Sáu Đặc Điểm Của Tình Yêu Thương Được Làm Nên Bởi Tin Lành

Share

Chúa Giê-xu cho biết đặc điểm nổi bật nhất của Hội Thánh của Ngài phải là tình yêu thương của nó. Ngài đã phán với các môn đồ của Ngài rằng, “Nếu các con yêu thương nhau thì thiên hạ sẽ nhận biết các con thuộc về Ta.”

Điều thuyết phục thế giới về lẽ thật của Tin Lành đơn giản không phải là sự bảo vệ đức tin của chúng ta; mà đó là tình yêu của chúng ta dành cho nhau. Francis Schaeffer nói, “Tình yêu thương được thể hiện ra trong Hội Thánh là lời biện giải cuối cùng của Chúa Giê-xu đối với thế giới.”

Điều thuyết phục thế giới về lẽ thật của Tin Lành đơn giản không phải là sự bảo vệ đức tin của chúng ta; mà đó là tình yêu của chúng ta dành cho nhau.

Có sáu đặc điểm của tình bạn hữu được tạo hình bởi Tin Lành từ Kinh Thánh Rô-ma 12, nếu như Hội Thánh áp dụng tốt những điều này thì sẽ thu hút nhiều người hơn là âm nhạc tuyệt vời hoặc các buổi nhóm đặc biệt. Thật ra, mọi người sẽ kéo đến với chúng ta để được nghe nhiều hơn nữa về Chúa.

1. Tình yêu thương không giả hình (Rô-ma 12: 9)

Một trong những câu nói dở nhất tại Miền Nam là “Bless his heart.” [Tạm dịch: Hãy chúc phúc cho trái tim anh ấy.] Điều đó có nghĩa là, “Điều tôi vừa nói thật sự có ý nghĩa, nhưng tôi sẽ làm cho nó ổn bằng cách thêm vào một số phép lịch sự của người Miền Nam.” Ví dụ: “Người phụ nữ đó là một con rắn … hãy chúc phước cho trái tim của cô ấy.”

Phao-lô nói rằng tình yêu thương của chúng ta nên khác biệt. Nó không phải chỉ là cho một giai đoạn; đó phải là tình yêu thương từ tận đáy lòng, từ lời nói cho đến những gì chúng ta ao ước cho người khác xuất phát từ tấm lòng của mình.

Đây là một điều dễ dàng để nói, nhưng đôi khi người ta rất khó để yêu thương – và đó là nơi mà Rô-ma 12:1 đã nói: “Vì vậy, hỡi anh chị em, theo lòng thương xót của Đức Chúa Trời…” (CSB). Tin Lành cho phép bạn yêu một ai đó bất chấp những khuyết điểm của họ bởi vì nó đặt bạn vào vị trí tiếp xúc với sự dịu dàng của Đức Chúa Trời dành cho bạn.

2. Tình yêu thương của chúng ta phải được đặt trên nền tảng lẽ thật của Đức Chúa Trời (câu 9)

Bạn đã bao giờ thấy những bậc cha mẹ không kỷ luật con cái của mình, ngay cả khi điều đó là cần thiết? Họ chỉ không thể chịu đựng được những giọt nước mắt hoặc sự tức giận của những đứa con của mình, vì thế khi con của họ tiến tới thì họ nhượng bộ – ngay cả khi điều đó không tốt cho đứa trẻ.

Những bậc cha mẹ làm điều này (và tất cả những người làm cha mẹ ở một thời điểm nào đó, bao gồm cả chính tôi) đã không yêu thương những đứa con của mình quá nhiều đâu nhưng đã yêu chúng quá ít. Họ yêu việc được có cảm tình từ con cái của họ hơn là họ yêu con cái của họ.

Điều tương tự cũng áp dụng cho các mối quan hệ của chúng ta trong Hội Thánh. Chúng ta phải yêu thương nhau đủ để nói ra lẽ thật, ngay cả khi điều đó không thoải mái, bởi vì tình yêu thương không dựa trên lẽ thật thì cuối cùng không phải là tình yêu thương.

3. Tình yêu thương của chúng ta như là tình yêu gia đình (câu 10)

Tình yêu thương trong thân thể của Đấng Christ cũng giống như tình yêu thương trong gia đình chúng ta.

Ví dụ, trong một gia đình lành mạnh, nếu anh chị em của bạn có vấn đề, bạn vẫn không từ bỏ họ. Nếu cha mẹ bạn trở nên túng thiếu khi về già, bạn không nên nói, “Chà, tôi không có không gian cho điều này trong cuộc sống của tôi.” Không – bạn sẽ phải sắp xếp lại cuộc sống của mình để chăm sóc cho họ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ sẽ chuyển đến sống cùng bạn.

Mối quan hệ của bạn với Hội Thánh phải giống như một gia đình – một gia đình mà bạn xuất hiện vì anh chị em của mình không phải vì điều đó thuận tiện hoặc có lợi cho bạn, nhưng vì tình yêu thương theo Tin Lành, khi một thành viên trong gia đình gặp khó khăn, những người còn lại sẽ làm điều đó như của riêng họ.

4. Tình yêu thương của chúng ta nên nhận ra giá trị vốn có mà Đức Chúa Trời đã đặt nơi mỗi người (câu 10)

Tin Lành dạy chúng ta suy nghĩ khác về mọi người, nhận biết và chấp nhận giá trị của một người nào đó bởi vì họ được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.

C.S. Lewis đã viết,

“Đó là một điều nghiêm túc khi sống trong một xã hội có thể là của các vị thần và nữ thần, để nhớ rằng người buồn tẻ nhất và không thú vị nhất mà bạn nói chuyện, một ngày nào đó có thể là một tạo vật mà nếu bạn nhìn thấy bây giờ, bạn sẽ rất muốn tôn thờ, hoặc rất là một nỗi kinh hoàng và một sự thối nát như là chỉ gặp được trong một cơn ác mộng.”

Ra khỏi việc chỉ làm theo cách của bạn để nâng người khác lên. Như Phao-lô nói, “Vượt trội lẫn nhau trong việc tôn trọng nhau” (Rô-ma 12:10 ESV).

5. Tình yêu thương của chúng ta nên tràn ngập sự lạc quan vốn có về những lời hứa của Đức Chúa Trời (câu 11–12)

Rô-ma 12:11–12 nói, “Chớ thiếu siêng năng sốt sắng; hãy nhiệt thành trong Thánh Linh; hãy phục vụ Chúa. Vui mừng trong hy vọng; nhẫn nại trong cơn hoạn nạn; hãy kiên trì cầu nguyện ”(CSB). Bạn không bao giờ làm việc trong hoàn cảnh quá khó khăn hoặc nói chuyện với một người đã đi quá xa bởi vì Đức Chúa Trời của chúng ta mang sự sống trở lại từ cõi chết. Chúng ta có thể vui mừng với hy vọng về những lời hứa tốt đẹp của Đức Chúa Trời, khi biết Ngài không ngừng cam kết với con cái Ngài.

Khi ai đó đang bị đau khổ nghiêm trọng, chúng ta có thể giúp họ chịu đựng được điều đó với sự kiên nhẫn vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đang làm cho mọi việc hiệp lại với nhau cho sự tốt lành (Rô-ma 8:28) và những điều mà Sa-tan và những phương tiện tà ác thì Đức Chúa Trời sẽ biến hóa nó cho sự tốt lành (Sáng 50:20).

Chúng ta có thể kiên trì cầu nguyện vì chúng ta có Đức Chúa Trời luôn nghe và đáp lời cầu nguyện (Thi-thiên 103:17). Đây là những lời hứa Tin Lành tràn đầy niềm lạc quan và chúng ta đang đứng vững trên đó. Như William Carey đã nói, “Tương lai tươi sáng như những lời hứa của Đức Chúa Trời.”

6. Tình yêu thương của chúng ta nên thể hiện bằng những hành động hữu hình (câu 13)

Trong Rô-ma 12:13, thứ tự các mạng lệnh rất quan trọng: “Hãy chia sẻ với các thánh đồ khi họ cần; theo đuổi lòng hiếu khách.”

Quan tâm đến nhau trong Hội Thánh trước hết vì chúng ta là một gia đình. Chúng ta nên kết ước với nhau theo cách mà chúng ta cùng nhau gánh vác gánh nặng cho nhau. Nhưng nó không bao giờ nên kết thúc ở đó. Tình yêu và sự kết ước của chúng ta dành cho nhau sau đó sẽ tràn ra đường phố dưới hình thức hiếu khách và đưa người ngoài vào Hội Thánh.

Hội Thánh đầu tiên là ví dụ tốt nhất của chúng ta về cách yêu thương theo cách này. Họ đã không nhân bội lên vì những nhạc sĩ tuyệt vời, sự giảng dạy sinh động, hoặc các tòa nhà ấn tượng (bạn còn nhớ các tòa nhà?). Họ đã được nhân bội lên vì cách mà họ yêu thương nhau.

Một hội thánh (1) được đánh dấu bằng tình yêu thương không giả hình, (2) dựa trên lẽ thật của Đức Chúa Trời, (3) như tình cảm của một gia đình, (4) công nhận giá trị vốn có của mỗi người, (5) lạc quan vì những lời hứa của Đức Chúa Trời, và (6) thể hiện tình yêu thương bằng những hành động hữu hình — đây không phải là loại cộng đồng mà bạn muốn trở thành một phần sao? Đây không phải là loại cộng đồng mà thế giới khao khát sao?

Phao-lô kết nối tất cả những “điều nên làm” này để được đổi mới và thấm nhuần Tin Lành: Vì vậy, dưới lòng thương xót của Đức Chúa Trời, bạn có thể được biến đổi thành những dạng người này.

Chỉ nhờ đức tin vào những gì Đức Chúa Trời đã làm, chúng ta mới được trao quyền trong những việc mình cần phải làm. Lửa để làm trong đời sống Cơ-Đốc nhân đến từ việc được ngâm mình trong dầu của những gì Ngài đã làm.

“Chúng ta yêu vì Ngài đã yêu chúng ta trước” (1 Giăng 4:19). Cách duy nhất để yêu theo con đường này là xem mình là người đã nhận được tình yêu thương lớn lao. Đâm rễ trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho bạn là cách mà tình yêu thương dành cho Đức Chúa Trời và những người khác lớn lên trong bạn. 

 

Barnaba Huỳnh & Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: jdgreear.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan