3 Bước Đánh Bại Cơn Trầm Cảm Đổ Dốc

Share

Tôi là một mục sư đời thứ năm, và tôi vẫn có vấn nạn băn khoăn, sợ hãi và trầm cảm cho đến khi 25 tuổi. Những vật lộn với sức khỏe tâm thần và tình yêu dành cho Chúa là hai phần của thời thơ ấu và trưởng thành của tôi. Mặc dù là một Cơ đốc nhân, tôi vẫn tranh chiến với sự đau khổ trong lòng, cho đến khi tôi để cho Đức Chúa Trời làm việc trong tôi.

Sự tranh chiến làm tôi bị đau bao tử nặng. Tôi chỉ còn lại khoảng 56 ký rưỡi, và các bác sĩ chẩn đoán là tôi bị viêm loét ruột kết. Nó làm cho tôi như là chết đi, trong tư thế ngồi cuốn mình lại như thai nhi trong bụng mẹ trong 6 giờ liền mà không bớt. Không có thứ gì giúp được tôi. Chưa kể là tôi cảm thấy như là mất trí và không biết làm điều gì. Tôi bị chìm sâu và dường như là không có điều gì sẽ thay đổi. Thế mà sau đó, chính Đức Chúa Trời đã chữa lành tôi, và tôi không còn đau nữa trong 17 năm qua.

Chúng ta phải chấm dứt chuyện dán nhãn cho chứng trầm cảm như là một vấn đề không thể vươn tới được đến nỗi chúng ta trở nên càng lúc càng mất hy vọng. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta không chỉ cản trở người ta tìm sự giúp đỡ họ cần, mà chúng ta còn loại đi nhiều người nam và nữ kính yêu Chúa đang chịu đựng những nỗi đau này nhưng họ vẫn đem vinh hiển về cho Chúa. Phao-lô, Chúa Giê-su, Đa-vít, Ha-na và biết bao nhiêu cá nhân khác trong sảnh đường đức tin đều quen thuộc với sự đau đớn, buồn khổ và thử thách dường như không bao giờ chấm dứt. 

Đấng Christ đã làm cho chúng ta thành những người chiếm lĩnh, và chúng ta cũng có sự chiến thắng trên chứng trầm cảm. Xuyên qua những trãi nghiệm và tranh chiến của tôi với những cơn sợ hãi làm tê liệt và trầm cảm, tôi nhận ra một số điểm Kinh Thánh giúp tôi leo lên thoát ra khỏi cơn đổ dốc trầm cảm. 

1. Hãy Đặt Lai Lịch Của Bạn Vào Chỗ Nó Thuộc Về.

Không biết mình là ai hay mục đích của chúng ta là gì dẫn đến sự trầm cảm. Và đặt lai lịch sai chỗ, coi mình là có bệnh tâm thần, sẽ kéo dài nó. Là những Cơ đốc nhân, chúng ta có thể nghe về mình là ai, nhưng điều đó không có nghia là kiến thức là tiền phong của tâm trí của chúng ta và lèo lái những quyết định của chúng ta. 

Lẽ thật là chúng ta phải bám chặt vào điều chúng ta là do bàn tay của Đấng Christ tạo ra làm những việc lành mà Chúa đã sắm sẵn cho chúng ta làm (Ê-phê-sô 2:10, BTTHĐ 2010). Chúng ta là những linh hồn đời đời, và những quyết định của chúng ta có sức nặng đời đời. Đó là một thực tại có tác động quyền năng không ngờ. Chúng ta được định cho tuột xuống đáy của sự trầm cảm nhưng là để làm những điều lớn hơn cả những gì Chúa Giê-xu đã làm trên đất (Giăng 14:12). Hãy nhận ra bạn được Đức Chúa Trời chấp nhận và không có điều gì có thể làm cho Ngài yêu thương bạn nhiều hơn hay ít hơn như Ngài đang yêu thương bạn hiện nay. Tình yêu thương của Ngài được đặt trên chỗ lai lịch của bạn chứ không phải dựa trên những thành quả bạn làm được. Chỗ lai lịch của bạn là con cái của Đức Chúa Trời. Sự sáng tạo của Ngài. Ngài vẫn yêu cả thế giới (mà Ngài sáng tạo).

2. Hãy Đặt Ưu Tiên Của Bạn Vào Chỗ Nó Thuộc Về.

Chúng ta tự hào về “sự bận rộn” như là một huy hiệu danh dự. Nhưng có một điều, tất cả chúng ta không bận rộn như chúng ta đang nghĩ đâu, và thứ hai, thường thì, chúng ta chất vào thời giờ của chúng ta những điều sai. Những điều không thực sự làm nên một sự khác biệt đời đời. Nếu chúng ta đã phải bỏ đi những thời gian trên Netflix và mạng xã hội, hầu hết chúng ta sẽ có nhiều giờ trống trong ngày.

Thời gian là một món quà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để quản trị: Ngài không chỉ muốn chúng ta tiêu đi thời gian nhưng dùng nó để nhân bội lên những ân tứ của chúng ta (Ma-thi-ơ 14:14-30). Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dùng ít thời giờ biếng nhác trên mạng và dùng nhiều thời giờ cầu nguyện để cầu nguyện, phục vụ, và học biết về Chúa?

Châm Ngôn 11:25 hứa rằng, “Ai cho người uống nước, chính mình sẽ được nước uống.” Chúng ta thường nghĩ sự sống là làm mới lại chính mình. Chăm sóc chúng ta. Sau cùng, thế gian bảo chúng ta là nếu chúng ta không tìm được điều tốt nhất cho chính mình thì không ai sẽ tìm ra cho chúng ta. Đó là vấn đề. Chúng ta đặt mình vào chỗ cao nhất thay vì đặt Chúa Giê-xu và những người khác. Điều đó giống như là đứa trẻ ở trường mẫu giáo cắt đường xếp hàng uống nước máy vì nó thuyết phục chính nó rằng nó là đứa khát nước nhất hơn mọi đứa trẻ khác. Và rồi nó đứng ở hàng đầu và tranh chiến dành uống nước.

Nhưng không thể làm theo cách như thế này với Chúa. Ngài đã phán hãy để nước uống cho mọi người khác, và khi chúng ta làm như vậy, Ngài bảo đảm phần nước uống dành cho chúng ta. Hãy cố gắng trong mỗi ngày, phục vụ người khác. Đặt một người nào đó lên trước. Hãy cho họ uống nước và sẽ thấy Đức Chúa Trời tuôn đổ nước giải khát vào linh hồn của chúng ta. Tôi tìm ra điều đó khi tôi phục vụ những người khác thì cơn trầm cảm bắt đầu mất dần đi.

3. Đặt Hy Vọng Của Bạn Vào Chỗ Nó Thuộc Về.

Tôi biết điều đó cho chính tôi, những trận trầm cảm thường bị kích hoạt lên bởi sự ganh ghét, ghen tị và cảm giác chung là mọi người đều nhận được điều họ muốn ngoại trừ tôi. Nó là cái cảm xúc đánh chìm, rằng tôi không đủ. Đã có một ngày kia, trong thời kỳ mới bắt đầu chức vụ hội thánh, tôi phải gập mình dưới bàn giấy như là hình làm do gấp giấy (của người Nhật) để cho không một ai thấy tôi đang khóc. Hội thánh của chúng tôi không phát triển mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức, và tôi cảm nghĩ là mỗi một người đã cố gắng hết sức ngoại trừ tôi. Đây là vấn đề đến từ việc so sánh chúng ta với những người khác và đánh giá quá nhiều vào những kết quả hay tài nguyên đời này: những thứ tạm bợ, thay đổi sẽ làm chúng ta không tránh được sự thất vọng. Và khi mà sự thường xuyên thất vọng trở nên quá nhiều, chúng ta tan rã ngã quỵ. Sự thất vọng không bao giờ biến đi, nó luôn luôn đưa vào sự tuyệt vọng.

1 Giăng 14:18 công bố, “tình yêu thương trọn vẹn thì loại bỏ sự sợ hãi,” Nếu đang tranh chiến với sự sợ hãi, bạn không cần phải kiếm thêm sự can đảm, bạn cần có thêm tình yêu thương. Hay ít nhất là tiếp nhận thêm tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Tình yêu thương của Chúa đến và xua đi sự sợ hãi. Tình yêu thương của Ngài không lịch sự xin sự sợ hãi rời đi hay vui mừng yêu cầu nó bỏ đi khi nó thấy thuận tiện. Không! Tình yêu thương của Chúa loại bỏ nó, đá nó đi, đẩy nó ra khỏi! Sự sợ hãi không thể ở nơi tình yêu thương của Chúa cư ngụ. Bạn có muốn biết sự sợ hãi và trầm cảm đã đánh vỡ vụn cuộc đời của tôi ra sao? Tôi đã bắt đầu không chỉ hát mỗi bài tình ca của Chúa và nhìn đến mỗi một câu Kinh Thánh về tình yêu của Chúa. Trong 25 năm đầu tiên của đời tôi, tôi bị sự sợ hãi chiếm ngự, nhưng linh của sự sợ hãi đó đã bị đánh tan vỡ. Chỉ vì sự hãi đã đến ngưỡng cửa cuộc đời của bạn không có nghĩa là bạn phải nhận nó vào. Đã đến lúc bạn trở lại là người đuổi nó đi. “Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng tinh thần mạnh mẽ, có tình yêu thương và tự chủ.” (1 Ti-mô-thê 1:7).

Chúng ta phải đặt hy vọng trong Chúa và Lời của Ngài là lời không bao giờ thay đổi hay thất bại. Hy vọng của chúng ta không phải trong đời này nhưng trong sự đời đời, vào một Đấng Cứu Thế toàn vẹn chẳng lìa, chẳng bỏ chúng ta (Hê-bơ-rơ 13:5b).

Trầm cảm không phải là chuyện đùa. Nó không phải là điều chúng ta bỏ qua, xem nhẹ hay bi thảm hóa. Nhưng thật quan trọng để nhớ rằng nó không ở đó đời đời. Sự sợ hãi và trầm cảm không phải là một bản án chung thân. Đức Chúa Trời thấy chúng ta trong cơn tuột dốc trầm cảm, và Ngài chăm sóc. Ngài muốn nâng chúng ta lên, nhưng chúng ta phải để cho Ngài nâng. Hãy đặt lai lịch, những ưu tiên và lòng tin cậy trong Đức Chúa Trời là đấng đã cứu khỏi sự trầm cảm là bí quyết để chiếm lấy.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan