Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ – Phần 20

Share

Chương 20

Nếu bạn vấp ngã

 

Cuộc chiến của bạn chống lại tội lỗi sẽ không kết thúc khi bạn trở thành một Cơ-đốc nhân. Thay vào đó, nó càng mãnh liệt hơn. Bạn bắt đầu chống trả sự cám dỗ hơn bao giờ hết; nhưng Sa-tan không bao giờ bỏ cuộc trong nỗ lực để đánh bại bạn. Vì vậy, bạn phải đứng vững trong một trận chiến lâu dài chống lại tội lỗi.

Bạn có thể vấp ngã chăng?

Tôi và bạn có thể phạm tội sau khi chúng ta đã trở thành Cơ Đốc nhân rồi chăng? Câu trả lời là có. Chúng ta có quyền để lựa chọn, và điều đó có nghĩa là chúng ta có thể phạm tội. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn quay trở về một đời sống tội lỗi. Ý nghĩ này đáng sợ đúng không?

Tuy nhiên, chúng ta phải nhanh chóng đặt một câu hỏi khác. Chúng ta có bị buộc phải phạm tội không? Chúng ta có cần phải vấp ngã không? Câu trả lời này là không! Kinh Thánh chép: “Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian.” (I Giăng 4: 4). Sa-tan muốn bạn tin rằng bạn không thể phạm tội (do đó bạn trở nên chủ quan) hay bạn không thể không phạm tội (vì vậy mà bạn không cố tránh né tội lỗi). Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta khả năng để không phạm tội. “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội.” (I Giăng 2:1)

Tuy nhiên, trong khi Đức Chúa Trời kêu gọi các tín hữu đến sự trọn vẹn, Ngài vẫn biết rằng các con cái của Ngài sẽ không được trọn vẹn trong mọi hành động của họ. Đó là lý do tại sao Ngài chỉ cho chúng ta phương cách để giải quyết khi chúng ta phạm tội. Ý tưởng đó được tiếp tục như sau: “Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng Biện Hộ ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình.” Mọi tín hữu đều cần Đấng Biện Hộ đó vì cớ chúng ta phạm tội. Tôi chưa bao giờ nghe bất cứ ai không cần sự tha thứ của Đức Chúa Trời sau khi họ trở thành một Cơđốc nhân. Thắc mắc lớn không phải là: “Bạn đã bao giờ phạm tội chưa?” mà là: “Bạn làm gì nếu bạn vấp ngã và phạm tội?”

Những gì bạn làm với tội lỗi cho thấy bạn có loại tinh thần nào. Kinh Thánh nói rằng Đa-vít là người của lòng Đức Chúa Trời. Có phải vì ông quá hoàn hảo không? Không! Bí quyết để ông được là người của lòng Chúa vì sự sẵn sàng ăn năn và trở về với Đức Chúa Trời của ông. Còn Giu-đa thì làm ngược lại. Sau khi phạm tội, thay vì ăn năn thì ông đã đi ra và treo cổ tự tử. Sự khác biệt trong phản ứng của họ đối với tội lỗi của họ đã làm nên sự khác biệt trong sự kết thúc của cuộc đời họ.

Những điều mang đến sự thất bại

Chúng ta cần phải tránh những cạm bẫy mang đến sự thất bại. Sự cám dỗ là một loại cạm bẫy. Sự cám dỗ có thể mãnh liệt chống đối sự kháng cự của một người – loại cám dỗ này chúng ta tiếp xúc rất thường xuyên. Những loại cám dỗ khác xuất hiện bất thình lình – có vẻ rất bất ngờ. Cám dỗ dường như xảy ra khi chúng ta lơ là trong việc kháng cự. Sa-tan là kẻ chủ mưu đứng đằng sau các cuộc tấn công.

Sự suy yếu thuộc linh vì cớ chủ quan là một cạm bẫy. Sự lơ là trong đời sống cầu nguyện cũng là một cạm bẫy. Người đó bắt đầu cay đắng với những người khác. Cạm bẫy của sự chủ quan sẽ trượt xuống một cách nhẹ nhàng.

Bản ngã xác thịt của chúng ta là một cạm bẫy. Chúng ta cần phải cảnh giác với những dục vọng xác thịt bằng cách cẩn thận với những gì chúng ta xem, với những gì chúng ta đọc, với những gì chúng ta nghĩ và những gì chúng ta nói. Thất bại trong việc đóng đinh những ham muốn tội lỗi sẽ mang đến nhiều thất bại khác nữa.

Tiếp xúc quá gần gũi với sự cám dỗ sẽ dẫn đến thất bại. Một cái nhìn khác thường hoặc cứ nán lại tại nơi không nên ở sẽ dẫn đến tai họa. Hãy chạy trốn khỏi sự cám dỗ.

Những thất vọng và những khó khăn cũng có thể là một cạm bẫy. Bạn có thể đã bị vỡ mộng. Có lẽ là một tình bạn, một công việc, hoặc một số cơ hội khác đã trôi qua. Bạn có rơi vào tình trạng tự thương hại và chán nản không? Những mối quan hệ với người khác có thể gây khó khăn cho bạn. Có lẽ bạn bị hiểu lầm hoặc bị đối xử tệ. Rồi thì sự oán giận có thể nổi lên. Quá tải trong cảm xúc có thể  khiến bạn bị mắc bẫy. Khi bạn đang mệt mỏi, nếu không kiểm soát được cảm xúc, nó sẽ khiến bạn tức giận.

Hoặc có lẽ bạn có thể rơi vào cái bẫy của việc suy nghĩ rằng cuộc sống đang mắc nợ bạn. Chúng ta phải chấp nhận những điều chúng ta không thể thay đổi. Nghi ngờ và vô tín đi đôi với sự ngã lòng. Sa-tan luôn cố gắng kéo mọi người đến chỗ tuyệt vọng. Nếu chúng ta không kháng cự những cám dỗ này thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại.

Phục hồi nhanh chóng

Càng được phục hồi nhanh chóng càng tốt. Bí quyết để được phục hồi nhanh chóng là kết nối với một nguồn quyền năng lớn. Nguồn quyền năng đó chính là Đức Chúa Trời. Thông thường, khi người ta gặp rắc rối về phương diện thuộc linh, họ quên nhận lãnh sự giúp đỡ từ nguồn giúp đỡ lớn lao này. Trong những chương trước đó bạn đã đọc cách làm thế nào để giữ mối tương giao với Đức Chúa Trời. Dưới đây là một vài gợi ý tốt hơn, đặc biệt là những khi bạn thất bại. Trước tiên, bạn phải chú ý rằng khi bạn thất bại hãy trở về với Đức Chúa Trời và phải nhận lãnh sự phục hồi tâm linh. Đắc thắng dành cho những ai dừng lại kịp lúc khi họ biết họ đã sai.

Bạn phải ăn năn. Đừng ngần ngại nói: “Con đã sai. Con xin lỗi.” “Nếu bạn cố để tự bào chữa cho mình, bạn sẽ tự làm cho mình nhỏ bé hơn. Hãy đủ lớn để thấy bạn đã sai chỗ nào và xử lí nó.”

Bạn cần phải thực hành đức tin. Thậm chí nếu bạn có phạm tội và làm những điều điên rồ đi nữa, thì cũng hãy tin rằng Đức Chúa Trời muốn bạn quay trở lại và Ngài sẵn sàng chấp nhận sự ăn năn của bạn. Sau đó, bạn phải chấp nhận chính mình và tiếp tục sống. Điều này rất là quan trọng để phục hồi bạn.

Hãy tìm đến với những người giúp đỡ bạn khi bạn đang tranh chiến. Cha mẹ của bạn, mục sư của bạn, và những Cơ-đốc nhân khác là những người có thể giúp bạn tốt nhất.

Hỡi những trai trẻ, bạn sẽ làm thế nào nếu bạn phạm tội? Hãy nhanh chóng quay về với Cha Thiên Thượng của bạn trong sự ăn năn thật. Hãy tránh xa những cạm bẫy tương tự như thế. Công bố những lời hứa về sự tha thứ. Hãy quyết tâm đổi mới để trung tín với Đức Chúa Trời. Biến thất bại thành chiến thắng.

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan