Một học sinh trung bình 12 tuổi tại trường yeshiva có sự khôn ngoan hơn hầu hết bất kỳ sinh viên nào ở Harvard hoặc hầu hết các trường đại học khác. (Trường yeshiva là một trường Do Thái Giáo Chính Thống chú trọng vào các nghiên cứu tôn giáo. Khoảng một nửa ngày học được dành cho các nghiên cứu về tôn giáo – được dạy từ các nguồn tiếng Do Thái cổ.)
Điều này có lẽ cũng đúng đối với nhiều học sinh 12 tuổi trong các trường học Cơ đốc truyền thống.
Học sinh đại học có nhiều kiến thức hơn hầu hết bất kỳ học sinh 12 tuổi nào ở trường tôn giáo. Nhưng họ có sự khôn ngoan ít hơn nhiều.
Tôi biết điều này bởi vì tôi đã là một học sinh yeshiva từ lúc 5 tuổi cho đến khi 19 tuổi. Để biết được mức khôn ngoan mà tôi đã được dạy thì chúng ta cần biết được gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện tại của xã hội chúng ta: Cuộc sống thế tục không dạy sự khôn ngoan (cần lưu ý , làm nhiều trường học tự gọi mình là “Cơ đốc giáo” hoặc “Do Thái” cũng giống như vậy đó!). Nhiều thế hệ người Mỹ hoặc Tây Phương đã không được dạy về sự khôn ngoan; thay vào đó, họ được bảo rằng chỉ cần dựa vào cảm xúc của mình để hiểu cuộc sống và phân định đúng hay sai.
Dưới đây chỉ là ba ví dụ về những hiểu biết cơ bản về cuộc sống mà hầu hết học sinh yeshiva 12 tuổi đều biết và một số học sinh thế tục – hoặc, đối với vấn đề đó, các giáo sư thế tục – biết.
Thứ 1: Tôi biết rõ trước khi 12 tuổi rằng con người về cơ bản là không tốt. Bất kỳ người trẻ nào nghiên cứu Kinh thánh – và tin vào Kinh thánh – đều biết rằng Đức Chúa Trời phán, “tâm địa của loài người vẫn xấu xa từ lúc còn niên thiếu.” (Sáng thế ký 8:21).
Ngoài vấn đề về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống. Có thể nói rằng sự khôn ngoan bắt đầu từ nhận thức này về bản chất con người. Thật khó để tưởng tượng bất kỳ người nào tin rằng bản chất con người là tốt sẽ đạt được sự khôn ngoan.
Nói rõ hơn, sứ điệp của Kinh Thánh không nói rằng bản chất con người về cơ bản là xấu. Vấn đề là chúng ta thừa nhận một thực tế, được ghi nhận trong Kinh thánh và được toàn bộ lịch sử nhân loại khẳng định rằng bản chất con người vốn dĩ không tốt.
Thứ 2: Chính vì bản chất con người không tốt, mối bận tâm của việc giáo dục tôn giáo của tôi là làm thế nào để cải thiện bản thân để khiến tôi trở thành một người tốt hơn. Mọi sinh viên yeshiva trên thế giới đều thuộc lòng câu cách ngôn trong Talmudic, “Ai là người đàn ông mạnh mẽ? Người chinh phục được sự thôi thúc của anh ta.”
Như vậy có thể tóm tắt sự khác biệt lớn lao giữa nền giáo dục tôn giáo và thế tục: Tôi được dạy rằng vấn đề lớn nhất trong cuộc đời tôi là tôi. Trong thế giới thế tục, học sinh được dạy rằng những vấn đề lớn nhất trong cuộc sống của họ là những người khác.
Đó là nguồn gốc của thảm kịch nước Mỹ hiện nay nói riêng, và của mọi nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ nói chung. Rất nhiều người trẻ đổ lỗi cho người khác – và / hoặc nước Mỹ nói chung – về các vấn đề của họ và sự bất hạnh nói chung của họ. Rất ít người được dạy cách đấu tranh với bản chất của chính mình. Người da đen được cho là phải đấu tranh với người da trắng, nước Mỹ và nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống. Phụ nữ không được dạy trước tiên phải làm việc cho bản thân mà phải đổ lỗi cho đàn ông và chống lại chế độ lệch lạc, gia trưởng và nước Mỹ vì sự bất hạnh của họ.
Thứ 3: Mọi người phải được đánh giá bởi các tiêu chuẩn và hành vi của thế hệ họ đã sống.
Yêu cầu bất kỳ học sinh yeshiva nào – kể cả một học sinh tiểu học – giải thích câu trong sách Sáng thế ký, ” Trong thế hệ mình, Nô-ê là một người công chính và trọn vẹn.” (6: 9) Cậu ấy hoặc cô ấy sẽ cho bạn biết điều mà tôi học được trước tiên ở lớp bốn: rằng các giáo sĩ Do Thái cổ đại đã tranh luận về nhóm chữ “trong thế hệ mình” có ý dạy dổ gì. Một số giáo sĩ Do Thái lập luận rằng nó được đưa vào để dạy rằng Nô-ê là người đặc biệt công bình chỉ so với những thế hệ (kinh khủng) mà ông đã sống trong đó. Các giáo sĩ Do Thái khác lập luận rằng nhóm chữ này được đặt vào để đưa ra quan điểm rằng nếu Nô-ê là một người công chính trong thế hệ tồi tệ mà ông sống, thì ông phải là một người đặc biệt công bình, vì rất khó để trở nên tốt khi tất cả những người xung quanh mình. là xấu.
Dù đồng ý với cách giải thích nào, rõ ràng là con người phải được đánh giá theo thời điểm họ sống chứ không phải theo thời điểm hiện tại của chúng ta.
Trong Thời Đại Hiện Nay là thời đại chối bỏ sự khôn ngoan, những người được giáo dục tốt nhất – thường là những người thiếu sự khôn ngoan nhất – đã gạt bỏ thành tựu đạo đức độc đáo của các tổ phụ sáng lập nước Mỹ, lấy lý do là vì hầu hết họ đều sở hữu nô lệ. Những kẻ ngu dại – thuật ngữ chỉ những người thiếu sự khôn ngoan – đánh giá những tổ phụ lập quốc theo thời đại của chúng ta, không phải theo thời đại của họ – thời kỳ mà chế độ nô lệ còn phổ biến.
Sự khôn ngoan đôi khi có thể là sản phẩm của tuổi già từng trãi nhưng dù có bao nhiêu người già dại dột và bao nhiêu người trẻ có sự khôn ngoan ở một mức độ nào đó, thì cần phải rõ ràng rằng sự khôn ngoan, giống như toán học, ngoại ngữ và bất kỳ ngành học nào khác – phải được dạy dổ. Chỉ khi đó, một người mới có khả năng trở nên khôn ngoan hơn theo tuổi tác. Nếu không, một người trẻ tuổi không khôn ngoan chỉ có thể trở thành một người già không khôn ngoan.
Khi nước Mỹ trở nên “tôn giáo” hơn, sự khôn ngoan được dạy cho những người trẻ tuổi. Đây là một lý do khác để lo sợ về một nước Mỹ bị thế tục hóa hoàn toàn – chúng ta đang sản sinh ra một quốc gia của những kẻ ngu dại. Bằng chứng nằm ở các trường đại học của chúng tôi. Thể chế thế tục hóa nhất ở Mỹ là thể chế ngu dại nhất ở Mỹ.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: realclearpolitics.com)