Ngôn Ngữ Thánh Linh: Phương Tiện Siêu Nhiên Để Thưa Chuyện Với Chúa

Share

CHƯƠNG 10

PHƯƠNG TIỆN SIÊU NHIÊN ĐỂ THƯA CHUYỆN VỚI CHÚA

 

Chúng ta đã bàn đến nhiều mục đích thứ nhất của Kinh Thánh về việc nói tiếng lạ – tiếng lạ là bằng cớ khởi đầu của phép báp-tem trong Thánh Linh. Bây giờ chúng ta sẽ nói đến những ích lợi khác mà chúng ta có khi chúng ta thực hành việc nói tiếng lạ cách đều đặn.

Mục đích thứ hai của việc nói tiếng lạ được tìm thấy trong 1 Cô-rinh-tô 14:2.

[bs-quote quote=”Vì người nói tiếng lạ không phải nói với người nhưng nói với Đức Chúa Trời, vì không ai hiểu người ấy nói gì và người do Đức Thánh Linh nói những sự huyền nhiệm.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:2″][/bs-quote]

Hãy lưu ý, chúng ta không nói chuyện với con người khi chúng ta nói tiếng lạ; chúng ta nói chuyện với Đức Chúa Trời. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta phương tiện siêu nhiên để qua đó chúng ta thưa chuyện với Ngài cách siêu nhiên.

Buồn thay, phần lớn các Cơ Đốc Nhân không tận dụng ân tứ này như đáng phải có. Một số người hỏi, “Nhưng thông công kiểu này có cần thiết không?” Chắc hẳn là cần thiết rồi – bởi ấy Đức Chúa Trời mới cung ứng cho chúng ta.

Phao lô nói tiếp, “..Trong tâm linh người đó nói những điều huyền nhiệm” Tôi thích bản dịch Moffatt dịch, “..Người đó nói những bí mật thiên thượng.”

Đó là lý do không ai hiểu được bạn khi bạn cầu nguyện trong tiếng lạ – bạn đang nói những bí mật thiên thượng với Cha Thượng Thiên. Và tôi muốn nói thêm: Tôi hoàn toàn tin chắc rằng sa-tan cũng không hiểu bạn luôn. Tôi tin rằng lý do chính yếu ma quỷ chống lại tiếng lạ kịch liệt – bời vì nó không hiểu được cuộc trò chuyện này. Nó không biết bạn đang cầu nguyện về điều gì khi bạn cầu nguyện những điều mầu nhiệm với Chúa Cha, nên nó tìm mọi cách chống đối tiếng lạ.

Có giá trị nào trong việc nói những bí mật thiên thượng với Đức Chúa Trời không? Chắc hẳn là có, còn không Đức Chúa Trời sẽ không ban cho Hội Thánh phương tiện siêu nhiên này để thông công với chính Ngài.

Nói Với Chúa, Chứ Không Phải Với Người

Ba vợ tôi, ông Rooker, một tín đồ truyền thống, một nông dân ở miền quê phía bắc của Texas, gần một thị trấn nhỏ ở Tom Bean. Tôi đến vào năm 1938 để làm Mục Sư tại Hội Thánh Ngũ Tuần nhỏ tại thị trấn này và rồi bắt đầu tìm hiểu con gái của ông.

Tôi nhớ ông Rooker nói với tôi về một vị Mục Sư đến tổ chức buổi nhóm phấn hưng ngoài trời tại thị trấn Tom Bean Combin một vài năm trước khi tôi đến. Sau cuộc phấn hưng đó, vị Mục Sư này đã gây dựng Hội Thánh mà tôi làm Mục Sư.

Ba vợ tôi kể rằng lúc bắt đầu cuộc phấn hưng, vị Mục Sư này chỉ giảng về sự tái sanh. Vài trăm nông dân và gia đình của họ từ khắp thị trấn Tom Bean đến nghe vị Mục Sư này, và nhiều người tiến lên cầu nguyện và tiếp nhận Chúa. Cả cộng đồng đều được phấn khởi bởi những gì xảy ra trong các buổi nhóm trại này.

Sau khi cuộc phấn hưng tiếp diễn suốt một vài tuần, vị Mục Sư này bắt đầu giảng về phép báp-tem trong Thánh Linh và nói tiếng lạ, và người ta bắt đầu nhận lãnh. Bạn tưởng tượng là chuyện này tạo ra một sự xôn xao trong thị trấn nhỏ Tom Bean.

Nhiều người bàn tán về những gì đang xảy ra với các tín đồ địa phương nói một ngôn ngữ lạ tại buổi nhóm trại này. Chẳng hạn, một số người khẳng định rằng chuyện này chắc liên hệ đến những cái đèn dầu treo lủng lẳng phát ra ánh sáng trong các buổi nhóm trại! (Hãy nhớ rằng thời này là thời Khủng Hoảng Kinh Tế [tại Mỹ] và thường thì không có điện trong các buổi nhóm ở vùng nông thôn.)

Có người nói, “Những chiếc đèn lồng này phát sáng rồi vị Mục Sư đó chắc bỏ vật gì đó vào những chiếc đèn lồng này để nó chiếu sáng trên quý vị và quý vị bật lên nói tiếng lạ!” Bạn có thể thấy lúc đó chuyện người ta không biết gì về những việc thuộc linh là rất phổ biến.

Cũng có giả thuyết cho rằng dầu mà vị Mục Sư dùng khi ông cầu nguyện cho người bệnh. Ý niệm về sự chữa lành và xức dầu cho người bệnh là điều mới mẻ đối với dân chúng thời đó. Một số đoán, “Chắc vị Mục Sư này bỏ cái gì đó vào ve dầu nên khiến người ta bật lên nói ngôn ngữ lạ đời ấy. Nên đừng đến gần vị Mục Sư còn không nó sẽ dính lên bạn.”

Tín đồ lúc đó có đủ mọi ý niệm rồ dại nhưng họ không cần phải lo lắng như thế. Thánh Linh cũng không đến trên một người nếu người đó không muốn Ngài. Ngài là Đấng rất nhu mì.

Ba vợ tôi kể cho tôi nghe, “Cả hội chúng chia làm hai phe liên quan đến vấn đề báp-tem trong Thánh Linh và nói tiếng lạ. Ai ai cũng bàn tán về điều đó, và nhiều người đến nhóm chỉ để xem những gì đang xảy ra. Những người hiếu kỳ đứng phía sau quan sát. Họ không muốn có bất cứ điều gì mà khiến họ hành xử cách lạ đời.”

Một anh nông dân hàng xóm vừa tin Chúa, và ông Rooker nói với tôi. “Ba biết người đó. Ông ta là một công dân ngay thẳng, một người thành thật. Một người bạn nông dân khác và ba nói chuyện với nhau, “Có một điều mà chúng ta biết – nếu người hàng xóm này có được kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ biết cái này là thật bởi vì chúng tôi biết ông ta rất rõ. Ông sẽ không chạy theo những điều giả dối hay hoang tưởng.”

Ông Rooker kể tiếp, “Lúc này mọi người đều đến Hội Thánh tìm kiếm để được đầy dẫy Thánh Linh. Vì thế bạn của ba và ba đứng phía sau nhà thờ quan sát điều gì xảy ra cho con người này.

“Một đêm nọ người nông dân hàng xóm này cầu nguyện một mình tại nhà thờ. Mọi người khác đều về nhà và bạn ba và ba đứng gần ông ta hơn. Ba quan sát kỹ khi người hàng xóm quỳ gối ở nhà thờ cầu nguyện. Thình lình ông ta đưa cả hai tay lên và nhìn lên trời và bắt đầu nói tiếng lạ – và chuyện này xảy ra mà không thấy có ai dùng đèn lồng chiếu trên ông ta!

“Bạn của ba đang quan sát ông ta từ xa rồi quay sang ba và hỏi, “Ông ấy nói gì vậy? Ông ấy nói gì vậy? Ông ấy nói gì vậy?

“Ba trả lời, Tôi cũng không biết – ông ta đâu có nói với tôi.”

Ông gia tôi không biết rằng lời ông nói đó thật đúng với Kinh Thánh. Ông Rooker nói đúng như 1 Cô-rinh-tô 14:2 nói,  “Vì người nói tiếng lạ không phải nói với người nhưng nói với Đức Chúa Trời, vì không ai hiểu người ấy nói gì và người do Đức Thánh Linh nói những sự huyền nhiệm.” Người nông dân hàng xóm này không nói với ông Rooker hay nói với người khác. Ông ta đang nói những bí mật thiêng thượng với Đức Chúa Trời.

Cầu Nguyện Không Bởi Trí Hiểu

Tôi muốn bạn để ý câu 14 liên hệ đến việc thông công siêu nhiên với Đức Chúa Trời.

[bs-quote quote=”Nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện nhưng tâm trí lại bất động.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:14″][/bs-quote]

Một lần nữa, bản dịch The Amplified dịch, “…Tâm linh tôi [bởi Thánh Linh ở trong tôi] cầu nguyện…” Hãy nhớ rằng Thánh Linh không phải là Đấng cầu nguyện. Ngài giúp bạn cầu nguyện bằng cách ban cho bạn lời nói trong tâm linh bạn.

Phao lô nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một phương tiện qua đó tâm linh chúng ta có thể cầu nguyện mà không dựa vào trí hiểu của chúng ta. Sự hiểu biết của chúng ta không liên hệ gì đến việc cầu nguyện trong Thánh Linh. Loại cầu nguyện này có cần thiết không? Chắc chắn là cần thiết, bởi vì Đức Chúa Trời đã cung ứng siêu nhiên cho chúng ta.

Có người lần nọ đã hỏi tôi, “Có ích lợi gì khi ông không biết ông đang nói gì?”

Tôi trả lời, “Nhưng tôi đâu có nói với tôi – tôi nói với Đức Chúa Trời.”

Một lần nữa, chúng ta thấy Thánh Linh là Đấng giúp chúng ta cầu nguyện trong tiếng lạ, nhưng chúng ta là người phải cầu nguyện. Biết điều này, chúng ta hãy xem lại 1 Cô-rinh-tô 14:2.

[bs-quote quote=”Vì người nói tiếng lạ không phải nói với người nhưng nói với Đức Chúa Trời, vì không ai hiểu người ấy nói gì và người do Đức Thánh Linh nói những sự huyền nhiệm.” style=”style-20″ align=”right” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:2″][/bs-quote]

Phao lô có ý nói gì khi ông dùng nhóm từ “trong Thánh Linh”? (Bản tiếng Việt dịch “do Thánh Linh” – DG) Chúng ta biết trong câu này ông nói về việc nói tiếng lạ. Nhưng chúng ta không nên áp đặt sự giải nghĩa của chúng ta vào điều Phao lô ý muốn nói. Kinh Thánh định nghĩa nhóm từ Phao lô dùng. Chính Phao lô định nghĩa luôn.

Chúng ta hãy đọc đến thơ tín Phao lô viết cho những người Êphêsô, tại đây ông nói, “Bằng mọi lời cầu nguyện và nài xin, hãy luôn luôn cầu nguyện trong Đức Thánh Linh. Để đạt mục đích ấy, hãy tỉnh thức và hết sức kiên trì, cũng hãy cầu thay cho tất cả các thánh đồ” (Êph 6:18). Nếu cầu nguyện trong Thánh Linh trong 1 Cô-rinh-tô 14:2 đề cập đến việc cầu nguyện tiếng lạ thì chúng ta có mọi lý do để kết luận rằng cầu nguyện trong Thánh Linh trong Ê-phê-sô 6:18 cũng đề cập đến việc cầu nguyện tiếng lạ.

Bây giờ chúng ta trở lại 1 Cô 14 để có ý niệm rõ hơn về điều Phao lô muốn nói qua nhóm từ “trong Thánh Linh”.

[bs-quote quote=”Nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện nhưng tâm trí lại bất động. Thế thì tôi phải làm gì? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm linh nhưng cũng cầu nguyện bằng tâm trí nữa. (Ctd: không kết quả)” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 14:14-15″][/bs-quote]

Hãy để ý nhóm từ “bằng tâm linh” trong câu 15. Phần lớn những lời cầu nguyện mà tín đồ thường cầu nguyện là những lời cầu nguyện lý trí và không liên hệ gì nhiều đến Thánh Linh. Nhưng Phao lô nói ở đây rằng ông cầu nguyện cả theo hai cách – bằng tâm linh lẫn bằng trí khôn hay tâm trí.

Là một Mục Sư trẻ tuổi theo truyền thống trước khi được đầy dẫy Thánh Linh, tôi thấy hai câu Kinh Thánh nói về việc cầu nguyện bằng tâm linh và cầu nguyện trong Thánh Linh là khác nhau. Tôi hỏi nhiều vị Mục Sư khác nhau trong giáo phái của tôi, “Cầu nguyện bằng tâm linh hay cầu nguyện trong Thánh Linh có nghĩa là gì?”

Một số Mục Sư trả lời, “Có nghĩa là anh phải cầu nguyện với một chút cố gắng hay nỗ lực!”

Đôi khi chúng ta hát một bài thánh ca nào đó từ cuốn thánh ca, và người hướng dẫn nói, “Bây giờ chúng ta hãy hát câu kế tiếp bằng tâm linh và bằng sự hiểu biết. Nhưng có phải là ông muốn nói, “Chúng ta hát câu kế tiếp với một chút cố gắng” không?

Nhưng đó không phải là đoạn Kinh Thánh trong 1 Cô-rinh-tô 14 nói đến. Nếu tâm linh của bạn đang cầu nguyện trong tiếng mẹ đẻ, tâm trí của bạn sẽ hiểu những gì bạn nói. Vì thế, tâm trí bạn sẽ không kết quả. Nhưng Phao lô nói rõ ràng cầu nguyện trong tiếng lạ trong trường hợp này, bởi vì ông nói, “Vì nếu tôi cầu nguyện trong tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện …” (câu 14).

Phao lô viết cả hai thơ tín này – một gửi cho người Côrinhtô và một gửi cho người Êphêsô. Cả hai thư tín ông dùng nhóm từ “trong Thánh Linh hay trong tâm linh”. Và trong 1 Cô-rinh-tô 14:15, Phao lô cũng dùng nhóm từ “bằng tâm linh”. Khi bạn theo dõi các thư tín của Phao lô khi ông dùng những từ ngữ này, bạn sẽ thấy ông thường đề cập đến việc cầu nguyện tiếng lạ hoặc ông ám chỉ đến việc cầu nguyện trong tâm linh.

Dĩ nhiên, bạn cũng có thể cầu nguyện “trong Thánh Linh” bởi linh tiên tri. Cầu nguyện bởi linh tiên tri xảy ra khi Thánh Linh kiểm soát bạn lúc bạn cầu nguyện tiếng lạ và bạn cầu nguyện bởi sự thần cảm trong tiếng mẹ đẻ của bạn.

Đôi lúc tôi cầu nguyện bằng trí hiểu trong tiếng mẹ đẻ hơn một giờ bởi linh tiên tri. Tôi biết điều tôi đang nói, nhưng tâm trí tôi không liên hệ gì cả. Lời nói cứ tuôn ra từ tâm linh tôi.

Bạn có thể thấy những ví dụ về loại cầu nguyện này trong sách Thi Thiên. Những lời cầu nguyện của Đavít, Môise, các tác giả Thi Thiên khác đều được Thánh Linh ban cho họ. Không con người nào nói tiếng lạ dưới thời Cựu Ước. Như chúng ta đã thấy trước đó, tiếng lạ và sự thông giải tiếng lạ là chỉ dành cho Tân Ước. Tuy nhiên, những người này đã cầu nguyện “trong Thánh Linh,” hay nhờ Thánh Linh mà cầu nguyện theo linh tiên tri.

Khi bạn cầu nguyện bởi linh tiên tri, môi lưỡi bạn kết nối với tâm linh và bạn cầu nguyện bởi sự cảm động của Thánh Linh bằng tiếng mẹ đẻ, tuy nhiên tâm trí của bạn cũng không liên hệ gì. Lời cầu nguyện của bạn không phải là điều gì đó bạn nghĩ ra. Trái lại, nó tuôn ra từ tâm linh, được Thánh Linh cảm động hoàn toàn. Đây cũng không phải là lời cầu nguyện theo lý trí, hay cầu nguyện theo trí hiểu, cho dù bạn hiểu được những gì bạn đang nói. Mà đây là một cách khác để cầu nguyện trong Thánh Linh.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với điều Phao lô nói trong Ê-phê-sô 6:18 và hãy để ý một điều nữa:

[bs-quote quote=”Bằng mọi lời cầu nguyện và nài xin, hãy luôn luôn cầu nguyện trong Đức Thánh Linh. Để đạt mục đích ấy, hãy tỉnh thức và hết sức kiên trì, cũng hãy cầu thay cho tất cả các thánh đồ.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Ê-PHÊ-SÔ 6:18″][/bs-quote]

Khi chúng ta cầu nguyện tiếng lạ, chúng ta không chỉ gây dựng chính mình, mà còn làm trọn mạng lệnh của Chúa là cầu nguyện cho các thánh đồ. Không có cách nào để cầu nguyện cho hết thảy thánh đồ bằng trí hiểu được bởi vì theo lẽ tự nhiên chúng ta không biết hết thảy mọi thánh đồ. Nhưng Đức Chúa Trời đã cung ứng phương tiện thông công siêu nhiên này để chúng ta có thể cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ mà không cần đến trí hiểu của chúng ta.

Ước Gì Tôi Hiểu Được

Thật tốt là dừng ở đây một lát và suy nghĩ về điều lạ lùng Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta: Ngài đã cung ứng cho chúng ta một cách mà qua đó chúng ta có thể cầu nguyện mà không cần tâm trí chúng ta: “Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm linh tôi cầu nguyện..” (1 Cô 14:14). Qua ân tứ nói tiếng lạ, tâm linh chúng ta thông công trực tiếp với Đức Chúa Trời. Trước đó, bạn có thể nói chuyện với Đức Chúa Trời bằng tâm trí bạn, và dĩ nhiên, tình cảm của bạn cũng liên hệ. Nhưng nói tiếng lạ là phương tiện thông công từ linh đến Linh.

Bạn nhớ điều Chúa Jêsus phán với người đàn bà tại giếng nước Samari (Gi 4:4-26). Người đàn bà này thưa với Chúa Jêsus, “Tổ phụ chúng tôi đã thờ phượng Chúa trên núi này, còn người Do Thái thì cho rằng chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời tại Giêrusalem. Ngài nói gì về điều này?”

Khi Chúa Jêsus trả lời, Ngài không có nói quan điểm nào là đúng. Trái lại, Ngài nói, “Đức Chúa Trời là Linh Thần, nên những người thờ phụng Ngài phải lấy tâm linh, lẽ thật mà thờ phụng” (Gi 4:24). Chúng ta không phải thờ phượng Đức Chúa Trời trên núi Samari, và chúng ta cũng không phải thờ phượng Đức Chúa Trời tại Giêrusalem. Đức Chúa Trời là Thần Linh, và chúng ta có thể thờ phượng Ngài bất cứ nơi nào.

Tuy nhiên, Chúa Jêsus nói giờ đến khi bạn phải thờ phượng Đức Chúa Trời trong tâm linh và trong lẽ thật bởi vì Ngài là Thần Linh. Câu này cho bạn một gợi ý khác về giá trị của việc nói tiếng lạ. Khi bạn nói tiếng lạ, con người tâm linh của bạn nói trực tiếp với Đức Chúa Trời là Thần Linh. Hãy nhớ, Phao lô nói khi bạn cầu nguyện trong tiếng lạ, tâm linh bạn cầu nguyện (1 Cô 14:14). Bạn đang nói chuyện trực tiếp với Đức Chúa Trời một cách siêu nhiên.

Từ chính kinh nghiệm tôi biết rằng có sự khác biệt lớn giữa việc cầu nguyện bằng trí hiểu và cầu nguyện bằng tâm linh.

Tôi nhớ lúc tôi còn là một Mục Sư trẻ tuổi theo truyền thống. Lúc đó tôi được tái sanh, được cứu hoàn toàn, được chữa lành bởi quyền năng của Chúa, và được vực dậy khỏi giường bệnh và làm Mục Sư của một Hội Thánh nhỏ. Tôi vẫn sống với họ kể từ khi lúc tôi chín tuổi.

Thỉnh thoảng tôi phải đi xuống kho lúa của ông tôi và trèo lên đống rơm để tôi ở riêng với Chúa và cầu nguyện khoảng một giờ. Trong những lúc cầu nguyện như vậy, tôi chỉ cầu nguyện cách duy nhất mà tôi biết – bằng trí hiểu.

Tôi nhớ có lần tôi cố gắng để thưa với Chúa trong tiếng mẹ đẻ là tôi yêu mến Ngài và Ngài thật kỳ diệu. Nhưng cho dù tôi có thể ở tại nơi đó cầu nguyện một hai giờ đi nữa, dường như không khi nào tôi cầu nguyện xong mà cảm thấy thỏa mãn trong lòng. Làm sao tôi có thể thỏa mãn được? Tâm linh tôi chưa thật sự có cơ hội để bày tỏ chính mình. Sau khi được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ, tôi để ý là tôi chưa hề rời khỏi nơi cầu nguyện mà cảm thấy không thỏa mãn bởi vì tâm linh tôi cuối cùng đã có thể thông công với Đức Chúa Trời.

Trước khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh, tôi nhớ có một điều khác xảy ra trong đời sống cầu nguyện của tôi. Nó xảy ra đôi lần, nhưng có một lần đặc biệt. Khi tôi cầu nguyện và cố gắng thưa với Chúa là tôi yêu mến Ngài – dùng tất cả những từ ngữ mà tôi biết được để mô tả Ngài thật sự ý nghĩa đối với tôi – dường như môi lưỡi tôi thấy lúng túng khi tôi diễn tả bằng tiếng mẹ.

Lúc mà tôi còn nằm trên giường bệnh và bị hại hơn một năm thì cuống họng và lưỡi tôi cũng bị tê cứng nên tôi không thể nói rõ ràng được. Và trong những lúc tôi lên kho thóc của ông tôi cầu nguyện khi tôi cố gắng cầu nguyện thì môi lưỡi tôi cũng cảm thấy bị tê cứng. Điều này nhắc tôi nhớ đến trước đây môi lưỡi tôi cũng bị tê cứng một phần. Tôi đâm ra hoảng sợ. Tôi liền đứng dậy và không cầu nguyện nữa.

Sau biến cố đó, tôi không bao giờ cầu nguyện lâu vì sợ môi lưỡi tôi bị tê cứng nữa. Mỗi khi tôi có cảm giác môi lưỡi tê cứng là tôi ngừng cầu nguyện và đứng dậy liền. Sau đó lưỡi tôi trở lại bình thường.

Chỉ sau khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh mới tôi nhận biết điều gì xảy ra trong thì giờ cầu nguyện của tôi tại kho lúa của ông tôi. Thánh Linh muốn ban cho tôi lời nói, nhưng lúc đó tôi không biết. Không ai dạy tôi về kinh nghiệm Ngũ Tuần. Và vì không ai nói với tôi về những gì xảy ra cho tôi trong lúc cầu nguyện, nên tôi không đầu phục Thánh Linh. Tôi luôn đứng dậy và chạy khỏi nơi đó.

Sau này khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ, tôi nhận ra rằng nếu tôi chỉ cần đầu phục Thánh Linh lúc đó thì tôi chắc có lẽ đã nói được tiếng lạ lâu lắm rồi. Bạn thấy đó, Thánh Linh luôn ở trong tôi, và Ngài tìm cách đổ đầy trên tôi cách tràn trề.

Tôi tự nhủ, Chúa ơi, ước gì con hiểu được trước đây thì chắc có lẽ con đã cầu nguyện tiếng lạ lâu rồi. Con chắc đã được gây dựng chính mình. Con chắc có lẽ đã thưa chuyện với Chúa cách siêu nhiên rồi. Nhưng tạ ơn Chúa, kể từ đó trở đi tôi tận dụng tối đa từ này.

Cảm Thấy Bị Lừa

Nghĩ lại lúc đó tôi chỉ có thể cầu nguyện bằng trí hiểu, tôi dùng hết mọi tính từ tôi biết để cố gắng ngợi khen Chúa và nói với Ngài rằng Ngài thật tuyệt vời. Nhưng cách này hay cách khác, sâu xa trong lòng, tôi cảm thấy như mình bị lừa.

Đôi khi tôi thích mô tả theo cách này: Sau khi vợ tôi và tôi rời khỏi Hội Thánh sau cùng vào năm 1949, tôi đi lại hầu việc Chúa bằng xe hơi để tổ chức các buổi nhóm khắp nước Mỹ và Canađa hơn hai thập niên. Thật không ngoa khi nói rằng tôi đã đi gần hai triệu dặm bằng xe hơi trong suốt thời gian đó, đi lại hàng ngàn dặm mỗi năm.

Nhiều lần khi đi lại, tôi không biết dừng chỗ nào để ăn khi tôi đến một thành phố xa lạ. Nhưng nếu tôi chạy xe suốt giờ trưa và đói bụng, tôi thường dừng tại một nhà hàng trông ăn được và ghé lại ăn trưa.

Tôi không bận tâm là họ bán thức ăn ra làm sao. Nhưng tôi rất ghét phải sắp hàng tại quầy thu tiền để trả tiền trong khi đó thì bao tử của tôi cứ nói, “Mày lừa tao!” (Tôi nghĩ bạn biết điều tôi muốn nói ở đây).

Những gì xảy ra mỗi lần tôi rời khỏi nơi cầu nguyện tại kho lúa của ông tôi cũng vậy. Tâm linh tôi nói với tôi, “Mày lừa tao! Mày lừa tao!” Nhưng lúc đó tôi không biết cách để đầu phục Thánh Linh. Tôi không biết tâm linh tôi có thể cầu nguyện, nên tôi chỉ thưa với Chúa bằng trí hiểu.

Nhưng kể từ khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh và bắt đầu nói tiếng lạ, tâm linh tôi luôn thỏa mãn khi tôi rời khỏi nơi cầu nguyện. Tại sao? Bởi vì bây giờ tâm linh tôi có thể nói điều tâm linh tôi muốn nói dưới sự cảm động của Thánh Linh.

Cần Cả Hai Loại Cầu Nguyện

Bạn thấy đó, Hội Thánh nói chung đã hụt hẫng trong sự cầu nguyện rất nhiều. Nhiều Cơ Đốc Nhân chỉ cầu nguyện bằng lý trí nên không lạ gì họ không thể đi xa hơn trong tiến trình thuộc linh. Họ chỉ cầu nguyện một loại cầu nguyện trong khi đó Đức Chúa Trời đã ban cho con cái Ngài khả năng để cầu nguyện bằng tâm linh lẫn cầu nguyện bằng trí hiểu.

Cầu nguyện theo một cách duy nhất giống như cố đi xe đạp bằng một bánh. Nếu bạn đi như thế, tôi đảm bảo là bạn sẽ không đi xa được.

Chúng ta ứng dụng ví dụ xe đạp “hai bánh” cho hai loại cầu nguyện – cầu nguyện bằng trí hiểu và cầu nguyện bằng tiếng lạ. Hai loại cầu nguyện này hai cái bánh xe thúc đẩy sự cầu nguyện tiến lên và mang lại những kết quả thuộc linh lâu dài.

Khi phần lớn các Hội Thánh nhất mực rằng cầu nguyện trong tiếng lạ (bánh xe trước) đã biến mất cùng với các sứ đồ, thì các tín hữu chỉ đi bằng một “bánh xe” cầu nguyện và không còn tiến xa hơn trong đời sống thuộc linh. Nên phần lớn Cơ Đốc Nhân chỉ đi một bánh xe (cầu nguyện bằng trí hiểu) và rồi cố sức đạp. Và hậu quả là các Cơ Đốc Nhân này cứ giậm chân một chỗ trong nhiều năm, không tiến triển gì cả. Họ tưởng họ đang tiến triển, nhưng so với đích mà Chúa định cho họ đạt tới thì họ chưa tới đâu cả.

Đó là lý do Phao lô nói, “Thế thì tôi phải làm gì? Tôi sẽ cầu nguyện bằng tâm linh nhưng cũng bằng tâm trí nữa…” (1 Cô 14:15). Chúng ta cần cả hai “bánh xe” cầu nguyện để chúng ta có thể hoàn tất điều cao cả nhất và tốt đẹp nhất của Chúa trong đời sống của chúng ta!

Nhiều người đã không được dạy về những gì Lời Chúa nói về vấn đề này. Một số khác sẽ tìm cách thuyết phục bạn rằng nói tiếng lạ không dành cho tín hữu ngày nay. Nhưng nếu lúc đó Cơ Đốc Nhân cần cầu nguyện với Chúa bằng tâm linh mà không qua trí hiểu thì bây giờ chúng ta cũng cần cầu nguyện vậy.

Chúng ta cần cầu nguyện bằng trí hiểu, nhưng chúng ta không chỉ cầu nguyện bằng cách đó mà thôi chỉ vì lý do đơn giản là chúng ta không biết cầu nguyện như đáng phải cầu nguyện.

[bs-quote quote=”Chính Đức Thánh Linh hiệp với tâm linh làm chứng cho chúng ta rằng chúng ta là con của Đức Chúa Trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”RÔ-MA 8:16″][/bs-quote]

Mặt khác, chúng ta có thể nói tương tự về việc cầu nguyện bằng tâm linh. Chúng ta cũng không thể cầu nguyện tiếng lạ mà thôi. Đôi khi chúng ta cần trình bày cụ thể nhu cầu của chúng ta cho Chúa bằng tiếng mẹ đẻ. Vì thế chúng ta cần cả hai loại cầu nguyện.

Nên hãy học để phát triển đời sống cầu nguyện của bạn với sự giúp đỡ của Thánh Linh. Cùng lúc, hãy cầu nguyện bằng trí hiểu. Nhưng nếu bạn chưa được đầy dẫy Thánh Linh, hãy cầu xin ân tứ vô giá này, và sau đó hãy học để thông công với Cha Thiên Thượng qua phương tiện siêu nhiên của Ngài.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan