trên đất – qua dân Y-sơ-ra-ên, tuyển dân của Ngài, để bày tỏ chính Ngài cho thế giới.
“Bởi vì Ngài yêu mến các tổ phụ ngươi, nên chọn lấy dòng dõi các người ấy, và chánh Ngài nhờ quyền năng lớn mình rút ngươi ra khỏi xứ Ai-cập, đặng đuổi khỏi trước mặt ngươi những dân tộc lớn hơn và mạnh hơn ngươi, đặng đưa ngươi vào xứ của dân đó, và ban cho làm sản nghiệp, y như điều ấy xảy đến ngày nay.” (Phục truyền 4:37-38).
[bs-quote quote=”…Vì họ chẳng nhờ thanh gươm mình mà được xứ, cũng chẳng nhờ cánh tay mình mà được cứu; bèn nhờ tay hữu Chúa, cánh tay Chúa, và sự sáng mặt Chúa, vì Chúa làm ơn cho họ” style=”style-14″ align=”center” author_name=”Thi thiên 44:3″][/bs-quote]
Bởi vì Y-sơ-ra-ên là con của Đức Chúa Trời, nên Y-sơ-ra-ên có quyền gọi Đức Chúa Trời là ‘Cha’. “…Thật Ngài là Cha chúng tôi, dầu Áp-ra-ham chẳng biết chúng tôi, Y-sơ-ra-ên cũng chẳng nhận chúng tôi; hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời.” (Êsai 64:16) “Hỡi Đức Giê-hô-va, dầu vậy, bây giờ Ngài là Cha chúng tôi!” (Ê-sai 64 :8a)
Chúa Giê-xu dạy những người bạn Do Thái của Ngài cầu nguyện: “… Lạy Cha chúng con ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 6: 9). Y-sơ-ra-ên là con trưởng nam của Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu là Con Một của Ngài. Sự tương đồng giữa Chúa Giê-xu và dân Y-sơ-ra-ên thật đáng kinh ngạc.
Khi chúng ta đọc Ô-sê 11:1: “… Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ai-cập.” chúng ta là những Cơ-đốc nhân, chúng ta phải nghĩ đến Ma-thi-ơ 2:13-15: “… Khi các nhà thông thái đi rồi, một thiên sứ của Chúa hiện đến với Giô-sép trong chiêm bao và truyền rằng: “Hãy thức dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài lánh sang Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi ta truyền bảo, vì vua Hê-rốt sắp tìm con trẻ ấy để giết.” Đang đêm, Giô-sép thức dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài lánh sang Ai Cập, rồi cứ ở đó cho đến khi vua Hê-rốt băng hà. Việc nầy xảy ra để lời Chúa phán qua nhà tiên tri được ứng nghiệm:“Ta đã gọi Con Ta ra khỏi Ai Cập.”
Một số nhà thần học nói rằng:”Tất cả các lời tiên tri của Cựu Ước đều được ứng nghiệm trong Chúa Giê-xu.” Nhưng từ ngữ “ứng nghiệm” có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là đường đi của Chúa Giê-xu là đường đi của Y-sơ-ra-ên và đường đi của Y-sơ-ra-ên là đường đi của Chúa Giê-xu. Tất cả các nguyên lý đều là kết quả của việc dân Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời kêu gọi để bày tỏ chính Ngài cho thế giới và trở thành nguồn phước cho các dân tộc – và tất cả những đau khổ đến cùng với sự kêu gọi này – sẽ được nhìn thấy trong lịch sử Y-sơ-ra-ên, tuyển dân của Đức Chúa Trời – và thậm chí được bày tỏ nhiều hơn trong cuộc đời của Chúa Giê-xu. Ngài là Con của Đức Chúa Trời và là người con tuyệt vời nhất của họ (Y-sơ-ra-ên). Chúa Giê-xu và Y-sơ-ra-ên có liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngài là đỉnh điểm của sự tồn tại của Y-sơ-ra-ên. Trong những người được Đức Chúa Trời tuyển chọn, Chúa Giê-xu được sinh ra từ một người phụ nữ, sinh ra dưới Kinh Luật Torah, được sinh ra trong Giao Ước Luật Pháp mà Đức Chúa Trời đã lập với dân Y-sơ-ra-ên, Ngài là Đấng Vượt Trội Duy Nhất Được Tuyển Chọn. Ngài làm ứng nghiệm cuộc tuyển chọn dân Y-sơ-ra-ên. Ngài bày tỏ sự thành tín đời đời của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên, mặc dù tuyển chọn có nghĩa là phải chịu đựng gian khổ trong một thế giới đầy sự gian ác, tội lỗi. Những gian khổ của dân Y-sơ-ra-ên là những gian khổ của Ngài. Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời đã giải thoát dân Y-sơ-ra-ên khỏi thời kỳ nô lệ và tình trạng nô lệ ở Ai Cập, nhờ huyết của những con chiên đã bị giết trong nhà của dân Do Thái trong đêm Lễ Vượt Qua, cũng như nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-xu đem lại sự tự do cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi nô lệ cho tội lỗi.
Có vô số những điểm tương đồng được đưa ra giữa sự tuyển chọn, cuộc đời và những đau khổ của Chúa Giê-xu và câu chuyện của dân Y-sơ-ra-ên. Chúa Giê-xu bày tỏ tất cả về dân Y-sơ-ra-ên. Điều đó có nghĩa là Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm ‘tất cả’ những lời tiên tri. Nhưng không có nghĩa là nhiều lời tiên tri liên quan đến Y-sơ-ra-ên và người Do Thái trong tương lai không cần phải chờ được ứng nghiệm, như một số nhà thần học cho tuyên bố. Chúng đang được ứng nghiệm và sẽ được ứng nghiệm. Hôm nay và ngày mai. Cho đến khi Vương Quốc của Ngài đến.
Sự phục hồi của Y-sơ-ra-ên ngày hôm nay
Đức Chúa Trời phán với dân Ngài qua miệng của tiên tri Ê-sai: “…Đừng sợ, vì ta ở cùng ngươi: ta sẽ khiến dòng dõi ngươi đến từ phương đông, và nhóm họp ngươi từ phương tây. Ta sẽ bảo phương bắc rằng: Hãy buông ra! Và bảo phương nam rằng: Chớ cầm lại làm chi! Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, đem các con gái ta về từ nơi đầu cùng đất, tức là những kẻ xưng bằng tên ta, ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ” (Ê-sai 43:5-7). Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, đem các con gái ta về từ nơi đầu cùng đất, tức là những kẻ xưng bằng tên ta, (Y-sơ-ra-ên mặc lấy Danh của Đức Chúa Trời) ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ.” (Rô-ma 9:4)
Được dựng nên, được thiết lập, được làm ra và được gọi bằng Danh của Đức Chúa Trời. Đó là Y-sơ-ra-ên. Hôm nay, Ngài mang con trưởng nam của Ngài trở về các ngọn núi của Giu-đa và Sa-ma-ri: trở về Đất Hứa. Tại sao Ngài làm điều đó? Có phải vì Y-sơ-ra-ên đã trở thành một đứa con vâng lời không? Y-sơ-ra-ên có thấy rằng chính Đức Chúa Trời đối xử với họ trong lịch sử như thế không? Y-sơ-ra-ên có nhận ra sự đối xử quá lớn lao của Đức Chúa Trời với họ khi Con một của Đức Chúa Trời đã được sinh ra trong số họ như một người Do Thái – trong thân xác mà Ngài nhận được từ Ma-ri người mẹ Do thái của Ngài – để loại bỏ tội lỗi của thế giới, kể cả những tội lỗi của Y-sơ-ra-ên? Có phải vì Y-sơ-ra-ên đã thừa nhận tất cả những điều này mà bây giờ họ nhận được – như là một “phần thưởng” – cuối cùng được trở về Đất Hứa, sau gần 2000 năm bị phu tù dưới tay “người La-mã”? Thật đáng tiếc câu trả lời là không. Y-sơ-ra-ên đã không (chưa) trở thành một dân tộc ‘cải đạo’. Nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên với chúng ta: đó chính xác là điều mà tiên tri Ê-sai đã báo trước sẽ xảy ra: “…Hãy đem dân nầy ra, là dân có mắt mà đui, và những kẻ có tai mà điếc!” (Ê-sai 43:5-7). Điếc và mù, rõ ràng chúng được đem đến trên vùng đất Y-sơ-ra-ên. Hãy hướng đến vùng đất của Đức Chúa Trời, bởi vì Y-sơ-ra-ên chính là vùng đất của Đức Chúa Trời: Ngài nói với dân Y-sơ-ra-ên: “…đất thuộc về ta, các ngươi ở cùng ta như kẻ khách ngoại bang và kẻ kiều ngụ.” Ngài nói với Y-sơ-ra-ên (Lê-vi 25:23). Ngài phán: Đó là vùng đất của Ta và Ta ban cho các ngươi vùng đất đó để làm nơi cư trú. Đó là quyết định của Ngài mà Ngài đã hứa bằng một lời thề trọng thể (Thi Thiên 105:7-11).
Mặc dù phần lớn vẫn còn điếc và mù với Tin Lành, nhưng Y-sơ-ra-ên đang hồi hương. Nhưng điếc và mù cũng sẽ được thay đổi. Vì Phao-lô nói: “… Một phần dân Y-sơ-ra-ên cứ cứng lòng [trong bao lâu?] cho đến khi số dân ngoại (không phải người Do Thái) gia nhập đầy đủ. Như vậy cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu [như thế nào?], như có lời chép: “Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn (ra từ Giê-ru-sa-lem trên trời), cất bỏ sự vô đạo khỏi nhà Gia-cốp”; “Và đây là giao ước Ta lập với họ, Khi Ta xóa bỏ tội lỗi họ.” (Rô-ma 11:25-27).
Đức Chúa Trời sẽ giải thoát con trưởng nam của Ngài. Ngài bảo vệ danh dự cho chính Ngài. Sự khải thị về những phép lạ của Đấng Mê-si đến trên tuyển dân của Ngài – Y-sơ-ra-ên sẽ là một phép lạ giống như việc bất kỳ một ai đến với đức tin nơi Chúa đều là sự kỳ diệu của ân điển Ngài. Đầu tiên, Y-sơ-ra-ên sẽ được phục hồi về phương diện quốc gia và sau đó về phương diện thuộc linh. Ê-xê-chi-ên nói, “… Ta sẽ thâu lấy các ngươi khỏi giữa các dân; ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước, và đem về trong đất riêng của các ngươi.” (Ê-xê-chi-ên 36:24). Trong nhiều thập kỷ nay chúng ta đã nhìn thấy điều này xảy ra. Họ đang trở về từ hơn 120 quốc gia mà họ bị rải rác khắp nơi trên thế giới: đó là sự phục hồi về phương diện quốc gia.
Nhưng rồi sự phục hồi về phương diện thuộc linh sẽ xảy ra. Chúa phán rằng cuối cùng họ trở về vùng đất của họ: “… Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo. Các ngươi sẽ ở trong đất mà ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ làm dân ta, ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi.” (Ê-xê-chi-ên 36:25-28).
Khi dân Y-sơ-ra-ên trở về vùng đất hứa, họ sẽ ở lại đó. Chúa phán qua tiên tri A-mốt: “Trong ngày đó, ta sẽ dựng lại nhà tạm của Đa-vít, là nhà đã đổ, và tu bổ lại những chỗ rách nát của nó. Ta sẽ dựng lại những nơi đổ nát và xây nó lại như ngày xưa; Ta sẽ lại trồng chúng nó trên đất chúng nó, và chúng nó sẽ không hề bị nhổ khỏi đất mình mà ta đã ban cho, Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời ngươi phán vậy.” (A-mốt 9:11; 9:15). Dân Y-sơ-ra-ên đang trên đường đến nơi yên nghĩ của họ. Đức Chúa Trời phán: “…ta đi khiến chúng nó (Y-sơ-ra-ên) được yên nghỉ.” (Giê-rê-mi 31: 2). Vì Đức Chúa Trời thật sự yêu Y-sơ-ra-ên.
Khi tôi nghe người ta nói về Y-sơ-ra-ên và nguời Do Thái, thậm chí là những mục sư hay những anh em Cơ-đốc nhân, đôi khi tôi nghĩ: “Làm sao bạn có thể nói rằng bạn yêu mến Đức Chúa Trời và bạn yêu mến Chúa Giê-xu, nhưng bạn lại không yêu Y-sơ-ra-ên hay người Do Thái ? Vì vậy, rõ ràng là bạn không yêu những gì Ngài yêu. Vậy bạn yêu Đức Chúa Trời nào, bạn yêu Chúa Giê-xu nào?
Đức Chúa Trời yêu dân Y-sơ-ra-ên như con trưởng nam của Ngài, và Chúa Giê-xu, Con Một của Ngài là người Do thái. Bạn có chắc chắn rằng bạn thực sự yêu mến Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác và của Giacốp, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên không? Hay bạn đang yêu khái niệm của riêng mình về Đức Chúa Trời? Hay bạn đang yêu hình ảnh của thần học về Đức Chúa Trời? Nhiều người tự tạo nên hình ảnh riêng về Đức Chúa Trời, và đức chúa trời này chỉ có thể hành động hoặc làm theo cách mà họ đã thiết kế trước. Nhưng Kinh Thánh cấm chúng ta thờ phượng hình tượng của riêng chúng ta về Đức Chúa Trời, Xuất-Ai-cập-ký 20:4-6. Hình tượng gỗ, đá, đồng, bạc hoặc vàng, nhưng cũng là ý tưởng của chúng ta về Đức Chúa Trời, hình ảnh trong tư tưởng, suy nghĩ của chúng ta về Đức Chúa Trời.
Với tất cả những gì chúng ta suy nghĩ hay nói về Đức Chúa Trời, chúng ta nên luôn luôn nhìn vào Kinh Thánh như là việc kiểm tra cuối cùng trong ý tưởng của chúng ta. Chỉ khi chúng ta nhìn qua nhãn quan của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ bắt đầu thấy và hiểu. Và chúng ta chỉ có thể nhìn qua nhãn quan của Đức Chúa Trời nếu chúng ta lắng nghe Kinh Thánh. Bởi vì trong quyển sách đó, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ cố gắng mô phỏng Đức Chúa Trời theo những ý tưởng của chúng ta về Ngài, nhưng chúng ta nên thích ứng theo ý tưởng của Ngài về chúng ta. Về chúng ta, về Y-sơ-ra-ên, về thế giới xung quanh chúng ta. Về quá khứ, hiện tại và tương lai của con người và những sự sáng tạo. Như Ngài đã bày tỏ tất cả điều này trong Kinh Thánh.
Chúng ta nên tự nhắc nhở mình về những sự kiện căn bản về Y-sơ-ra-ên trong Kinh Thánh. Mối quan hệ của Đức Chúa Trời về tình yêu và giao ước với người Do Thái và Y-sơ-ra-ên là đời đời. Điều đó cho chúng ta thấy cần phải rất cẩn thận khi chúng ta nghĩ và nói về người Do Thái và Y-sơ-ra-ên trong các hội thánh, trong các phương tiện truyền thông của chúng ta,v.v…Chúng ta đang giao thông với tuyển dân của Đức Chúa Trời và vùng đất của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ ngừng yêu dân Do Thái và Ngài sẽ thành tín với chính Ngài. Ngài sẽ giữ và làm trọn tất cả những lời hứa của Ngài đã làm cho họ. Cũng vậy, Ngài sẽ trung thành và làm trọn mọi điều Ngài đã hứa với Hội Thánh. Nhưng chúng ta đừng nên tạo ra một hỗn hợp thần học thái quá, như đã xảy ra thường xuyên trong lịch sử của Giáo Hội.
(Bảo Trợ Phiên Dịch: Hội Đồng Phục Hưng Liên Hiệp Toàn Cầu)