8 Cách Để Thay Thế Cuộc Sống Khổ Đau Bằng Hy Vọng

Share

Bạn có đang bị tổn thương và cần sự chữa lành của Chúa không? Đây là tám cách để tìm thấy hy vọng, khi cuộc sống đau khổ, nền tảng dựa trên Wounded Women of the Bible của Dena Dyer và Tina Samples

Hãy nhớ rằng, Chúa Giê su cũng khóc

Lựa chọn tin rằng Đức Chúa Trời cũng đau lòng với bạn, Ngài là Cha Thiên Thượng hoàn hảo của bạn, Ngài khao khát đưa bạn vào vòng tay Ngài và giữ lấy bạn. Một trong những câu ngắn nhất trong Kinh Thánh cũng là câu cảm động nhất: “Chúa Giê su khóc”(Giăng 11:35). Khi Chúa Giê su đứng bên cạnh Ma-ri và Ma-thê tại mộ của anh của họ, Chúa Giê su khóc, mặc dầu Ngài biết Ngài sắp làm cho La-xa-rơ sống lại từ cõi chết. Chúa Giê su khóc với lòng thương xót và đồng cảm – Trong lúc bạn đau buổn, Ngài dành cho bạn cũng với lòng thương xót như vậy.

Đức Chúa Trời lớn hơn nỗi đau của bạn

Hãy an nghĩ trong sự đảm bảo của Thi Thiên 56:8: “Chúa đếm từng bước lưu lạc của con: Xin Chúa đựng nước mắt con trong ve của Chúa. Nước mắt con không được ghi vào sổ Chúa sao?” Đức Chúa Trời không phải là Đấng ở xa, đúng hơn, Ngài là một Người Cha khao khát gần gũi chúng ta trong thời kỳ chúng ta đau đớn. Tớ gái A-ga người Ai-cập đã học được sự thật này khi cô bỏ trốn vào sa mạc và tận mắt thấy Đức Chúa Trời. Cô là người phụ nữ duy nhất trong Kinh Thánh đặt tên cho Đức Chúa Trời, và cô gọi Ngài là gì? “El Roi,” Đức Chúa Trời Đấng thấy tôi. Như Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi điều- Đức Chúa Trời Đấng tạo dựng vũ trụ- là đủ lớn để giải quyết nỗi đau của chúng ta, nếu chúng ta trao nó cho Ngài.

Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt bạn ra khỏi bóng tối.

Hãy bám vào lời hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ lìa bỏ bạn (Hê-bơ-rơ 13:5) và rằng không ai có thể cướp chúng ta khỏi bàn tay của Ngài khi chúng ta tin vào Chúa Giê su (Giăng 10:28). Với sự giúp đỡ của Ngài, chúng ta có thể tìm thấy ân điển để ra khỏi nỗi đau của chúng ta để bước vào trong sự sáng. Ở Cựu Ước nữ anh hùng Ru-tơ đã làm như vậy, lựa chọn lòng thương xót và can đảm để chiến thắng nỗi sợ và đau buồn khi cô ấy rời quê hương của mình và đi cùng với mẹ chồng đến Y-sơ-ra-ên. Khi chúng ta bước đi với Ngài, chúng ta bắt đầu nhìn thấy rằng, sự thật, Đức Chúa Trời chính Ngài là ánh sáng dẫn dắt chúng ta xuyên qua bóng tối. Chúng ta không cần phải sống trong bóng tối của sự cay đắng và giận dữ. Chúng ta có thể nắm lấy ánh sáng và đối mặt với tất cả mọi điều làm chúng ta đau buồn, bởi vì chúng ta không hề đơn độc.

Tìm thấy sự tự do trong Lời Đức Chúa Trời

Thay thế những lời nói dối như “Tôi không đủ tốt” hoặc “Tôi sẽ không bao giờ được hạnh phúc” bằng lẽ thật của Kinh Thánh. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy một suy nghĩ tiêu cực đang len lỏi vào trí óc của bạn, hãy tra xét lại lẽ thật của Đức Chúa Trời và thay thế những lời nói dối bằng Lời của Ngài. Theo thời gian, Chúa sẽ bắt đầu chữa lành những suy nghĩ sai trật của bạn và bạn có thể tìm thấy sự tự do. Lời Ngài là lời sống, năng quyền.

Hãy nhớ rằng, có quyền năng trong sự cầu nguyện.

Hãy chăm nhìn vào Đấng không bao giờ thay đổi thay vì những hoàn cảnh luôn đổi thay của bạn. Trong Cựu Ước sách 1 Sa-mu-ên, An-ne dâng nỗi buồn hiếm muộn của cô lên cho Đức Chúa Trời và rời đền thờ trong sự bình an, mặc dầu lời cầu nguyện của cô chưa được nhậm. Sự cầu nguyện có thể tạo nên điều tương tự như vậy với chúng ta.

Hãy thành thật với Đức Chúa Trời

Khi bạn tổn thương hoặc thất vọng nơi Ngài, hãy nói cho Ngài biết. Ma-ri tại Bê-tha-ni có mối quan hệ như vậy với Chúa Giê su. Và thay vì quở trách cô ấy khi cô thừa nhận sự thất vọng của mình, Chúa Giê su chấp nhận cô ấy. Ngài đủ lớn để giải quyết nỗi đau của bạn, và Ngài đã biết tấm lòng của bạn. Tại sao không chia sẻ mọi điều với Ngài?

Bước đi trong sự tha thứ

Bạn từng làm điều đúng đắn và vẫn bị tổn thương, bị phản bội, hoặc bị lạm dụng? Thường khi điều này xảy ra, chúng ta bị mắc kẹt, diễn tập nỗi đau hết lần này đến lần khác và xây dựng một “tình huống” để chống lại người phạm lỗi. Thay vì bám chặt vào sự cay đắng, giận dữ, hoặc ghen ghét, hãy trình dâng những thương tổn của bạn cho Đức Chúa Trời như một của lễ và tin cậy Ngài sẽ đối phó với người làm tổn thương bạn. Với sự giúp đỡ của Ngài, bạn có thể- vượt qua giai đoạn này- tìm thấy sự tự do từ những xiềng xích của quá khứ của bạn.

Hãy nhớ rằng, Ngài chữa lành người có tấm lòng mỏi mệt.

Hãy đắm mình trong sự thật rằng vì Chúa Giê su nhìn xuống sự chết từ trên cây thập tự. Ngài đã cất đi quyền lực của nó mãi mãi. Những ai tin vào Ngài không cần phải sợ hãi sự chết thể xác. Chúng ta không cần sợ hãi như những người không có hy vọng. Hãy nhớ rằng, Chúa Giê sư không bao giờ rời khỏi một tang lễ mà không làm cho người chết sống lại. Ngài giải cứu người phụ nữ với tình trạng bệnh về máu mười hai năm, đau đớn, căng thẳng tài chính. Sau khi Ngài chữa lành Ma-ri thành Mác-đa-la (Ma-ri Ma đơ len) khỏi 7 quỷ dữ, cô đi theo Ngài trong phần còn lại chức vụ của Ngài và là người đầu tiên nhìn thấy Ngài sau khi Ngài phục sinh. Bạn thân mến, Đấng Cứu Rỗi chúng ta có thể phục hồi tấm lòng mỏi mệt, bị thương tổn của bạn. Nhiều hơn thế nữa, Ngài khao khát làm như vậy.

Để có thêm những nội dung truyền cảm hứng, xem loạt video An Incomplete Education của Radi Studios về một người cha và con gái cố gắng sống sót sau một cơn đại dịch toàn cầu. Bất chấp hoàn cảnh của họ, cuối cùng họ tìm thấy hy vọng và niềm vui và sẽ truyền cảm hứng cho bạn để làm như vậy, bất kể những khó khăn nào bạn có thể đang đối mặt ngày hôm nay.

 

An Nhiên

(Lược dịch theo: beliefnet.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan