10 Điều Về Cuộc Đời Của Charles Spurgeon 

Share

1. Mục vụ của ông bắt đầu khi ông còn rất trẻ và mới tin Chúa.

Spurgeon sinh ra và lớn lên trong một gia đình tin Chúa nhưng đến năm 1850, khi được 15 tuổi mới tin Chúa. Đó là một ngày có một cơn bão tuyết lớn làm mọi người bị kẹt lại trong một căn nhà nguyện nhỏ ở Colchester. Sau 10 phút, với chỉ 12 đến 15 người hiện diện, người giảng chú mắt vào Spurgeon và nói trực tiếp với ông:

“Bạn trẻ kia, bạn nhìn rất thảm hại.” Rồi giơ tay lên trời, ông nói lớn tiến, “Bạn trẻ, hãy nhìn đến Chúa Cứu Thế Giê-su. Hãy nhìn! Hãy nhìn! Hãy nhìn! Ngươi chẳng làm gì nhưng hãy nhìn vào Ngài mà sống.” Sau này hồi tưởng lại, Spurgeon viết, “Ôi! Tôi nhìn cho đến khi tôi có thể không còn nhìn được nữa.” 1

“Vị Hoàng Tử của các Thầy Giảng” được Chúa dùng giảng bài giảng đầu tiên cũng trong năm đó. Nguyên do là có một người lớn tuổi yêu cầu Spurgeon đến một làng nhỏ ở Teversham vào tối hôm sau, “cần có một thanh niên giảng cho cái chỗ không có nhiều buổi nhóm, và tôi rất vui để cùng đi với cậu.” Ngày hôm sau, ông mới biết ra “thanh niên” được cần đó chính là ông.2

2. Ông làm việc rất siêng năng và tạo ảnh hưởng rất lớn trên xã hội thời đó. 

Ông thường xuyên giảng 13 bài mỗi tuần. Hội thánh nơi ông có đông người nhóm nhất. Ông có thể giảng ngoài trời cho một đoàn dân đông đến 32.000 người (dĩ nhiên thời đó không có hệ thống âm thanh). Các sách, báo và bài viết của ông đếm được 18 triệu chữ. Các bài giảng của ông được in ra 56 triệu bản trong gần 40 ngôn ngữ trong thời ông sống.

3. Ông đòi hỏi mình là một người giảng thật sâu nhiệm về thần học và tín lý.

Trong khi Spurgeon không phải là một nhà thần học đúng nghĩa, ông luôn có tư tưởng thần học sâu nhiệm và những bài giảng của ông thật là giàu có về tín lý, kiến thức thần học lịch sử (historical theology) – đặc biệt của thời Thanh Giáo (Puritans).

Ông cho rằng: “Có những người giảng ngại không muốn cho bài giảng của họ giàu có về tín lý vì sợ làm cho người nghe khó tiêu hóa. Đó là một sự sợ hãi không đáng… Đây không phải là thời đại của riêng thần học, thế nên thần học cần chạy trên đường rầy của lẽ đạo vững chắc, dựa trên nguyên lý là sự lờ đi những chất liệu thần học và tín sẽ làm mất đi sự khôn ngoan. Những vĩ nhân của thời Thanh Giáo được nuôi dưỡng bằng những điều tốt hơn là lớp kem ngọt và bột bánh để dễ ăn qua loa, họ không bị nuôi bằng những bài giảng chạy theo xu hướng của những người giảng khác.3

4. Ông là một người giảng và nhà thần học của thập tự giá.

Trong Spurgeon là một thần học được hình thành bởi thập tự giá và đặt trọng tâm vào thập tự giá, vì thập tự giá là “giờ” của sự vinh hiển của Đấng Christ (Giăng 12.23-24), nơi Đấng Christ đã và đang được tôn cao, là sứ điệp duy nhất có thể thay đổi lòng của mọi người nam và nữ đang ở trong ách nô lệ của tội lỗi. Cùng với Ê-sau 45.22, một trong những câu Kinh Thánh ưa chuộng của ông là Giăng 12.32: “Còn Ta, khi Ta được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta.”

Ông quyết ý trong việc cử hành Tiệc Thánh mỗi Chúa Nhật, và cũng thường bẻ bánh trong tuần. Ông tin rằng việc ông giảng về Đấng Christ trên thập giá là lý do duy nhất mà những đám đông vĩ đại được thu hút đến với hội thánh nơi ông phục vụ trong nhiều năm.

Ai có thể cưỡng lại được sự thu hút của ông? Người ta nhìn vào mắt ông để thấy sự bắt phục của ông. Quý vị hãy nhìn vào những con mắt đó với tấm lòng của mình, để thấy trong đó đầy những giọt nước mắt cho những tội nhân hư mất, và chính mình là chủ đề của ông. Quý vị hãy nhìn đến con người được đầy ơn với tấm lòng tuôn ra lời giảng hùng hồn và dốc đổ vì chúng ta, để hình dung được ơn Chúa trên ông hơn là những gì khác. Hãy nhìn vào tấm lòng tan vỡ của ông khi giảng, như là đổ ra huyết sự sống cho chúng ta, và tất cả những gì trong lòng chúng ta tranh luận về ông sẽ phải chấm dứt. Chúng ta mắc nợ ông về Cứu Chúa bởi vì chúng ta có thể cảm nhận ông đã yêu Ngài như thế nào.4

5. Ông hướng mục vụ và lời giảng của ông đến sự sống mới.

Sự sống tái tạo là một trong “ba sự sống” (sự sống bị hủy hoại, sự sống được chuộc lại và sự sống tái sinh) mà Spurgeon luôn tìm cách giảng về. Sự sống tái sinh là điều ông luôn trông đợi để giảng khi giảng phúc âm. Một người bạn đến với ông, bị trầm cảm vì trong ba tháng giảng day ông ta chẳng được một người trở lại với Chúa. Spurgeon hỏi khéo, “Anh có mong đợi Chúa cứu nhiều linh hồn mỗi khi anh mở miệng nói?” Hỗ thẹn, người này trả lời “Không, không đâu thưa ông.” Spurgeon trả lời, “đó là lý do tại sao ông không được một người tin nhận: ‘Vì theo lượng đức tin mà nó sẽ được hình thành trong ngươi.” 5 

Sự tái tạo đời sống, theo ông, là việc làm của ân sủng – và với những người Chúa tái tạo, Ngài sẽ ngự trong họ. Cho nên “với một Đấng ngự vào như vậy, chúng ta chớ sợ hãi, dù những tấm lòng thấp hèn của chúng ta sẽ chưa được trọn vẹn như Chúa là trọn vẹn; bản chất của chúng ta sẽ bởi sự ngự trị của Ngài mà được trổi lên đến chỗ trọn vẹn để thừa hưởng phần của các thánh đồ trong sự sáng.” 6

6. Ông biết thưởng thức sự sống.

Spurgeon yêu đời sống và xem sự sáng tạo như là một ơn phước từ Chúa để tận hưởng. Với các người hầu việc Chúa, ông khuyến khích:

Một ngày hít thở không khí tươi mát trên những ngọn đồi, hay vài giờ đi bộ trong rừng yên tĩnh, sẽ quét sạch những cái mạng nhện ra khỏi tâm trí của những người hầu việc Chúa đang đầy gánh nặng, chỉ sống một nữa phần sự sống. Một hớp không khí biển, hay một chút đi ngược gió không chỉ đem ân sủng lại cho linh hồn nhưng cũng mang lại dưỡng khí cho cơ thể, còn gì là cái tốt nhất kế tiếp nữa.’7 

Ông không thể cưỡng lại chuyện đi bộ ngoài trời dưới cơn bão (‘Tôi thích nghe tiếng của Cha Thiên Thượng trong sấm sét’). Ông nổi tiếng về hút xì gà, và ông có sở thích về thực vật. Như tất cả chúng ta, Spurgeon có đặc tính là chính ông ta. Nhưng tấm lòng nhân ái và vui thú khi đi bộ qua những gì mà CHA sáng tạo tỏ ra loại đời sống luôn luôn phát triển trong thần học mà ông tin cậy.

Khởi đầu của đời sống và mục vụ của Spurgeon – được cấu tạo quanh những chủ đề như Đấng Christ là trọng tâm và sự tuôn đổ ơn quyền của Thánh Linh – sẽ khích lệ người đọc hay người nghe ông sống cho sự vinh hiển của Chúa.

7. Ông là một người trào phúng và đem đến sự vui vẻ.

“Spurgeon là một vòi phung nước đầy bọt nước hài hước!” William Williams, một người bạn của ông cho biết. “Tôi đã cười rộ nhiều hơn, tôi tin chắc, khi có ông bên cạnh hơn tất cả khoảng đời khác còn lại mà không có ông là bạn kế bên.8 Phải nói rằng một chương của hồi ký của Spurgeon được đề tựa là “Hoàn toàn vui thích,” và ông luôn làm nhiều người ngạc nhiên khi họ cứ tưởng là một Mục sư nóng cháy thì ông phải nghiêm khắc và khẩn trương. Mọi thứ như sự hùng vĩ, tính tôn giáo và đùa vui đều có thể hiện ra trong sự khôn khéo của ông.

8. Ông rất nghiêm túc về sự vui mừng 

Sự khôi hài và vui nhộn của Spurgeon không có tính cách hời hợt hay lông bông. Với ông, sự vui mừng là một vấn đề hiểu biết Chúa và là biểu hiện của nguồn vui và phấn khởi chỉ tìm được trong Đấng Christ. Ông không làm cho mình – hay một tội nhân nào khác – quá khắc khổ khi tin rằng sống động trong Đấng Christ không chỉ là chiến đấu với thói quen và hành động của tội lỗi nhưng cũng là chiến đấu với sự ủ rủ, vô ơn, cay đắng và tuyệt vọng.

Đấng Christ muốn mọi người vui vẻ. Khi họ toàn hảo, như là Ngài sẽ làm họ toàn hảo vào thời điểm của Ngài, họ cũng phải vui mừng hoàn toàn. Thiên đàng là một nơi của sự toàn vẹn thánh khiết ra sao thì đó cũng là nơi của sự vui mừng toàn vẹn, và trong khi chuẩn bị cho thiên đàng, chúng ta sẽ có những sự vui mừng thuộc về thiên đàng. Và đó là ý của Cứu Chúa, rằng sự vui mừng của Ngài ở trong chúng ta hầu cho sự vui mừng của chúng ta được đầy trọn.9 

9. Ông chịu đựng sự trầm cảm.

Spurgeon có đầy sự sống và nguồn vui, nhưng cũng chịu đựng sự trầm cảm sâu xa vì những thảm kịch cá nhân, bệnh hoạn và căng thẳng mà ông gặp phải. Theo tiêu chuẩn ngày nay, chắc chắn là ông sẽ bị chẩn đoán có bệnh lý trầm cảm và phải được trị liệu thuốc men và tâm lý. Vợ ông, Susannah viết, “Nổi thống khổ của chồng tôi thật là sâu đậm và cường độ… và có những lúc chúng tôi sợ rằng ông không thể giảng dạy được nữa.” 10

Spurgeon tin rằng những người phục vụ Cơ đốc nên chuẩn bị rằng mình sẽ kinh nghiệm một mức độ đau thương đặc biệt như là một cách làm mình trở nên giống như Đấng Christ và mục vụ thương xót. Chính Đấng Christ được dựng nên như những anh em của Ngài (là chúng ta) là yếu đuối và bị cám dỗ để cho Ngài có thể giúp những người bị cám dỗ (Hê-bơ-rơ 2.16-18), và cùng một cách đó, Chúa chọn những người yếu đuối và đau khổ để phục vụ những người yếu đuối và đau khổ.

10. Ông là người nhấn mạnh đặt Đấng Christ làm trọng tâm.

Spurgeon nhìn thấy thần học như là vũ trụ học: như thái dương hệ chỉ có thể được giải thích khi mặt trời là tâm điểm thì mọi hệ tư tưởng thần học chỉ mạch lạc khi Đấng Christ là trọng tâm. Mỗi một tín lý phải có chỗ đứng và ý nghĩa của nó trong một mối quan hệ thích hợp với Đấng Christ. “Hãy đảm bảo rằng chúng ta không thể nào đúng được, trừ khi chúng ta nghĩ đúng về NGÀI… Đấng Christ trong hệ thống thần học của quý vị ở đâu?11 

Quan điểm về Kinh Thánh, thần học Calvin, và đời sống Cơ đốc đặt sâu trên một trung tâm Đấng Christ của ông – ngay cả việc dùng hình ảnh vũ trụ để diễn tả quan điểm này cũng vẫn còn yếu, không đủ sức làm chúng ta nắm bắt được toàn vẹn sức mạnh của hình ảnh Ngài là tâm điểm của mọi tư tưởng của ông.

Với ông, Đấng Christ không chỉ là một thành phần – cho dù là mấu chốt – trong sự vận hành của phúc âm. Chính Ngài là lẽ thật mà chúng ta biết, là đối tượng và phần thưởng của đức tin của chúng ta, và là ánh sáng bày tỏ mỗi một phần của một hệ thống thần học. Ông viết, “Chính Ngài là tác giả và tín lý, Đấng khải thị và sự khải thị, Đấng Soi Sáng và Ánh Sáng cho nhân loại. Ngài được nâng cao lên trong mỗi một lời của lẽ thật, bởi vì Ngài chính là toàn bộ lẽ thật. Ngài ngự trên phúc âm, như một vị hoàng tử trên ngai của mình. Tín lý (doctrine) là quý báu nhất khi chúng ta thấy nó chảy ra từ môi của Ngài và nằm trong con người của Ngài. Những bài giảng là những phần nhỏ có được khi nói về Ngài và chỉ vào Ngài.”12

 

DTCMS

(Lược dịch theo: crossway.org)


1. C. H. Spurgeon’s Autobiography, Compiled from His Diary, Letters, and Records, by His Wife and His Private Secretary, 1834–1854, vol. 1 (Chicago: Curts & Jennings, 1898),106. 

2. C. H. Spurgeon’s Autobiography, Compiled from His Diary, Letters, and Records, by His Wife and His Private Secretary, 1834–1854, vol. 1 (Chicago: Curts & Jennings, 1898), 200. 

3. C. H. Spurgeon, The Sword and Trowel (London: Passmore & Alabaster, 1865–1891), 125–26. 

4. C. H. Spurgeon, The Metropolitan Tabernacle Pulpit Sermons, 63 vols. (London: Passmore & Alabaster, 1855–1917),* vol. 23, 269. 

5. C. H. Spurgeon’s Autobiography, Compiled from His Diary, Letters, and Records, by His Wife and His Private Secretary, 1834–1854, vol. 2:151. 

6. C. H. Spurgeon, The Metropolitan Tabernacle Pulpit Sermons, 63 vols. (London: Passmore & Alabaster, 1855–1917),* vol.18:225. 

7. C. H. Spurgeon, Lectures to My Students, Addresses Delivered to the Students of the Pastors’ College, Metropolitan Tabernacle (New York: Robert Carter and Brothers, 1889) vol. 1, 172.

8. William Williams, Personal Reminiscences of Charles Haddon Spurgeon (London: Passmore & Alabaster,
1895),, 17–18. 

9. C. H. Spurgeon, The Metropolitan Tabernacle Pulpit Sermons, 63 vols. (London: Passmore & Alabaster, 1855–1917),* vol. 51:229.

10. Charles Ray, “The Life of Susannah Spurgeon,” in Morning Devotions by Susannah Spurgeon: Free Grace and Dying Love (Edinburgh: Banner of Truth, 2006), 166.

11. C. H. Spurgeon, An All-Round Ministry: Addresses to Ministers and Students (London: Passmore & Alabaster, 1900), 364.

12. C. H. Spurgeon, The New Park Street Pulpit Sermons, 6 vols. (London: Passmore & Alabaster, 1855–1860),1:vi.

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan