Có lẽ bạn cũng giống như tôi, biết về những cảm xúc khi lần đầu làm chuyện chăm sóc cha mẹ già. Chăm sóc mẹ tôi trước khi bà về với Chúa là một việc làm toàn thời. Gánh nặng của việc phải làm những quyết định, nói chuyện với bác sĩ, những chuyến bay về nhà thường xuyên và phải lo toan mọi nhu cầu có thể làm cho bạn kiệt lực cả về thể chất lẫn cảm xúc. Với tôi thì không có cách chọn lựa nào khác. Mẹ tôi đã chăm sóc tôi khi tôi cần bà. Bây giờ, đến lượt tôi.
Dù bạn chọn làm người chăm sóc, công việc đó có thể sinh ra sự căng thẳng cảm xúc. Hiệp Hội Những Người Chăm Sóc Gia Đình Toàn Quốc tường trình rằng gần phân nữa những người chăm sóc bị trầm cảm, hai phần ba thường cảm thấy bất lực, và hai phần năm bị suy nhược vì những thay đổi trong dòng sức sinh hoạt gia đình.
Từ khi có “thế hệ bánh mì sandwich” – là những người trong khoảng tuổi 30-40 phải vừa lo cho con cái vừa lo cho cha mẹ già – những nhóm giúp đỡ, những thông tin và sự kiện đã dấy lên trên nhau để tạo nên và hành xử những công việc thực tế trong việc chăm sóc cha mẹ. Nhưng lãnh vực cảm xúc trong sự chăm sóc là cái gánh nặng nề nhất.
Những điều gì là những vấn đề trong lãnh vực cảm xúc của người chăm sóc?
1. Sự chết của chính bạn. Chăm sóc cha mẹ già yếu khiến chính bạn phải suy nghĩ về tiến trình già yếu và cái chết của bạn.
2. Ai sẽ chăm sóc cho bạn nếu một ngày kia bạn cần? Bạn bắt đầu nghĩ nhiều về những chọn lựa và chương trình chăm sóc cho chính bạn.
3. Những vấn đề cha mẹ – con cái không giải quyết được. Nhiều người hy vọng rằng chăm sóc cha mẹ có thể đảo nghịch lại mối quan hệ đã bị hư hoại của họ. Khi điều này không xảy ra, nó làm cho người con chăm sóc càng thêm sầu thảm. Thí dụ, người con gái có thể thấy ra rằng người cha trước đây đã không chịu chấp nhận, vẫn tiếp tục không chấp nhận, hay người mẹ đã bị trần cảm và vô cảm, vẫn tiếp tục xa lạ thờ ơ với mình.
4. Sự hối tiếc về quá khứ. Bạn có thể có những hối tiếc mà đã không bao giờ được chia xẻ.
5. Hoán đổi vai trò. Bạn trở nên cha mẹ và cha mẹ trở nên người con. Cái hoán đổi vai trò này đòi hỏi cả cha mẹ và người con phải điều chỉnh rất nhiều điều trong cuộc sống của họ.
Một người chăm sóc phải có thêm “liều lượng” của sự kiên nhẫn, hiểu biết và ân hậu. Hãy cố gắng tôn trọng cha mẹ bất kể là việc chăm sóc ông bà trở nên khó khăn đến đâu đi nữa. Hãy nhớ đến giá trị danh dự của họ. Họ muốn độc lập và tự lập càng lâu càng tốt. Cha mẹ già yếu thường lo rằng họ trở nên gánh nặng cho con cái. Họ không chấp nhận việc con cái của họ phải chăm sóc họ. Hãy đặt mình vào trong chỗ của họ, phải lệ thuộc vào người khác khi họ đã từng trải cuộc sống độc lập. Đặt mình như vậy sẽ giúp bạn rất nhiều.
Hãy nhận biết những vấn đề cảm xúc đã bị dấy lên và tiến hành quản trị hay giải quyết chúng, nếu có thể được. Nếu bạn cần sự giúp đỡ của một nhà tâm lý, hãy tìm người sẽ tư vấn cho bạn và có nghiệp vụ chuyên môn trong lãnh vực người già. Tận dụng sự giúp đỡ và hỗ trợ để bạn không trở nên bị căng thẳng nghiêm trọng.
Mặt tích cực của sự chăm sóc là bạn sẽ càng nhận thức thêm về điều bạn cần làm trong kế hoạch (về già) của bạn. Bạn trở nên tự tin về khả năng của bạn để giải quyết với những nhân viên chăm sóc sức khỏe và bạn có thể kết thúc chăm sóc một cách tốt đẹp với cha mẹ mà không phải hối tiếc về đoạn cuối của cuộc đời của họ. Thế nên hãy làm mọi điều bạn có thể làm, nhìn biết mức căng thẳng của bạn, tìm thật nhiều hỗ trọ. Hãy xin Chúa ban cho bạn ơn sức để làm được mọi điều cần phải làm và vinh danh cha mẹ của bạn.
Lược dịch: Ngọc Nga
(Nguồn: http://www1.cbn.com/familymatters/getting-emotionally-prepared-care-for-aging-parent)