[bs-quote quote=”Tại Hội Thánh Antiốt có các tiên tri và giáo sư; tức là Banaba, Simôn biệt danh là Nigiê, Luxiút người Lybi, Manaên, em nuôi của vua Hêrốt và Saulơ.
Họ đương THỜ PHƯỢNG CHÚA và KIÊNG ĂN, Đức Thánh Linh bảo: “Các con hãy dành riêng Banaba và Saulơ cho Ta để họ làm công tác Ta đã ủy nhiệm”.
Sau khi kiêng ăn và cầu nguyện, họ đặt tay trên hai người và phái đi.
Vậy Đức Thánh Linh sai đi, hai ông xuống Sêlơxi, đáp tàu qua đảo Síp” style=”style-10″ align=”center” author_name=”Công Vụ 13:1-4″][/bs-quote]
Tôi muốn bạn để ý lời nói trong câu hai mà chúng ta nhấn mạnh khi chúng ta đọc, “Khi họ cầu nguyện, thờ phượng Chúa và kiêng ăn…” (Công Vụ 13:2).
Chúng ta đang nói về các loại cầu nguyện khác nhau. Rất thường chỉ một loại cầu nguyện mà chúng ta quen thuộc đó là loại cầu nguyện cầu nài xin, hay cầu nguyện cho chúng ta thay đổi điều gì đó. Chúng ta cũng gọi lời cầu nguyện đức tin. Hầu như chúng ta luôn luôn xin Chúa làm một điều gì cho chúng ta, dĩ nhiên, lời cầu nguyện nài xin và nhận để nhu cầu chúng ta được thỏa mãn là điều thuộc Kinh Thánh.
Nhưng trong mạch văn của chúng ta ở Công Vụ 13:1-4, người ta không nài xin Chúa làm điều gì. Nhưng ở trong Kinh Thánh nói rằng họ phụng sự Chúa và kiêng ăn. Phụng sự Chúa là lời cầu nguyện ngợi khen và thờ phượng.
Khi chúng ta đến với nhau như là một Hội Thánh địa phương, chúng ta thường giúp đỡ cho một người khác, như phần lớn những buổi nhóm của chúng ta được hoạch định theo cách đó. Chúng ta hát, và nhiều khi rất ít bài hát mà chúng ta hát thật sự là phụng sự Chúa; chúng ta thường giúp đỡ chúng ta. Chúng ta có những bài hát “đặc biệt”, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn không giúp đỡ Chúa, chúng ta vẫn đang giúp đỡ cho một người khác.
Khi cầu nguyện trong Hội Thánh, lời cầu nguyện của chúng ta chủ yếu là xin Chúa. Chúng ta xin Chúa vận hành giữa vòng chúng ta và để bày tỏ chính Ngài giữa vòng chúng ta. Kế đó khi những bài hát kết thúc và diễn giả rao giảng, người đó không phục vụ Chúa, người đó đang giúp đỡ Hội chúng.
Chúa giúp đỡ chúng ta là Hội chúng qua vị diễn giả, bày tỏ chính Ngài giữa vòng chúng ta. Rồi thì khi buổi nhóm kết thúc, nếu chúng ta có thì giờ chờ đợi Chúa trong sự cầu nguyện, thì vẫn là lời cầu nguyện nài xin. Chúng ta đến với Hội Thánh, không phải là để phụng sự Chúa, nhưng để cầu nguyện và tìm kiếm Chúa vì cớ chúng ta, cầu nguyện để những nhu cầu nào đó thỏa mãn, và rồi chúng ta giúp đỡ những nhu cầu lẫn nhau.
Và thường trong buổi nhóm Hội Thánh, người ta tiến lên phía trước để cầu nguyện. Họ muốn một điều gì đó nơi Chúa, nhưng họ không luôn luôn biết chắc những điều mà họ cần. Chúng ta nên hỏi những người tiến lên phía trước cầu nguyện họ tiến lên để làm gì?
Nhiều lần, tôi đã thấy những người đáp ứng lại sự kêu gọi dâng mình, những người khác nhóm lại xung quanh để cầu nguyện với họ và bắt đầu cầu nguyện. Nói theo quan điểm thiên nhiên, họ bắt đầu bắn phá thiên đàng vì cớ họ. Tôi đã đến và hỏi một số người trong họ rằng họ tiến lên phía trước để làm gì, họ nói, “À! Tôi không biết nữa.”
Làm sao những người khác hiểu rằng cầu nguyện điều gì nếu chính người đó không biết rằng họ tiến lên phía trước để làm gì? Tôi không hiểu điều đó, còn bạn thì sao? Khi cầu nguyện cho những người đáp ứng sự kêu gọi dâng mình nên xác định xem họ tiến lên hoặc là để được cứu, hoặc được đầy dẫy Thánh Linh, hay để nhận một số phước hạnh đặc biệt nào khác. Sau đó chúng ta sẽ biết làm thế nào để hướng dẫn họ phù hợp với Lời Chúa, và chúng ta có thể cầu nguyện với những người này trong đức tin.
Tiến lên Hội Thánh tìm kiếm Chúa vì cớ chúng ta và để giúp đỡ nhu cầu người khác thì không phải là sai. Nhưng hầu hết loại cầu nguyện đó là loại cầu nguyện nài xin – chứ không phải là cầu nguyện thờ phượng hay phụng sự Chúa. Cá nhân tôi quan sát phần lớn lời cầu nguyện chúng ta là loại cầu nguyện nài xin hơn bất cứ loại nào khác. Dường như chúng ta đã rời bỏ (nếu chúng ta thực sự ở đó để bắt đầu với) lời cầu nguyện thờ phượng.
Phụng Sự Chúa
Ở Công Vụ 13, chúng ta thấy Hội Thánh đầu tiên thờ phượng Chúa bằng sự cầu nguyện thờ phượng. Và để ý không chỉ là một cuộc đối thoại một chiều liên hệ trong câu chuyện này ở Công Vụ 13, nhưng Kinh Thánh nói, “Khi họ phụng sự Chúa, và kiêng ăn, Đức Thánh Linh PHÁN…” (Công Vụ 13:2).
Đây là lời cầu nguyện thờ phượng. Bạn thấy không, Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người để Ngài có một ai đó tương giao. Sự thật là Đức Chúa Trời quan tâm về chúng ta và quan tâm đến chúng ta Ngài muốn nhu cầu chúng ta được thỏa mãn, vì Ngài nói trong lời của Ngài hãy cầu xin những điều chúng ta cần (Giăng 16:23, 24). Jêsus cũng phán rằng Cha Thiên Thượng của chúng ta cũng biết điều chúng ta cần. Nhưng Ngài phán rằng chúng ta hãy cầu xin (Mathiơ 6:5-8; Giăng 16:23, 24).
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta cầu nguyện giống như một đứa bé mà tôi biết. “Chúa ơi, tên của con là Chimi, và con muốn tất cả những gì Ngài dành cho Chimi.” Khi đến với sự cầu nguyện, dường như chỉ có một loại cầu nguyện duy nhất mà chúng ta biết bất cứ cái gì về nó. Thỉnh thoảng tôi tự hỏi có lẽ Chúa không mệt mỏi về điều đó chăng?. Nếu tất cả những điều chúng ta làm, là chỉ để xin Chúa, “Xin cho con ….” Chúng ta cần tra xét tấm lòng của mình để thì giờ hợp tác trong đời sống cầu nguyện riêng, chúng ta chờ đợi Chúa và phụng sự Ngài.
Chúng ta chờ đợi Chúa và phụng sự Ngài, thì chúng ta không cầu xin Ngài bất cứ điều gì, chúng ta không nài xin Ngài bất cứ điều gì; chúng ta đang phụng sự Chúa. Như tôi đã nói, loại cầu nguyện này không chỉ là một phiếu thực hành của cá nhân, nhưng chúng ta cần làm loại cầu nguyện này trong buổi nhóm, trong thân thể Hội Thánh địa phương. Thờ phượng cũng liên hệ nhiều người hơn. Và trong Kinh Thánh chúng ta nói, “Khi HỌ phụng sự Chúa …” (Công Vụ 13:2)
Tôi cũng muốn bạn để ý sự kiện là chính bầu không khí ngợi khen và thờ phượng này mà Đức Chúa Trời có thể làm nhiều điều hơn cho chúng ta. Ngài sẵn sàng vận hành một cách mạnh mẽ giữa vòng chúng ta. Để ý ở Công Vụ 13 khi họ phụng sự Chúa và họ kiêng ăn, Đức Thánh Linh phán một điều gì đó cho họ. Đức Thánh Linh bày tỏ chính Ngài.
Như tôi đã nói, Đức Chúa Trời tạo dựng con người vì cớ mục đích của chính Ngài, vậy Ngài muốn có ai đó để tương giao. Ngài là Cha chúng ta, và chúng ta được Ngài sinh thành (1 Phiero 1:23). Tôi chắc chắn về điều này, không có một cha mẹ nào trên đất mà vui hưởng mối tương giao với con của mình hơn là Đức Chúa Trời muốn vui hưởng mối tương giao với con trai con gái của Ngài. Tôi chắc chắn là Đức Chúa Trời muốn phán với Cơ Đốc Nhân nhiều hơn, như Ngài đã làm điều đó cho Saulơ và Banaba ở Công Vụ 13, nếu Cơ Đốc Nhân để thì giờ phụng sự Chúa.
Tôi nhớ có một buổi nhóm đặc biệt mà chúng tôi tổ chức. Buổi nhóm đó đã kéo dài sáu tuần, sau đó tôi nói với Hội chúng, “Chúng ta sẽ có kiểu nhóm khác. Trong hai tuần cuối, mỗi tuần ba đêm, tôi muốn chúng ta hãy đến buổi nhóm để phụng sự Chúa. Tôi chỉ đọc một ít Lời Chúa và giải thích ngắn, nhưng tôi sẽ không giảng dạy nhiều. Chúng ta cũng không đến để kêu nài Chúa làm gì cả, nhưng chúng ta sẽ chờ đợi Chúa và phụng sự Ngài.”
Tôi cũng bảo Hội chúng, “Tôi không muốn chúng ta đến và chờ đợi Chúa trong sự thờ phượng mười phút hay hơn. Tôi muốn chúng ta hãy đến với ý tưởng trong tâm trí rằng chúng ta sẽ vô rồi cầu nguyện liền, chúng ta sẽ chờ đợi ít nhất là một tiếng đồng hồ, và có lẽ lâu hơn, phụng sự Chúa. Chúng ta chỉ đến để nói với Ngài rằng chúng ta yêu mến Ngài làm sao và ngợi khen cảm tạ Ngài về sự tốt lành và thương xót của Chúa. Đó là những gì chúng ta phụng sự Chúa.”
Tôi nói với Hội chúng. “Nếu bạn không muốn làm điều đó,” xin mời đừng đến trong buổi nhóm này. Chỉ ở nhà, bởi vì nếu bạn đến, bạn chỉ ngăn trở những người còn lại. Bạn không phải là nguồn phước cho những người còn lại trong chúng tôi trừ khi bạn chuẩn bị chờ đợi Chúa và thờ phượng Ngài.”
Tôi có thể báo cáo cho bạn rằng số người đó không bỏ buổi nhóm này. Họ đến ngợi khen Chúa, và tôi khám phá ra rằng họ muốn chờ đợi Chúa. Đó là một bầu không khí mà Đức Chúa Trời đã giúp đỡ chúng tôi trong những cách phi thường. Mặc dù điều đó cách đây vài năm, nhưng vẫn là những điều xảy ra ngày hôm nay trong chức vụ của tôi như là kết quả của những điều Chúa đã chỉ ra cho tôi trong suốt những thì giờ chờ đợi Chúa và giúp đỡ Ngài.
Biến cố ấy thuyết phục tôi về một điều: Chúng ta đã đánh mất nhiều điều trong chức vụ hầu việc Chúa của chúng ta, bởi vì chúng ta không đủ thì giờ để bước vào một thái độ thờ phượng đúng đắn để có thể phụng sự Chúa.
Tôi nghe có một vị phụ tá của Hội Thánh Ngũ Tuần nói rằng sự kiện này cũng đã xảy ra cho chính đời sống của ông khi ông còn là một người hầu việc Chúa trẻ tuổi. Tôi tin ông bắt đầu giảng khi ông ta khoảng mười bốn tuổi. Sau này, ông ta tổ chức một buổi nhóm phấn hưng tại một Hội Thánh khi Mục Sư chủ tọa đi vắng.
Kể về câu chuyện này, vị phụ tá này nói rằng có người ở trong Hội Thánh đã gọi đến tư thất của Mục Sư nửa đêm và xin giúp đỡ. Khi họ khám phá ra rằng vị Mục Sư đã đi khỏi và nhờ bà Mục Sư đến giúp một đứa bé trai đang co giật.
Vậy vợ của vị Mục Sư này đánh thức người thanh niên trẻ này, vì nhà truyền giáo trẻ này đang ở trong tư thất Mục Sư cùng với gia đình bà, vì vậy, ông đi cùng họ để cầu nguyện cho đứa bé này.
Người phụ tá này nói, “Dĩ nhiên tôi rất non trẻ trong những điều thuộc linh nhưng tôi vẫn đi theo. Nhưng khi chúng tôi đến, chúng tôi rủa sả ma quỷ, chúng tôi cầu nguyện lớn tiếng, chúng tôi làm hết tất cả những động tác của những người Ngũ Tuần, Phúc Âm Trọn Vẹn làm. Chúng tôi tiếp tục cách này khoảng 30-45 phút, nhưng rồi cậu bé đó tiếp tục co giật.”
Ông tiếp tục, “Tôi đã làm mọi sự tôi biết, tôi đã làm mọi sự tôi đã thấy người khác làm, nhưng không có điều gì xảy ra. Và khi tôi yên lặng, thì dường như nhóm người cầu nguyện đó (và hình như nhiều người cũng đến cầu nguyện nữa) cũng đã mệt mỏi.”
Vị trợ lý, “Tôi sẽ không bao giờ quên những gì vợ của vị Mục Sư này đã làm.” Bà ta đã yên lặng chặp lâu rồi thì bà ta nói. “Ngợi khen Chúa, ngợi khen Chúa, cảm ơn Jêsus, Halêlugia ngợi khen Chúa.” Ngợi khen và thờ phượng Chúa đã tuôn ra từ bên trong bà ta. Bà ta chắc lẽ đã ngợi khen Chúa khoảng mười phút.
Cuối cùng, từng người một, tất cả chúng tôi nhấc đứa bé đó lên cho đến khi chúng tôi đều ngợi khen Chúa. Và giữa cái bầu không khí đó, thì chứng co giật đã ngừng và đứa bé ngủ yên.
Một lát sau, chúng tôi ngừng ngợi khen Chúa và bắt đầu bàn luận với nhau. Trong lúc mà chúng tôi nói chuyện, thì đứa bé đó thức dậy và chứng co giật bắt đầu trở lại. Hết thảy chúng tôi sợ hãi và cầu nguyện trở lại rủa sả ma quỷ. Chúng tôi xức dầu trên đứa bé và đặt tay trên nó. Khi chúng tôi làm đủ mọi cách thông thường nhưng dường như không có điều gì xảy ra.
Sau khi chúng tôi ngồi xuống, vợ của vị Mục Sư này bắt đầu ngợi khen Chúa và phụng sự Chúa và nói với Ngài rằng bà ta yêu mến Ngài. Hết thảy chúng tôi đều hiệp ý với nhau sau một lát thì cơn co giật của đứa bé ngừng lại và nó bắt đầu ngủ và nó được chữa lành hoàn toàn. Đứa bé không còn bị chứng co giật nữa. Lời cầu nguyện ngợi khen và thờ phượng hữu hiệu cho người khác trong khi không có một cách nào hữu hiệu.
Chúa đã không để chúng ta tuyệt vọng ở bất cứ hoàn cảnh nào! Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Lời của Ngài và phương tiện qua sự cầu nguyện để qua đó mọi nhu cầu của chúng ta được thỏa mãn.
Để ý trong mạch văn của chúng ta: “Họ đang thờ phượng Chúa và kiêng ăn, Đức Thánh Linh bảo …” (Công Vụ 13:2). Nói cách khác, chúng ta diễn tả câu này theo cách này: “Khi họ phụng sự Chúa thì Đức Thánh Linh bày tỏ chính Ngài.” Đó là những gì xảy ra trong trường hợp của đứa bé nhỏ này bị chứng co giật. Khi họ phụng sự Chúa, sự hiện diện các ân tứ và sự chữa lành mà họ cần và ước ao đối với đứa bé đã xảy ra. Ngợi khen Chúa.
Phụng Sự Chúa Đem Đến Sự Giải Cứu
Tôi tin rằng có một mối liên hệ gần gũi giữa việc phụng sự Chúa và nhận lãnh sự giải cứu khỏi những sự thử thách và hoạn nạn chúng ta thấy. Chúng ta có Kinh Thánh để hỗ trợ cho điều này.
“Đoàn dân cũng hùa nhau nổi lên chống nghịch các sứ đồ. Các thẩm phán ra lệnh xé áo và đánh đòn hai ông. Sau khi đánh đòn các thẩm phán cho tống giam các sứ đồ và truyền cho giám ngục canh giữ cẩn thận. Được lệnh, giám ngục giam hai ông vào ngục kín và cùm chân lại.” – Công Vụ 16:22-24
Ở Công Vụ 16, chúng ta có câu chuyện Phao Lô và Sila ở trong tù tại Philip.
Chúng ta đọc ở đây về cách Phao Lô và Sila bị bắt, bị đánh đập và bị ném vào tù. Người giám ngục được bảo phải canh giữ họ một cách an toàn. Câu 24 nói, “Được lệnh, giám ngục giam hai ông vào ngục kín và cùm chân lại.” Để ý những gì Phao Lô và Sila đã làm đang giữa lúc chịu khổ của họ.
“Khoảng nửa đêm, Phao Lô và Sila đang CẦU NGUYỆN và HÁT CA NGỢI ĐỨC CHÚA TRỜI …” Công Vụ 16:25
Bây giờ để ý Phao Lô và Sila không hát ngợi khen với nhau; họ hát ngợi khen với Chúa.
Cũng để ý rằng trong câu chuyện các tiên tri và giáo sư ở Antiốt Công Vụ 13, cũng như câu chuyện Saulơ và Sila ở trong Công Vụ 16, chúng ta thấy rằng các tín hữu hợp với nhau trong lời cầu nguyện hiệp một để phụng sự Chúa. Ở Công Vụ 13:2 Kinh Thánh nói, “Khi HỌ đang thờ phượng Chúa …” Điều đó có nghĩa là hết thảy trong họ cùng nhau phụng sự Chúa.
Ở Công Vụ 16 chỉ có hai người liên hệ câu 25 nói, “…Phao Lô và Sila cầu nguyện và hát ca ngợi Đức Chúa Trời…” Lời cầu nguyện và ngợi khen của Phao Lô và Sila dâng lên Chúa cũng là một ví dụ về lời cầu nguyện hiệp một. Chúng ta sẽ bàn tới ở chương tới cách thể nào quyền năng của Đức Chúa Trời được biểu hiện trong lời cầu nguyện hiệp một.
Phao Lô và Sila không thể hát một số bài hát ngợi khen mà dùng trong buổi nhóm Hội Thánh ngày nay, bởi vì một số bài hát Cơ Đốc ngày nay không ngợi khen hay tôn vinh Chúa. Nhiều khi những bài hát mà chúng ta hát là than phiền hơn là ngợi khen. Nhiều bài hát tỏ vẻ một thái độ rất thảm thương. Một số bài hát nói cho chúng ta biết chúng ta đang lưu lại trong cuộc đời một cách cơ cực và lầm than, bước đi trong những trũng tối tăm của cuộc đời.
Để ý những loại bài ca này hầu như luôn luôn nói về chúng ta – chúng ta sẽ làm gì và những khó khăn mà chúng ta gặp phải trên đất này. Ngay cả chúng ta hát về thiên đàng, chúng ta cũng hát về thiên đàng tốt biết bao khi chúng ta đi đến đó. Điều đó cũng không dâng lời ngợi khen cho Chúa về sự tốt lành của Ngài đối với chúng ta ngay ở trên đất này. Nhưng Công Vụ 16:25 nói rằng Phao Lô và Sila hát ngợi khen cho Chúa, Halêlugia.
Câu 25 nói rằng lúc nửa đêm Phao Lô và Sila cầu nguyện và ngợi khen Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng câu này nói nghĩa đen cách thật sự về nửa đêm, giờ nửa đêm. Nhưng tôi cũng tin rằng có một điều gì khác ở đây mà có ý nghĩa.
Giờ nửa đêm cũng có thể nói giờ nửa đêm trong cuộc đời chúng ta. “Nửa đêm” cũng là hình bóng về những lúc dường như tối tăm hay thử thách hoạn nạn trong cuộc đời chúng ta. Nhưng, tạ ơn Chúa, chúng ta có một nguồn quyền năng sẵn để chúng ta chống lại sự tấn công kinh khiếp của kẻ thù. Chúng ta có lời của Đức Chúa Trời, và chúng ta có thể cầu nguyện. Nhiều khi chỉ cầu nguyện không thì chưa đủ. Để ý rằng sau khi Phao Lô và Sila cầu nguyện, họ hát ngợi khen Chúa (Công Vụ 16:25)
Bất cứ ai có thể cầu nguyện khi người đó thấy mình đang ở trong rắc rối. Nhưng cần một người đức tin để hát ngợi khen trong những giờ nửa đêm của cuộc đời. Lưng của Phao Lô và Sila rướm máu và chân của họ bị xiềng lại. Chính lúc nửa đêm này, cũng là những giờ nửa đêm trong sự thách thức và hoạn nạn. Chính là một hoàn cảnh dường như tuyệt vọng và đen tối.
Khi Phao Lô và Sila hát ngợi khen Chúa, lưng của họ vẫn còn ở trong tình trạng như trước đó – rướm máu và đau đớn. Chân của họ vẫn còn bị xiềng xích. Họ vẫn còn ở trong ngục tối. Họ vẫn còn ở giữa đêm tối. Tình huống dường như là rất xấu và không có gì thay đổi. Họ không có bày tỏ cần một sự giúp đỡ hoặc một sự giải cứu nào hết cả khi họ cần bắt đầu hát ngợi khen Chúa.
Tôi tiên quyết rằng nếu phần lớn Cơ Đốc Nhân chấm dứt không tiếp tục cầu nguyện lập đi lập lại về cùng một điều và bắt đầu ngợi khen Chúa, thì chẳng mấy chốc sự đáp lời của Chúa sẽ đến. Chẳng mấy chốc lời ngợi khen Đức Chúa Trời sẽ xua đi “những giờ tối tăm” của họ, tức là những thử thách hoạn nạn mà họ đang đối diện.
Nửa đêm Phao Lô và Sila cầu nguyện và hát ngợi khen Chúa. Cầu nguyện và thờ phượng sẽ khiến công việc được thành. Để ý Phao Lô và Sila không cầu nguyện rồi thì than vãn kêu ca rên rỉ về hoàn cảnh của họ.
Nếu bạn than phiền về hoàn cảnh của mình, thì bạn sẽ không nhận bất cứ điều gì từ nơi Chúa hay nhận kết quả trong sự cầu nguyện. Bạn chỉ phí thì giờ thôi! Bạn có thể ghi nhớ điều đó ngay bây giờ! Chính sự cầu nguyện và tin cậy Chúa và Lời Đức Chúa Trời sẽ khiến công việc được thành, chứ không phải là sự than vãn kêu ca. Sự than vãn và kêu ca là kết quả của sự nghi ngờ và vô tín. Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện đức tin.
“Còn chúng ta đã tin nhận nên được vào sự an nghỉ, đúng như Ngài đã phán: “Ta đã thề trong cơn thịnh nộ: chúng sẽ chẳng được vào được sự an nghỉ Ta.” Dù công việc của Ngài đã hoàn tất từ khi sáng tạo vũ trụ.” – Hê-bơ-rơ 4:3
Khi bạn cầu nguyện và thật sự tin cậy, bạn bước vào sự an nghỉ thì bạn có thể ngợi khen Chúa. Điều đó không nói rằng khi bạn cầu nguyện và tin thì bạn phải bước vào tình trạng bối rối. Kinh Thánh cũng không nói rằng khi bạn cầu nguyện và tin, thì bạn sẽ bước vào tình trạng lo lắng, bực bội, bối rối, và bất an. Nhưng Kinh Thánh nói khi bạn tin cậy Đức Chúa Trời, thì bạn bước vào sự an nghỉ. Lời cầu nguyện tin cậy là lời cầu nguyện Đức Chúa Trời nghe và đáp lời.
“Bất cứ điều gì các con xin trong khi cầu nguyện với đức tin, thì sẽ nhận được.” – Ma-thi-ơ 21:22
Ở Công Vụ 16:25, chúng ta biết rằng Phao Lô và Sila đang tin cậy Chúa – họ ở trong đức tin. Tôi biết họ tin bởi trong Kinh Thánh nói những ai tin theo Đức Chúa Trời thì sẽ được an nghỉ. Phao Lô và Sila hát ngợi khen Chúa bởi vì họ ở trong đức tin.
Thật là một điều lạ lùng người ta đã cầu nguyện về nhiều thứ nhưng thay vì tin cậy, họ đã rơi vào một loạt những lo lắng và nghi ngờ. Hơn nữa, nhiều người muốn quy nan đề của họ cho một ai khác khi nhiều thứ không thực hiện như họ muốn. Họ tiếp tục nói về sự nghi ngờ và vô tín, cứ than vãn và lằm bằm. Nếu họ làm điều đó, lời cầu nguyện của họ sẽ không hữu hiệu. Phao Lô và Sila cầu nguyện và hát ngợi khen cho Chúa. Đó là đức tin được thể hiện trong hành động.
Nhưng để ý một điều khác. Công Vụ 16:25 nói, “…[họ] đã cầu nguyện và hát ca ngợi Đức Chúa Trời “ và CÁC TÙ NHÂN ĐỀU LẮNG NGHE.” Phao Lô và Sila không yên lặng để ngợi khen Chúa phải không? Nếu họ không hát lớn tiếng thì các tù ngục đâu có nghe họ. Nói cách khác, Phao Lô và Sila không cầu nguyện yên lặng.
Một số người nói rằng họ muốn cầu nguyện yên lặng vì Chúa biết rằng họ có bài ca trong tấm lòng. Nhưng nếu thật sự có một bài hát trong tấm lòng thì sẽ tuôn ra môi miệng. Kinh Thánh nói rằng bởi vì lòng dư dật thì miệng nói ra (Mathiơ 12:34). Nếu có một bài ca trong tấm lòng của bạn, thì nó sẽ tuôn ra.
Phao Lô và Sila là những người khác thường – những người đức tin – bởi vì có ai ở đời này mà lại ngợi khen và thờ phượng Chúa giống như họ trong những giờ nửa đêm? Một số người có thể nói, “Tôi sẽ ngợi khen.”
Vâng, tôi không biết bạn có làm như vậy không. Nếu bạn không ngợi khen Chúa ngay tại nơi bạn sống, thì có lẽ bạn sẽ không ngợi khen Chúa nhiều trong những giờ nửa đêm khi mà hoàn cảnh dường như rất tệ hại. Nếu bạn không ngợi khen Chúa tại nơi bạn ở ngay bây giờ, làm sao bạn nghĩ là bạn có thể ngợi khen Chúa trong những tù ngục mà lưng thì bị rướm máu.
Ở Công Vụ 16:25, Kinh Thánh không nói rằng những gì Phao Lô và Sila cầu nguyện. Tôi không biết là họ cầu nguyện cho sự giải cứu hay không. Nhưng tôi hầu như là không tin vậy. Tôi tin rằng họ chỉ ngợi khen, chỉ cầu nguyện và cảm tạ Chúa vì họ được vinh dự chịu khổ vì Danh của Ngài.
Tôi nói rằng bởi vì có một ý nghĩa giữa cầu nguyện và ngợi khen trong câu này. Kinh Thánh nói Phao Lô và Sila “…cầu nguyện VÀ hát ngợi khen Đức Chúa Trời…” (Công Vụ 16:25). “Và” là một từ nối; nó nối sự cầu nguyện và sự ngợi khen.
Chúng ta hãy đọc câu này trong Amplified Bible.
“Khoảng nửa đêm khi Phao Lô và Sila đang cầu nguyện và hát thì ca ngợi Chúa…” – Công Vụ 16:25 (Ampllfied)
Tôi thích câu đó, còn bạn thì sao? Phao Lô và Sila hát những thi ca ngợi khen! Đó là loại thi ca mà họ đang hát – những thi ca những bài hát ngợi khen cho Chúa tôi tin những gì Kinh Thánh nói – trong lời cầu nguyện của họ. Phao Lô và Sila hát ngợi khen và cảm tạ Chúa. Và khi họ đã làm, không chỉ cùng một Đấng nghe, nhưng Đức Chúa Trời nghe, và họ được giải cứu!
“Bỗng có cơn động đất lớn đến nỗi nền nhà ngục rung chuyển. Ngay lúc ấy, tất cả các cửa đều mở tung, xiềng xích tù nhân đều tháo rời. ” – Công Vụ 16:26
Như tôi đã nói, tôi không biết Phao-lô và Sila có cầu nguyện cho sự giải cứu hay không. Nhưng một điều tôi biết và theo như câu Kinh Thánh này, sự giải cứu không đến trong khi họ cầu nguyện. Sự giải cứu đến trong lúc họ ngợi khen! Việc Kinh Thánh nói, “…Phao-lô và Sila cầu nguyện, VÀ hát ngợi khen cho Chúa…bỗng có cơn động đất lớn…”(Công Vụ 16:25-26)
Khỏi phải thắc mắc một số lời cầu nguyện của một số người không làm rúng động điều gì. Lời cầu nguyện của họ thậm chí cũng không đem họ đến đức tin – để tin cậy Chúa. Nhưng có một điều xảy ra khi Phao-lô và Sila cầu nguyện và ngợi khen Chúa.
Nếu Phao-lô và Sila cầu nguyện giống như hầu hết những người trong hoàn cảnh tương tự, thì họ chắc có lẽ là than phiền, lằm bằm, những câu Kinh Thánh này có lẽ sẽ đọc như thế này:
Lúc nửa đêm Phao-lô và Sila than vãn, lằm bằm.
Sila nói Phao-lô, “Phao-lô ơi.”
Phao-lô nói, “Ồ, Sila?”
Sila hỏi, “Anh còn ở đó không?”
Phao-lô nói, “Tôi còn ai chứ nữa.”
Sila nói, “Tôi sẽ nói cho anh, cái lưng của tôi đã làm cho tôi đau quá. Tôi không hiểu Phao-lô ơi, tại sao Chúa đặt điều này trên chúng ta. Tôi không hiểu tại sao Chúa lại để điều này xảy ra cho chúng ta. Ngài biết rằng chúng ta đã cố gắng hết sức để hầu việc Ngài!
Nhưng loạt cầu nguyện đó chắc có lẽ đã đem họ tiến thêm vào nan đề, thay vì đem họ ra khỏi nan đề. Nếu họ đã giống như nhiều Cơ Đốc Nhân, thì Sila chắc có lẽ sẽ nói, “Phao-lô ơi, tôi nói cho anh rằng tôi sẽ không bao giờ bị bỏ vào tù khi tôi hầu việc ma quỷ.”
Tôi biết những gì tôi đang nói! Tôi đã làm Mục Sư hầu như mười hai năm, và tôi đã nghe những tín hữu Hội Thánh đã nói với tôi khi họ bị thử thách hoạn nạn, “Tôi sẽ không bao giờ có sự thử thách này khi tôi phục vụ ma quỷ!”
Làm sao bạn giúp đỡ những người giống như thế? Vâng, bạn chỉ mỉm cười và nói, “Đức Chúa Trời tha thứ cho bạn về lời nói đó nếu bạn ăn năn.” Nhưng tôi tin rằng chúng ta có thể học một điều gì đó nơi Phao-lô và Sila ở Công Vụ 16 nếu chúng ta để ý.
Nói cho cùng, Phao-lô và Sila gặp rắc rối? Lưng của họ rướm máu, và tôi chắc rằng họ đang đau đớn. Họ ở trong tù ngục và chân của họ bị xiềng xích. Họ bị ném vào ngục tối, đó là bức tranh tối tăm. Nhưng một lần có một người nói, Phaolô và Sila ở trong tù ngục, nhưng họ không để tù ở trong họ.
Tôi tin rằng đó là lý do nhiều người đã thất bại; họ để hoàn cảnh chiến thắng họ thay vì họ chiến thắng hoàn cảnh. Cuối cùng, thử thách hoạn nạn trong đời sống đã đến với mọi người. Có một số hoạn nạn khác thường đối với chúng ta là những người đang sống ở thế gian này.
Căn bản mà nói, thử thách và hoạn nạn mà chúng ta đối diện đều giống nhau. Nhưng thái độ mà chúng ta có trong suốt những lúc hoạn nạn thử thách thì sẽ khiến nhiều điều khác nhau. Cách mà chúng ta nhìn nhận hoàn cảnh sẽ khiến thế giới này hoàn toàn khác nhau khi chúng ta ra khỏi hoạn nạn và thử thách, hoặc là chúng ta có thể bước ra khỏi đó hay không.
Tôi tin rằng có một Lẽ Thật thật sự ở đoạn Kinh Thánh Công Vụ 16, cũng như ánh sáng và sự chỉ dẫn giúp đỡ chúng ta trong giờ nữa đêm – trong giờ thử thách và hoạn nạn. Chúng ta cũng có thể làm như Phao-lô và Sila “trong giờ nửa đêm” của cuộc đời chúng ta, khi bão tố cuộc đời sẽ đến, chúng ta không hiểu tại sao những điều này đã xảy ra khi chúng ta cố gắng hết sức để làm.
Sống Trong Ý Muốn Đức Chúa Trời Không Bảo Đảm Là Hoàn Cảnh Sẽ Thuận Lợi
Hãy nhớ rằng, Phao-lô và Sila không ở tại Philíp để nghỉ mát. Họ ở đó để làm công việc của Chúa. Họ không ra khỏi ý muốn Đức Chúa Trời. Đôi lúc khi nhiều điều không xảy ra đúng như nhiều người nghĩ, Vâng, tôi đã ra khỏi ý Chúa.
Tôi đã nghe người ta nói với tôi rằng, “Ồ, thật là một tội lỗi kinh khiếp mà tôi đã phạm để khiến Đức Chúa Trời đặt điều này trên tôi?”
Tôi nói với họ rằng Đức Chúa Trời không sai thử thách và hoạn nạn mà họ đang đối diện; ma quỷ sai đến. “Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt…”(Giăng 10:10). Kinh Thánh không nói Đức Chúa Trời đánh đập Phao-lô và Sila. Chính là những người không tin kính đã làm điều đó. Đức Chúa Trời không dấy lên những con người không tin kính này. Chính là ma quỷ đã dấy họ lên. Một số người nói, “Vâng, Đức Chúa Trời cho phép tôi đã phạm một tội đáng kinh khiếp để khiến Đức Chúa Trời cho phép điều này xảy ra cho tôi.”
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ quyết định xem bạn có ở trong ý muốn Chúa hay là không thì mọi sự đều sẽ chạy êm xuôi trong cuộc đời của bạn, thì bạn sẽ phạm lỗi lầm. Cuộc đời thoải mái, không có khó khăn để chịu đựng và không có sự hy sinh, thì sẽ không cho người đó biết rằng người đó có ở trong ý muốn của Chúa hay không. Nếu như vậy, thì Phao-lô sẽ không bao giờ ở trong ý muốn của Chúa trong toàn bộ chức vụ của ông! Ông đã đánh mất từ đầu cho đến cuối. Không, bạn không thể phán xét việc ở trong ý muốn của Chúa bằng cách là bạn có gặp thử thách hay hoạn nạn hay những ngăn trở trong cuộc đời hay không.
Tôi đã ở trong công trường truyền giáo trong nhiều năm, đôi lúc tôi đã buồn cười cho các Mục Sư. Tôi đã nghe họ nói với tôi rằng, “Tôi sẽ nói thêm cho anh một điều! Nếu tôi có thể làm cho những người tham gia trường Chủ nhật đạt đến mức cao nhất, thì tôi sẽ rời Hội Thánh!” Một số Mục Sư đã bực mình bởi vì trường Chủ nhật giảm sút và nhiều điều đã xảy ra không đúng đắn. Vâng, bạn không thể phán xét rằng bạn có ở trong ý muốn của Đức Chúa Trời hay không bởi vì trường Chủ nhật không đúng như là điều bạn nghĩ. Đó là loại suy nghĩ buồn cười nếu không nói đó là buồn rầu.
Tôi cũng nghe những Mục Sư khác nói với tôi rằng, “Nếu tôi có thể làm cho tài chánh của Hội Thánh này tới mức lúc mà tôi đến đây, thì tôi sẽ từ chức và bỏ đi.” Họ cảm thấy rằng bởi vì tài chánh đã giảm sút nên chỉ ra rằng họ không ở trong ý muốn của Chúa.
Nếu một Hội Thánh được hình thành bởi đời sống nhiều cá nhân, và những cá nhân đó có thể đi qua những khía cạnh trong đời sống của họ và Hội Thánh cũng đi qua như vậy. Một Mục Sư không thể quyết định là người đó ra khỏi ý muốn của Chúa chỉ vì Hội Thánh của mình đang kinh nghiệm một vài hoàn cảnh khó khăn.
Khi tôi làm Mục Sư, tôi không bao giờ cố gắng để khẳng định rằng tôi ở trong ý muốn của Chúa hay không khi mọi thứ đều chạy êm xuôi. Tôi quyết định ý muốn của Đức Chúa Trời bằng cách lắng nghe chính tâm linh của tôi, và bằng cách làm những gì mà Phao-lô và Sila đã làm ở Công Vụ 13:2. Tôi chờ đợi Chúa và phụng sự Ngài cho đến khi tôi biết trong tâm linh của tôi những gì mà Đức Chúa Trời muốn tôi làm.
Một lần tôi đã trật khỏi điều đó, xét về khía cạnh là một Mục Sư của Hội Thánh tôi đã trật đi khỏi Hội Thánh đặc biệt này bởi vì tôi đã đưa ra miếng lông cừu để thử Chúa. Bạn thấy không, tôi đã không ở lâu trong vòng những người Ngũ Tuần. Kể từ ngày tôi nhận Đức Thánh Linh và trở nên người Ngũ tuần chỉ trong vòng ba năm.
Tôi chưa bao giờ nghe bất cứ điều gì về lớp lông cừu trước đó cả. Tôi chưa bao giờ nghe ai trong Hội Thánh của tôi trước đây nói bất cứ điều gì về việc đặt lông cừu để thử ý Chúa. Nhưng tôi bắt đầu nghe một vị truyền giảng nói về việc đặt lông cừu, và tôi quyết định cũng đặt lông cừu. Tôi quyết định có lẽ tôi muốn thay đổi Hội Thánh và làm Mục Sư cho Hội Thánh khác. Vì vậy tôi đặt miếng lông cừu để thử xem là tôi có nên đến Hội Thánh khác hay không.
Và Hội Thánh đã mở ra, và tôi được mời đến để giảng và tôi đi đến đó giảng. Trước khi rời Hội Thánh, thì tôi đã đặt miếng lông cừu. Tôi nói với Chúa nếu “dấu hiệu” này xảy ra thì con sẽ chấp nhận như là một lời xác chứng của Ngài và con sẽ làm Mục Sư cho Hội Thánh mới. Và theo như cái “dấu hiệu” mà tôi đã xin thay đổi Hội Thánh và tôi đã vậy khi nhận dấu hiệu!
Nhưng lúc cuối cùng, tôi rời Hội Thánh đó, tôi không hề vui khi ra khỏi đó song tôi đã trở lại đó! Và tôi đã rời Hội Thánh đó trong một thời gian dài trước khi tôi trở lại làm Mục Sư, và đôi lúc bạn sai trật điều gì đó, thì khó cho bạn trở lại con đường đúng.
Tuy nhiên, khi tôi trở lại đó để tổ chức buổi nhóm phấn hưng và đây là một trong những buổi nhóm phước hạnh chưa từng có ở trong lịch sử Hội Thánh. Nhưng lúc đó tôi đang ở trong ý muốn của Chúa, và Chúa nói với tôi “Hãy đi”. Khi ấy tôi đã bỏ mất điều đó khi tôi bước theo dấu hiệu thay vì bước theo Chúa, chờ đợi Chúa, và phụng sự Ngài, cho đến khi tôi biết nên làm điều gì.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, chỉ vì tôi ở trong ý muốn của Chúa để làm Mục Sư cho những Hội Thánh khác không có nghĩa rằng mọi thứ đều trôi chảy êm xuôi. Điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi đã đạt kỷ lục về trường Chủ nhật và mỗi sáng Chủ nhật. Điều đó cũng không quên rằng tài chánh sẽ gia tăng mỗi sáng Chủ nhật hơn là chúng tôi đã nhận trước đó.
Tuy nhiên, khi làm Mục Sư cho các Hội Thánh này, tôi biết trong tâm linh của tôi, tấm lòng của tôi rằng để thì giờ phụng sự Chúa và chờ đợi Ngài là điều đúng đắn. Tôi biết đó là chỗ mà Ngài muốn tôi làm. Một lần khác tôi nói với Chúa rằng. “Chúa ơi, nhiều điều không có chạy êm xuôi nhưng con sẽ không lo lắng về điều này. Con chỉ tin cậy Ngài sẽ thực hiện.”
Ma quỷ chỉ cố gắng làm cho hoàn cảnh thêm trầm trọng hơn, nếu bạn đã nghe nói. Nếu bạn học cách để đối phó ma quỷ, thì bạn sẽ hoàn toàn đúng. Và nếu không, thì hoàn cảnh trong cuộc đời này sẽ áp đảo bạn. Bởi vì nếu Satan có thể làm bạn bực mình, thì nó sẽ săn lùng bạn và làm cho bạn lo cho đến chết. Nhưng các tín hữu không cần phải là con mồi ngon cho ma quỷ. Thay vào đó, chúng ta cần để thì giờ phụng sự Chúa.
Công vụ 13:2 nói họ đã phụng sự Chúa và kiêng ăn. Tôi tin vào sự kiêng ăn, và tôi để thì giờ kiêng ăn. Nhưng chúng ta phải kiêng ăn trong cách đúng đắn. Một người không kiêng ăn dưới một số điều kiện. Nếu bạn làm như vậy, thì sẽ là một sự thú nhận thất bại và vô tín. Đôi lúc Cơ Đốc Nhân kiêng ăn thay vì tin cậy lời Đức Chúa trời thay vì tin xác quyết nơi Lời Chúa. Thì loại kiêng ăn đó không ích lợi cho bạn nếu được thực hiện từ cái sự nghi ngờ vô tín nơi Lời Chúa.
Khi tôi đối diện với những hoàn cảnh đang tối tăm đời sống của tôi, tôi chỉ nói với ma quỷ, “Ta muốn cho ngươi biết rằng ta sẽ không bỏ bữa ăn nào hay là mất một giấc ngủ nào, bởi vì ta có đức tin. Ta đứng trên lời của Đức Chúa Trời.
Bạn thấy không, tôi đã làm một điều gì đó về nan đề. Tôi đã phó thác điều đó trong tay của Chúa, tôi sẽ không giữ nan đề trở lại rồi lo lắng về điều đó.
Tôi đã nói với Chúa rằng, “Chúa ơi”, con biết rằng con có một trách nhiệm bởi vì con là Mục Sư ở đây. Con sẽ giảng lời Đức Chúa Trời, và con sẽ đối xử với mọi người một cách phải lẽ, viếng thăm người bệnh và làm hết sức mình. Nhưng phần còn lại, con sẽ giao cho Ngài, Chúa ơi.”
Khi tôi làm điều đó, thì hầu như chúng tôi có cuộc phấn hưng liên tục trong Hội Thánh đó. Người ta được cứu, được chữa lành và được đầy dẫy Đức Thánh Linh trong hàng tuần. Bây giờ tôi có thể bối rối hay là thất bại bởi vì tình trạng đã nẩy sinh. Một người có thể làm điều đó một cách dễ dàng.
Tôi tin rằng có một điều gì đó trong lời ngợi khen, thờ phượng và phụng sự Chúa sẽ ích lợi cho chúng ta nếu chúng ta bắt đầu thực hành điều này trong đời sống của chúng ta. Chúng ta sẽ không phải bối rối, bất an hay là thất bại vì cớ những thử thách, hoạn nạn hay những hoàn cảnh khó khăn.
Phục Vụ Chúa Trong Hội Thánh Đầu Tiên
Chúng ta hãy để ý một vài lối diễn tả về sự ngợi khen và thờ phượng Chúa trong lời Chúa. Tôi muốn bạn để ý một đặc tính đặc biệt của các môn đồ và Hội Thánh đầu tiên. Họ luôn luôn ngợi khen và thờ phượng Chúa.
“Chúa dẫn các môn đệ đến làng Bêthani rồi đưa tay lên ban phước lành cho họ. Đang khi ban phước, Ngài từ giã họ lên trời. Họ THỜ PHƯỢNG NGÀI, rồi quay về Giêrusalem, lòng hân hoan vui sướng. Họ ở luôn trong đền thờ, tiếp tục CA NGỢI ĐỨC CHÚA TRỜI.” – Lu-ca 24:50-53
“Hàng ngày, họ ĐỒNG TÂM CHUYÊN CẦN đến đền thờ, họp nhau bẻ bánh từ nhà này đến nhà khác, dùng bữa với nhau CÁCH VUI VẺ RỘNG LƯỢNG.
CA NGỢI ĐỨC CHÚA TRỜI và được lòng tất cả mọi người. Mỗi ngày, Chúa tăng thêm số người được cứu.” – Công Vụ 2:46, 47
Để ý câu nói ở đây, “…họ, HẰNG NGÀY đồng tâm chuyên cần …cùng dùng bữa với nhau một cách vui vẻ …NGỢI KHEN Đức Chúa Trời…” (Công Vụ 2:46, 47). Đây là những gì tôi muốn bạn để ý. Không phải là một điều gì đó mà lần nọ họ đã thực hiện cùng một lúc hoặc chỉ từng lúc này đến từng lúc khác. Không, Ngợi khen và thờ phượng là một phương cách sống. Tôi tin câu 47 khi ghi lại kết quả về sự ngợi khen và thờ phượng liên tục của các tín hữu: “…Và Chúa thêm vào Hội Thánh mỗi ngày số người được cứu.”
Rất nhiều khi, trong vòng sáu tháng, điều gì xảy ra với một số tín hữu vài ba lần là họ sẽ “cầu nguyện luân phiên,” và họ có một lúc cao hứng để ngợi khen và chúc tụng Chúa. Nếu bạn viết về những người này theo cách trong Luca đoạn 24 và Công Vụ đoạn 2, thì bạn sẽ viết, “Đôi khi họ ngợi khen Chúa.” Và đối với một số tín hữu, thì bạn phải viết, “Nữa năm họ mới ngợi khen Chúa một lần”! Còn đối với những người khác, thì bạn viết, “Hàng năm ngợi khen Chúa một lần”!
Nhưng ở đây Luca đoạn 24 và Công Vụ đoạn 2, họ ngợi khen Chúa liên tục. Lời cầu nguyện và ngợi khen phải là một điều liên tục của chúng ta ngày nay. Rồi thì chúng ta sẽ thấy cùng một kết quả mà Hội Thánh đầu tiên đã kinh nghiệm!
Có một điều gì đó đáng phục về Wigglesworth mà tôi đã để ý khi đọc về ông ta. Ông ta nói điều này: “Điều trước tiên mỗi buổi sáng, khi tôi thức dậy khỏi giường – tôi sẽ nhảy ra và tôi sẽ không kéo lê tôi – nhưng tôi nhảy ra khỏi giường. Và chân tôi đụng đến đất, thì tôi nói rằng, “Ngợi khen Chúa.” “Tôi ngợi khen Chúa cách đó mỗi buổi sáng.” Đó là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày phải không?
Có người đã biết Wigglesworth kể cho tôi rằng ông thường hay thức dậy và nhảy điệu nhảy buổi sáng, ngợi khen Chúa lớn tiếng. Và đó là cách tốt nhất cho hết thảy chúng ta bắt đầu một ngày! Rất nhiều khi chúng ta kéo lê ra khỏi giường. Nhưng chúng ta cần thích thú về Đức Chúa Trời, chúng ta nhảy ra khỏi giường ngợi khen Chúa mỗi ngày!
Trở lại Công Vụ 2:46, chúng ta là, “Liên tục mỗi ngày”. Họ nhóm mỗi ngày với nhau tại đền thờ …” Để ý “liên tục mỗi ngày”. Họ mỗi ngày cùng nhau tại đền thờ đã ngợi khen Chúa. Mỗi ngày! Cũng để ý rằng,” …lòng vui vẻ thật thà mà ngợi khen Chúa …” (câu 46, 47).
Tôi tin một lý do các môn đồ đã có một tấm lòng vui vẻ là do họ đã ngợi khen Chúa mỗi ngày! Đọc sách Công vụ và bạn sẽ thấy làm thế nào mà các môn đồ đã hữu hiệu trong mọi sự họ đã làm cho Chúa. Lý do kết quả là vì họ đã có tấm lòng vui mừng liên tục, và họ đã liên tục ngợi khen Chúa.
“Hằng ngày, dù ở trong đền thờ hoặc đi từ nhà này sang nhà khác, họ cứ tiếp tục dạy dỗ và truyền giảng về Đức Chúa Jêsus là Đức Cơ Đốc.” – Công Vụ 5:42
Ở Công vụ 5:42, từ “họ” thì đặc biệt nói đến các sứ đồ. Tuy nhiên, ở Hội Thánh đầu tiên được kết quả trong thân thể Đấng Christ và công việc của Chúa không chỉ giới hạn cho các sứ đồ.
Chẳng hạn, Công vụ 2:46 và 47 chúng ta chỉ nhìn, “họ” không nói về các sứ đồ mà đang nói về mọi người là tìn hữu trong cộng đồng đó. Điều đó bao gồm những người nào hầu việc Chúa tự nguyện, những tín hữu bình dân trong cả Hội Thánh. Mọi người hay Hội Thánh đều liên tục mỗi ngày nhóm lại tại đền thờ và phụng sự Chúa.
Phát Triển Thói Quen Ngợi Khen Và Thờ Phượng
Nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng của Lời Chúa, và liên tục có thái độ ngợi khen và cảm tạ. Chúng ta sẽ là một nhân chứng cho người khác về Chúa. Người ta sẽ thấy tấm lòng vui vẻ chúng ta liên tục và sẽ ước ao kinh nghiệm sự vui mừng đó cho chính họ.
Đây chỉ là một lĩnh vực mà trong đó báp têm Thánh Linh là một sự giúp đỡ cho chúng ta. Mặc dù một người có thể có sự vui mừng và tấm lòng cảm tạ Chúa như là kết quả của sự tái sinh (Luca 24:49), báp têm Thánh Linh cũng giúp đỡ chúng ta trong sự ngợi khen và thờ phượng Chúa và ban cho chúng ta khả năng trở thành nhân chứng đầy quyền năng cho Chúa.
P.C Nelson là một ví dụ về một người có thể có thói quen ngợi khen và thờ phượng Chúa, và trở nên một nhân chứng cho người khác. Tôi nghe Nelson kể một câu chuyện thể nào ông đã nhận báp têm Thánh Linh khi còn là một Mục Sư của Hội Thánh Do Thái vào đầu thập niên 20 của thế kỷ này.
Sau khi nghe tin Mục Sư Nelson đã nhận báp têm Thánh Linh với bằng cớ nói tiếng lạ, một người bạn trước đây cùng học trường Kinh Thánh đã viết cho ông, để xác nhận rằng điều đó có thật hay không. Ông Nelson đã viết thư hồi âm cho người bạn này và xác nhận rằng mình đã thật sự nhận kinh nghiệm của Ngũ Tuần.
Người bạn của Nelson đã phúc đáp cho ông và mời ông đến thăm và kể cho mình về kinh nghiệm đó đồng thời giảng cho Hội Thánh của mình vào ngày Chủ nhật. Cách đây nhiều năm người ta còn đi lại bằng tàu lửa, nên Mục Sư Nelson và những người bạn của ông đã bị trễ, không đến trước buổi nhóm được. Ông không có cơ hội để hỏi thăm lại các người bạn thân ở trong trường của ông trước buổi nhóm.
Thật sự ra, khi Mục Sư Nelson đến Hội Thánh thì buổi nhóm đã bắt đầu rồi. Khi Mục Sư Nelson tiến lên bục giảng, thì vị Mục Sư này bắt tay với ông và họ làm quen trở lại. Họ ngồi xuống, thì lúc này có một người đang hát một bài hát rất đặc biệt. Mục Sư Nelson không suy nghĩ về điều đó, nhưng trước khi ông biết những gì ông sắp làm, ông nói lớn lên, “Ngợi khen Chúa!” Khi ông ngợi khen Chúa, thì Mục Sư bạn nhảy lên và nhìn ông. Mục Sư Nelson bỗng dưng tự ý thức, rồi sau đó lại quên ngay.
Sau một thời gian ngắn người phụ nữ bắt đầu hát câu thứ hai. Mục Sư Nelson lắng nghe một điều gì đó mà cảm thấy thích thích và không suy nghĩ là ông đã nói lớn tiếng. Mục Sư Nelson nói, “Ô, Halelugia!” Vị Mục Sư đó giật mình trở lại rồi nhìn Mục Sư Nelson. Chỉ lúc đó Mục Sư Nelson đang làm bởi vì sự ngợi khen là một thói quen đối với ông. Nelson bắt đầu lắng nghe bài hát một lần nữa nhưng không suy nghĩ gì, ông nói, “Ngợi khen Chúa.” Rồi vị Mục Sư đó giật mình trở lại.
Sau đó vị Mục Sư giới thiệu Mục Sư Nelson cho Hội Thánh và giải thích rằng họ là bạn thân học cùng lớp tại trường Kinh Thánh. Ông ta nói rằng ông rất là cảm kích Mục Sư Nelson và chức vụ của ông, nhưng Mục Sư Nelson nói, “Ngợi khen Chúa.” Vị Mục Sư này giật mình và hầu như quên mất lời giới thiệu!
Nhưng Mục Sư Nelson không nghĩ gì về điều đó; những sự ngợi khen Chúa đối với ông là một điều tự động! Ông đã luôn suy nghĩ về sự tốt lành của Chúa và những gì Ngài đã làm cho ông như là, ông đủ vui mừng về điều đó. Ông đã có cùng một sự vui, tấm lòng vui vẻ mà các môn đồ ở trong sách Công vụ có!
Khi Mục Sư Nelson và Mục Sư bạn của ông muốn vào buổi nhóm tối đó, thì sau một thời gian ngắn đang khi ông ngồi trên bục giảng, Mục Sư Nelson nói “Ngợi khen Chúa.” Mỗi lần ông nói điều này, thì Mục Sư này giật mình và nhìn ông. Mục Sư Nelson đã có một tấm lòng vui thú và làm cho vị Mục Sư này đổi ý.
Cuối cùng, vị Mục Sư này nói, “Nelson, tôi tin đây là một thời gian của anh.”
Mục Sư Nelson nói, “Anh muốn nói gì?” Ông ta không biết người bạn của ông đang nói gì.
Người bạn ông nói, “vậy bây giờ thì anh chỉ nói, ‘Ngợi khen Chúa’ một cách lớn tiếng, hoặc là nói, ‘Halelugia’ hoặc là ‘Ngợi khen Chúa’ hoặc ‘Cảm tạ Chúa Jesus.’ Tôi tin rằng nó trở thành một thói quen của anh.
Mục Sư Nelson trả lời, “Vâng, đó là một thói quen mà tôi chưa hề có trước khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh!” Sự ngợi khen là một thói quen rất là tốt.
Tình cờ, kết quả lời làm chứng của Nelson về sự ngợi khen và vui mừng liên tục đã làm cho vị Mục Sư này cũng được đầy dẫy Thánh Linh! Ông Nelson đã tạo một ảnh hưởng trên ông bởi cớ tinh thần vui vẻ ngợi khen thờ phượng đã tuôn ra từ tấm lòng của ông. Vị Mục Sư này cũng muốn có cùng một tấm lòng, sự vui vẻ và tâm linh ngợi khen như thế. Là Mục Sư cho một Hội Thánh mà không có một chút thất vọng. Nhưng cảm tạ Chúa về tấm lòng vui vẻ này! Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ bạn trở thành một nhân chứng khi bạn phụng sự Chúa trong sự ngợi khen và thờ phượng.
Hội Thánh đầu tiên cũng có thói quen ngợi khen và thờ phượng Chúa liên tục. Kinh Thánh nói ở trong Luca 24:53 Môn đồ cứ ở trong đền thờ luôn, ngợi khen Đức Chúa Trời. Họ liên tục ngợi khen Chúa mỗi ngày, tấm lòng vui vẻ (Công vụ 2:46, 47). Và Công vụ 5:42 nói họ cũng liên tục mỗi ngày giảng Phúc âm: “Mỗi ngày tại đền thờ hoặc ở nhà họ không ngớt dạy và giảng Jêsus là Đấng Christ.”
Ở Công vụ 16:25 nói, “…lối nửa đêm Phao Lô và Sila đang cầu nguyện thì ca hát và ngợi khen Đức Chúa Trời: những tội phạm đến lắng tai nghe.”
Quyền năng của Đức Chúa Trời được biểu hiện khi dân sự của Ngài ngợi khen Ngài
Có một đoạn Kinh Thánh đối chiếu với câu Kinh Thánh này được tìm thấy ở Cựu Ước. Ở II Sử ký đoạn 20, vua Giôsaphát và dân Giuda đa ra chống lại kẻ thù là quân Ammôn, Môáp và những dân núi Sê-i-rơ. Những kẻ thù nghịch của Giuda. Và theo quan điểm thiên nhiên, thì Giôsaphát không đủ người hay là quân đội đủ mạnh để chống lại những kẻ thù nghịch này.
Giôsaphát kêu gọi một buổi nhóm cầu nguyện. Con cái Ysơraên đã kiêng ăn và cầu nguyện. Thường thì ở Cựu Ước Thánh Linh Đức Chúa Trời vận hành trên một người nào đó, chẳng hạn, như là tiên tri để đem sứ điệp cho dân sự. Thánh Linh Đức Chúa Trời vận hành trên người thanh niên trong hội chúng là Gia-hê-xi-ên và ông ta đứng lên để tiên tri.
“Mà phán rằng, hỡi các người Giuda và dân cư thành Giêrusalem cùng vua Giôsaphát, hãy lắng nghe Đức Giêhôva phán cho các người như vầy, chớ sợ, chớ kinh hãi bởi các đám quân đông đảo này vì trận giặc này chẳng phải của các ngươi đâu mà bèn là của Đức Chúa Trời…
Trong trận này các ngươi chẳng cần gì tranh chiến, hãy dàn ra đứng yên lặng mà xem thấy sự giải cứu của Đức Giêhôva ở cùng các ngươi. Hỡi Giuda và Giêrusalem; chớ sợ, chớ kinh hãi, ngày mai sẽ ra đi đón chúng nó, vì Đức Giêhôva ở cùng các ngươi.” – II Sử ký 20:15, 17
Chúa bảo dân sự đừng sợ gì cả, nhưng hãy ra đi chống lại kẻ thù vì trận chiến này là của Chúa. Vậy sáng hôm sau, dân Ysơraên đi ra chống lại kẻ thù và Kinh Thánh nói rằng họ đặt những người ca hát ở phía trước (II Sử ký 20:21)
Hãy hình dung ra điều này: Con cái Ysơraên đi ra chống lại ba đạo quân đang hợp lực tấn công họ. Quân đội của kẻ thù bao gồm những lính được huấn luyện bằng gươm giáo. Tuy nhiên, Giôsaphát đã sai những người ca hát ra để gặp chúng! Những người ca hát này đứng lên phía trước hướng dẫn ban hát. Giôsaphát không có một người hướng dẫn quân đội bằng gươm, bằng thuẩn hay bằng giáo. Ông chỉ có những người ca hát và ngợi khen Chúa.
“Khi người đã bàn nghị với dân sự, bèn lập những ca xướng cho Đức Giêhôva mặc áo lễ Thánh mà đi ra trước cơ binh ngợi khen Chúa rằng: Hãy ngợi khen Đức Giêhôva vì sự thương xót của Ngài hằng có đời đời.” – II Sử ký 20:21
Để ý rằng những gì dân Ysơraên đã làm. Họ ca hát và ngợi khen Đức Chúa Trời. Họ phụng sự Chúa, hát và ngợi khen Chúa, như Phao Lô và Sila đã làm. Tôi muốn bạn để ý một điều nữa. Ở đây con cái Ysơraên nói, “…Ngợi khen Chúa; vì sự thương xót của Ngài còn đến đời đời” (II Sử ký 20:21). Rõ ràng, họ chỉ dàn trận với lời ca hát, “Ngợi khen Chúa, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời.”
Điều gì đã xảy ra như là kết quả của sự hát ngợi khen Chúa của dân Ysơraên? Đây là những gì đã xảy ra như là kết quả của lời ngợi khen và thờ phượng.
“Đương lúc chúng khởi ca hát và ngợi khen thì Đức Giê-hô-va đặt phục binh xông vào dân Ammôn, dân Môáp và những kẻ ở núi Sêirơ đã đến hãm đánh Guiđa và các dân ấy đều bị bại. Dân Ammôn và dân Môáp dấy lên đánh dân ở núi Sêirơ đặng diệt chúng nó đi; Khi đã diệt dân ở Sêirơ rồi thì chúng lại trở giết lẫn nhau. Khi dân Giuđa đến tháp canh nơi đồng vắng, nhìn đến đám quân đông đảo thì thấy những thây nằm sãi trên đất, chẳng có một ai thoát khỏi được. Giôsaphát và dân sự người đến cướp lấy tài vật của chúng, thấy có nhiều của cải, xác chết, và đồ quí báu, bèn cướp lấy cho đến chừng đem đi không đặng; họ cướp lấy tài vật trong ba ngày, vì là rất nhiều.” – II Sử ký 20:22-25
Khi con cái Ysơraên bắt đầu hát và ngợi khen Chúa, Đức Chúa Trời đã thực hiện! Đó là lúc quyền năng của Đức Chúa Trời thể hiện và kẻ thù bị đánh bại!
Tôi tin chúng ta cần những buổi nhóm ngợi khen để chúng ta có thì giờ phụng sự Chúa nhiều hơn. Người ta cần đến Hội Thánh để ngợi khen Đức Chúa Trời và chờ đợi nơi Ngài. Chúng ta cần có những buổi nhóm nơi mà chúng ta phụng sự Chúa không chỉ là giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không cần đến với nhau để nói với nhau. Không, chúng ta cần đến để phụng sự Chúa và tôn vinh Ngài! Chúng ta cần hát ngợi khen cho Chúa.
Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có sự biểu hiện quyền năng của sự hiện diện Đức Chúa Trời nếu chúng ta làm điều đó. Những Cơ Đốc Nhân cần học tập tầm quan trọng của những loại cầu nguyện khác nhau trong Kinh Thánh. Và một loại cầu nguyện trong Kinh Thánh, một trong những loại cầu nguyện quan trọng trong Kinh Thánh là cầu nguyện thờ phượng Chúa – trông đợi Chúa trong sự ngợi khen và thờ phượng.
(Nguồn: Cầu Nguyện Hiệu Quả, Kenneth E. Hagin)