CHƯƠNG 9
PHAO LÔ NHẤN MẠNH VIỆC NÓI TIẾNG LẠ
Nhiều người trong Hội Thánh ngày nay không biết nhiều về giá trị của việc nói tiếng lạ. Nhiều Cơ Đốc Nhân không biết gì về chủ đề này. Những người khác thì biết tiếng lạ là bằng cớ khởi đầu của phép báp-tem trong Thánh Linh, nhưng họ không hiểu những mục đích khác của Kinh Thánh về việc nói tiếng lạ.
Chúng ta sẽ bàn nhiều về các lý do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ân tứ siêu nhiên này để làm ích lợi và ban phước cho chúng ta. Nhưng trước hết tôi muốn hỏi câu hỏi này: Phao lô đã coi trọng việc nói tiếng lạ như thế nào?
Khi bạn nghiên cứu các thư tín của Phao lô, bạn sẽ thấy là ông viết rất nhiều về đề tài tiếng lạ, và rõ ràng là ông đã thực hành những gì ông rao giảng. Không lạ gì ông đã tuyên bố với Hội Thánh Côrinhtô, “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì tôi nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em” (1Cô 14:18).
Một nhà lãnh đạo cơ đốc nổi tiếng có lần viết một lá thư phản bác chuyện tiếng lạ cho một trong những tân tín hữu “sốt sắng” của ông vừa được đầy dẫy Thánh Linh. Tôi được phép đọc một phần của lá thơ đó. Trong lá thơ, vị lãnh đạo cơ đốc này nói rằng Phao lô xem nhẹ việc nói tiếng lạ và rằng vị sứ đồ cố gắng bác bỏ và ngăn cấm các tín hữu Côrinhtô nói tiếng lạ. Và mặc dù người này không hề đưa ra một đoạn hay một câu Kinh Thánh nào hỗ trợ cho câu nói của ông, ông cố chứng minh quan điểm của ông bằng cách tuyên bố rằng Phao lô nói, “Tôi thà lấy năm lời bằng trí khôn còn hơn là vạn lời trong tiếng lạ.”
Có Phải Phao-Lô Xem Nhẹ Tiếng Lạ Không?
Nhưng Phao lô không nói điều đó. Vị lãnh đạo cơ đốc này đã trích Kinh Thánh ra khỏi mạch văn và cho Kinh Thánh nói điều mà ông muốn Kinh Thánh nói vậy.
Chúng ta hãy xem những gì Phao lô thật sự nói. Trước hết, ông đã tuyên bố như chúng ta đã nói rồi, “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì tôi nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em” (1 Cô 14:18).
Chúng ta hãy giả sử bạn thức dậy buổi sáng và tuyên bố tại bàn ăn: “Này là ngày Chúa đã tạo dựng. Đây là một ngày tốt đẹp và tôi tạ ơn Chúa về ngày hôm nay.” Bạn tuyên bố một lời tích cực, nhưng theo vị này, bạn đang xem nhẹ ngày đó quá.
Điều này thật phi lý phải không? Tuy vậy vị học giả Kinh Thánh này đưa ra cùng một lập luận khi ông cho rằng Phao lô xem nhẹ tiếng lạ. Trong khi đó Phao lô lại nói ông tạ ơn Đức Chúa Trời là ông nói tiếng lạ nhiều hơn cả Hội Thánh tại Côrinhtô.
Nếu Phao lô nói tiếng lạ nhiều hơn nhóm tín hữu Côrinhtô nói, thì chắc hẳn ông phải nói tiếng lạ rất nhiều. Khi bạn đọc những phần còn lại của chương 14, bạn sẽ thấy rằng việc nói tiếng lạ là điều mà tất cả các tín hữu Côrinhtô muốn làm. Phao lô phải sửa sai Hội Thánh tại Côrinhtô liên quan đến vấn đề này bởi vì nhiều người trong số họ nói tiếng lạ không đúng chỗ thờ phượng và cũng không đúng cách luôn.
[bs-quote quote=”Như thế các tiếng lạ là một dấu không phải cho những người tin nhưng cho những người không tin; còn nói tiên tri không phải cho những người không tin nhưng cho tín hữu. Vậy, khi cả Hội Thánh họp lại và tất cả mọi người đều nói tiếng lạ, chợt có người bình thường hoặc người chưa tin bước vào, có phải họ sẽ nghĩ rằng anh chị em điên cuồng chăng?” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:22-23″][/bs-quote]
Phao lô nói rõ trong câu 23 rằng thật không tốt cho cả Hội Thánh nhóm nhau tại một nơi và thảy đều nói tiếng lạ cùng một lúc. Nếu Phao lô phải lên tiếng về điều này, thì có nghĩa là các tín hữu Côrinhtô đã để rất nhiều thì giờ nói tiếng lạ trong Hội Thánh cùng một lúc. Và nếu việc này cứ tiếp diễn và nếu có ai đó không biết gì về những chuyện thiêng liêng đến nhóm, người có lẽ sẽ nghĩ các tín hữu này mất trí quá!
Nên Phao lô không nói với các tín hữu Côrinhtô này rằng nói tiếng lạ là sai, ông cũng không cấm họ nói tiếng lạ. Ông không nói, “Anh em đã không nhận ân tứ của Chúa đâu!” Chắc chắn ông không nói vậy! Các tín hữu này đã nhận ân tứ của Chúa đấy! Nhưng có điều là họ rất quá phấn khởi và vui mừng với ân tứ siêu nhiên này đến nỗi họ thảy đều nói tiếng lạ cùng một lúc.
Phao lô chỉ nói cho các tín hữu này biết trong buổi nhóm Hội Thánh, họ phải làm mọi sự để gây dựng những người nghe. Sau đó trong cùng một chương, ông còn chỉ dạy thêm về việc nói tiếng lạ nơi hội chúng.
[bs-quote quote=”Nếu có ai nói tiếng lạ thì chỉ nên hai hay ba người là nhiều nhất, phải theo thứ tự và một người phải thông dịch. Nếu không có ai thông dịch, người ấy nên im lặng trong Hội Thánh; chỉ nói với riêng mình và với Đức Chúa Trời” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:27-28″][/bs-quote]
Cảm tạ Chúa, một tín hữu có thể ngồi trong buổi nhóm và nghe giảng mà vẫn âm thầm nói tiếng lạ với mình và với Đức Chúa Trời. Và khi làm vậy, người đó sẽ được gây dựng theo hai cách khác nhau. Cách thứ nhất là người đó sẽ được gây dựng qua việc nghe giảng Lời Chúa. Và cách thứ hai, người đó sẽ được gây dựng qua việc âm thầm nói với Đức Chúa Trời trong tiếng lạ.
Khác Ở Mục Đích Và Công Dụng
Đó là điều Phao lô nói đến trong 1Côrinhtô 14:19, khi ông nói, “Nhưng trong Hội Thánh, tôi thà chỉ nói năm lời bằng tâm trí để dạy dỗ người khác hơn là nói một vạn lời bằng tiếng lạ.”
Phao lô tạ ơn Chúa là ông nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy các tín hữu Côrinhtô, cho dù là họ cũng đã nói tiếng lạ rất nhiều rồi! Tuy nhiên trong Hội Thánh, Phao lô nói ông thà nói năm lời bằng trí khôn hơn là một ngàn lời bằng tiếng lạ. Tại sao? Để qua lời nói của ông mà ông có thể dạy dỗ người khác.
Nói cách khác, Phao lô nói rằng mục đích của tiếng lạ không phải để dạy dỗ hay rao giảng. Tiếng lạ chủ yếu là để gây dựng đời sống thuộc linh của cá nhân tín hữu. Ấy là cách thông công riêng tư với Đức Chúa Trời.
[bs-quote quote=”Người nói tiếng lạ chỉ xây dựng chính mình, nhưng tiên tri xây dựng Hội Thánh.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:14″][/bs-quote]
Điều đó có nghĩa là Phao lô chủ yếu nói tiếng lạ trong đời sống cầu nguyện riêng của ông, chứ không phải ở Hội Thánh. Rõ ràng, Phao lô thức dậy mỗi sáng nói tiếng lạ. Chắc ông cũng đã nói tiếng lạ giữa trưa và nói tiếng lạ lúc đi ngủ.
Điều này cũng có nghĩa là Phao lô coi trọng việc nói tiếng lạ. Nói cho cùng, một người không thể tạ ơn Chúa về điều gì đó mà người đó xem nhẹ hay chống đối.
Nên chúng ta thấy rằng tiếng lạ là một ân tứ để chúng ta dùng trong giờ cầu nguyện tĩnh nguyện riêng và thông công với Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta. Dĩ nhiên, có một sự vận hành về ân tứ tiếng lạ kèm theo sự thông giải. Hai ân tứ thuộc linh này được ban cho vì ích lợi của Hội Thánh (và đôi khi cũng vì ích lợi cho cá nhân đó) và nếu dùng cả hai ân tứ này thì nó tương đương với ân tứ nói tiên tri. Chúng ta sẽ nói về điểm này sau.
Nhưng bây giờ đây là điều chúng ta cần hiểu: Tất cả tiếng lạ thực chất thì giống nhau bởi vì chính Thánh Linh ban cho lời nói trong mỗi trường hợp. Chỉ có khác ở mục đích và công dụng.
Nếu các tín hữu đều cùng nhau ngợi khen Chúa trong Hội Thánh, thì việc họ ngợi khen Chúa trong tiếng lạ cùng một lúc là điều có thể hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng chắc chắn sẽ sai lầm nếu hết thảy họ đều nói tiếng lạ lớn tiếng đang lúc Mục Sư giảng dạy Lời Chúa. Và chắc chắn cũng sai luôn nếu Mục Sư để cả một giờ đồng hồ dạy dỗ tín đồ trong tiếng lạ mà không có sự thông giải. Trong trường hợp đó, Mục Sư sẽ được gây dựng, nhưng tín hữu thì không nhận được gì cả. Đó là Phao lô nói đến trong đoạn Kinh Thánh này.
Học Biết Giá Trị Của Tiếng Lạ
Lời Đức Chúa Trời rất đơn giản và rõ ràng. Một số người đã làm cho ngọn đồi thành ngọn núi, tuyên bố rằng Phao lô dạy Hội Thánh là các tín hữu không nên nói tiếng lạ gì cả. Phao lô không dạy điều nào như thế cả. Ông ước ao mọi tín hữu đều nói tiếng lạ (1Cô14:5). Ông tạ ơn Chúa là ông nói tiếng lạ nhiều hơn bất kỳ ai khác bởi vì ông hiểu được tầm mức và giá trị lớn lao của ân tứ siêu nhiên này.
Phao lô cũng biết từ chính kinh nghiệm bản thân rằng có một phước hạnh và nguồn quyền năng cho đời sống mỗi ngày được tìm thấy trong việc nói tiếng lạ. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về điều Phao lô biết liên quan đến đề tài này. Cùng lúc, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu xem những gì Kinh Thánh nói về giá trị và mục đích của việc nói tiếng lạ. Chúng ta càng biết tại sao chúng ta nói tiếng lạ, thì lời chứng của chúng ta sẽ càng khớp với lời chứng của Phao lô khi chúng ta tuyên bố bởi đức tin, “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời là tôi nói tiếng lạ nhiều!”