Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ! – Phần 28

Share

Chương 28

Đâu là công tác phục vụ cơ-đốc dành cho bạn

 

Một nô lệ trẻ mạnh khỏe được đưa đi bán đấu giá. Người thanh niên đó cay đắng. Tại sao anh bị đối xử như một con vật? Anh ta ghét người đàn ông sẽ mua anh ta. Việc bán đấu giá kết thúc. Người mua tiến về phía trước. Ông ta thấy sự hận thù sôi sục trong đôi mắt của chàng trai trẻ, nhưng ông ta không nản lòng. Ông ta đem vật sở hữu mới của mình theo bên cạnh. Nhìn vào đôi mắt của anh, ông nói, “Tôi đã mua anh, anh là của tôi. Tôi mua anh để cho anh được tự do.”

Khi thấy vậy, anh ta lao đến chân của người mua mình. Anh ta nói, “Ông chủ ơi !” “Tôi sẽ phục vụ ông suốt đời.” Anh ta không còn là nô lệ hận thù nữa mà là người đầy tớ sẵn lòng.

Đức Chúa Trời cũng vậy, Ngài đã mua chuộc những người làm tôi mọi cho tội lỗi. Ngài tiến xa hơn việc chỉ mua chuộc chúng ta và giải phóng chúng ta. Ngài khiến chúng ta trở nên con cái Ngài! Vậy nên chúng ta không thể không phủ phục dưới chân Ngài và nói với Ngài rằng: “Thưa Chủ, con sẽ hầu việc Ngài mãi mãi!”

Con cái của Đức Chúa Trời là những người đồng công với Đức Chúa Trời. Công việc của Ngài là công việc của họ. “Chúng ta là những người cùng làm việc với Đức Chúa Trời ….” Bạn hãy hỏi: Chúa muốn con làm gì?”

Hãy tự hỏi bạn bè của bạn một câu hỏi khác: Đức Chúa Trời đối xử với Chúa Giê-xu như thế nào? Đức Chúa Trời để Chúa Giê-xu sống một cuộc sống dễ dàng vì cớ danh phận của Ngài phải không? Đức Chúa Trời có miễn trừ những khó khăn cho Chúa Giê-xu không? Tất nhiên là không! Cuộc sống của Chúa Giê-xu không dễ dàng chút nào. Ngài là bằng chứng lớn lao nhất của Đức Chúa Trời rằng việc phụng sự Chúa có nghĩa là chịu khổ.

Hầu việc chúa nghĩa là phải hy sinh và chịu đựng gian khổ

“Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài; (I Phi-e-rơ 2:21)” Sự gian khổ có thể đến khi người ta chế giễu bạn về cách ăn mặc hoặc những điều bạn làm hoặc không làm. Phi-e-rơ cảnh báo chúng ta: “Vậy, vì Đấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt, thì anh em cũng phải lấy ý đó làm giáp trụ, vì người nào đã chịu khổ trong xác thịt, thì đã dứt khỏi tội lỗi.” (I Phi-e-rơ 4:1) Hãy sẵn sàng đón nhận sự chịu khổ, và bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Sứ đồ Phao-lô viết: “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ.” Một người lính phải sẵn sàng chấp nhận gian khổ. Nhìn thấy mình là một người lính của Chúa Giê-xu Christ khiến chúng ta chịu khổ dễ dàng hơn.

Một số người muốn hầu việc Chúa với những gì còn thừa lại: thời gian thừa thải, tiền bạc thừa thải, năng lượng thừa thải. Họ chỉ giúp phát chứng đạo đơn nếu họ có đủ thời gian và sức lực thừa thải. Hãy đối mặt với điều đó, phục vụ Đức Chúa Trời cần phải có sự hy sinh. Một khi bạn bắt đầu hy sinh cho Chúa, Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận sự phục vụ của bạn.

Còn về thời gian thì sao? Bạn đã bắt đầu hi sinh thời gian cho Chúa chưa? Bạn có tìm những việc để giúp đỡ người khác không? Bạn có thể từ bỏ các dự án hay những kế hoạch của bạn vì lợi ích của những người khác không?

Bạn có thể hỏi Chúa những điều bạn có thể làm. Hãy hỏi Hội Thánh của bạn. Hãy nhạy bén. Hãy bắt đầu bằng cách làm những gì bạn có thể làm được. Đừng ngồi đó mà chờ đợi những cơ hội lớn bởi vì nếu bạn làm thế, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội khi nó đến. Làm những việc nhỏ sẽ mở cửa cho những cơ hội lớn hơn. Những điều nhỏ đó dường như có thể gây ấn tượng với Đức Chúa Trời nhiều nhất.

Đừng lãng phí cuộc sống của bạn cho chính mình. Hãy coi sự phục vụ không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là một đặc ân. Đó là một phương cách để biểu lộ tình yêu của bạn với Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm cho bạn.

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan