TÓM TẮT: “Bản Bảy Mươi”1 mà nhiều người gọi ngày nay là một tuyển tập các bản dịch tiếng Hy Lạp khác nhau của Cựu Ước tiếng Hy Bá Lai được lưu hành giữa vòng người Do Thái và Cơ Đốc Giáo thời cổ đại. Các sứ đồ thường xuyên đọc và tham khảo những bản dịch tiếng Hy Lạp này, đặc biệt là khi họ viết thư gửi cho các Hội Thánh nói tiếng Hy Lạp trong thế giới chỉ đang dùng tiếng Hy Lạp lúc bấy giờ. Đôi khi, họ sử dụng Bản Bảy Mươi được thể hiện qua việc dịch các từ khóa; những lần khác, họ trích dẫn trực tiếp từ Bản Bảy Mươi hơn là từ bản tiếng Hy Bá Lai. Sự thông thạo Cựu Ước tiếng Hy Lạp của họ cũng ảnh hưởng đến các chủ đề Tân Ước hơn. Vì thế, làm quen với Bản Bảy Mươi sẽ mở ra cánh cửa mới cho công tác nghiên cứu Kinh Thánh đối với các Mục Sư, người tin Chúa cũng như giới học giả.
Gọi là Bản Bảy Mươi hoặc viết tắt là LXX: tóm lại, là bản dịch tiếng Hy Lạp của Cựu Ước. Thường bị bỏ qua hoặc hiểu sai, đây là một trong những từ quan trọng nhất trong phần chú thích của Kinh Thánh.
Những nghiên cứu về Bản Bảy Mươi đã quay trở lại trong giới hàn lâm vào những thập kỷ gần đây, nhưng rất nhiều Mục Sư và người tin Chúa vẫn biết rất ít về tài liệu này. Nghe có vẻ khó hiểu, đặc biệt là với cái tên rất khó đọc và biệt danh khác thường mà các học giả không thống nhất về cách phát âm. Mục đích của bài góc nhìn này là giải thích rõ các chú thích, tập trung làm rõ về tài liệu này là gì và tại sao lại quan trọng đối với Cơ Đốc Nhân ngày hôm nay.
Bản Bảy Mươi là gì?
Trước khi bàn về tính thực tế, chúng ta phải làm rõ ý nghĩa của Bản Bảy Mươi. Nhưng đó là một phần của vấn đề. Bản thân thuật ngữ này, khi ghép với (Bản Bảy Mươi hoặc LXX) và kết hợp với một sự thật là bạn có thể mua một quyển, có thể gây ấn tượng sai lầm rằng Bản Bảy Mươi là một quyển sách duy nhất, do một ủy ban duy nhất biên soạn, rồi xuất bản tại một địa điểm duy nhất vào một thời điểm duy nhất nào đó. Nhưng vì chúng ta đang quay lại thời kỳ trước khi có máy in, nhà xuất bản, máy tính và hiệu sách trực tuyến, thì điều này gây ít ấn tượng hơn. Tốt hơn hết hãy hiểu Bản Bảy Mươi là một dấu hiệu chỉ ra quá trình Kinh Thánh tiếng Hy Bá Lai được lưu hành bằng tiếng Hy Lạp trong cộng đồng người Do Thái và Cơ Đốc Giáo thời cổ đại. Chi tiết rất là phức tạp, nhưng có thể phác thảo một số ý tưởng chính.
Khởi điểm rõ ràng
Hầu hết Cơ Đốc Nhân đều biết rằng Cựu Ước là bản dịch từ tiếng Hy Bá Lai cổ, nhằm mục đích truyền đạt Lời Chúa cho người không biết tiếng Hy Bá Lai. Người Do Thái cổ đại cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Sau cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế (mất năm 323 T.C.), phần lớn khu vực Địa Trung Hải đã sử dụng tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ chức năng. Người Do Thái ở trong và ở ngoài Palestine đã chiều theo xu hướng với nhiều mức độ khác nhau, khả năng sử dụng tiếng Hy Bá Lai bắt đầu suy yếu. Vào giữa thế kỷ 3 T.C., một nhóm người Do Thái nói tiếng Hy Lạp ở Ai Cập (có thể là Alexandria) đã tiến hành dịch bộ Torah (hoặc Ngũ kinh, Sáng thế ký – Phục truyền) từ tiếng Hy Bá Lai sang tiếng Hy Lạp, không chỉ muốn giúp dân tộc của họ đọc Kinh Thánh bằng ngôn ngữ hàng ngày để dùng trong sự thờ phượng, mà (có thể) còn cung cấp một bản sao luật pháp của họ cho những kẻ cai trị Ptolemaic.
Số liệu tường thuật về bản dịch này (trong Thư của Aristeas, từ thế kỷ 2 hoặc 3 T.C.) nêu rằng có 72 dịch giả, sau một thời gian còn lại 70 người – tiếng La-tinh của bản dịch này là Septuaginta hoặc LXX. Nói cách chính xác thì Bản Bảy Mươi hoặc LXX chỉ đề cập đến nỗ lực ban đầu này.
Câu chuyện trở nên phức tạp
Ngũ kinh tiếng Hy Lạp có thể là tác phẩm đầu tiên được đưa vào hồ bơi, nhưng trong nhiều thế kỷ tiếp theo, đã có nhiều người biết bơi tham gia vào, bản thân nước hồ bơi đã bắt đầu có sự thay đổi, các vạch kẻ bắt đầu giao nhau . . . Có năm diễn biến chồng chéo cần phải đề cập.
Thứ nhất, nhiều sách Cựu Ước truyền thống đã được dịch từ tiếng Hy Bá Lai sang tiếng Hy Lạp, bắt đầu với Thi thiên, Ê-sai, Giê-rê-mi và các tiểu tiên tri. Trình tự, địa điểm và thời gian chính xác vẫn chưa được biết, nhưng hầu hết, nếu không nói là tất cả, đã được hoàn thành vào thời kỳ của Hội Thánh đầu tiên. Bơi trong cái hồ này phải kể đến các tác phẩm được gọi là Thứ Kinh. Mối liên hệ của chúng với các sách tiếng Hy Lạp đã ảnh hưởng lớn đến cách chúng được chỉ định là các sách thứ yếu trong Công giáo La Mã và Chính thống giáo.
Thứ hai, các chiến lược dịch thuật đã phát triển theo thời gian. Một số sách được dịch chặt chẽ hơn với tiếng Hy Bá Lai, trong khi những sách khác ít chặt chẽ hơn, diễn giải nhiều hơn. Tất cả bản dịch đều phù hợp với tiếng Hy Lạp nhưng có các triết lý, nhu cầu và đối tượng độc giả khác nhau.
Thứ ba, các bản dịch tiếng Hy Lạp hiện nay không được khắc trên đá mà bắt đầu được sửa đổi (hoặc thậm chí dịch lại), thường với mục tiêu đưa chúng đến gần hơn với tiếng Hy Bá Lai. Một số sách như Đa-ni-ên và Ê-xơ-tê thậm chí còn phân nhánh thành hai dạng tiếng Hy Lạp riêng biệt. Các hoạt động như vậy theo truyền thống gắn liền với phong trào Kaige, Aquila, Symmachus, Theodotion, Origen, Lucian của Antioch và có thể là nhiều người khác nữa. Người ta có thể so sánh những bản dịch này với các bản dịch khác nhau, chẳng hạn như NIV (1978, 1984, 1996 NIrV, 1999, 2002 TNIV, 2011).
Thứ tư, các thủ bản của những bản dịch Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp gần đây có thể tự tồn tại, vì chúng được sao chép và truyền lại bởi các nhà chép kinh người Do Thái, mà bây giờ là các nhà chép kinh Cơ Đốc. Không có nhà chép kinh nào là hoàn hảo, còn những thay đổi vô tình hoặc cố ý đã xuất hiện theo thời gian.
Thứ năm, xuyên suốt tất cả diễn biến này là sự thật về chính nguồn gốc tiếng Hy Bá Lai – mà các dịch giả cố gắng chuyển sang tiếng Hy Lạp – cũng không giữ nguyên 100 phần trăm ở phần lề. Bản văn tiếng Hy Bá Lai được lưu truyền lại với độ chính xác không thể tin được, nhưng không có gì đảm bảo rằng dịch giả nào cũng chuyển ngữ từ một tài liệu tiếng Hy Bá Lai. (Đây là lý do vì sao các bản dịch Kinh Thánh hiện đại dùng cách diễn đạt thay thế được tìm thấy trong một vài thủ bản tiếng Hy Bá Lai như các cuộn Biển Chết – như trong Thi thiên 22:16).
Chúng ta có thể đi sâu hơn vào vấn đề, nhưng điều này đủ để chứng minh cho quan điểm: thực sự không có gì gọi là Bản Bảy Mươi. Nói đến vấn đề này giống như hỏi một người đi nhà thờ phải đi tìm Kinh Thánh vậy. Bạn muốn đọc bản dịch Kinh Thánh 1926 không? Bản 2010? Bản 2011? BDM? Sách nghiên cứu Kinh Thánh? Sách tĩnh nguyện Kinh Thánh? Ứng dụng Kinh Thánh trên điện thoại? Kinh Thánh nói? Ngay cả những người có thể đọc các ngôn ngữ của Kinh Thánh, thì họ vẫn có rất nhiều lựa chọn.
Vậy thì, Bản Bảy Mươi cũng chỉ là một dạng tốc ký về lịch sử phức tạp nhưng hấp dẫn mà Lời Chúa bằng tiếng Do Thái đã lưu hành ở trong đế chế dưới nhiều thứ tiếng Hy Lạp khác nhau.
Tại sao Bản Bảy Mươi lại cần thiết để nghiên cứu Tân Ước?
Việc sử dụng những bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy Lạp trong thời cổ đại gọi là Bản Bảy Mươi đối với chúng ta ngày nay trở nên rõ ràng hơn.
Theo định nghĩa, điều này có liên quan đến việc nghiên cứu Cựu Ước, đặc biệt là để cơ cấu lại bản văn Cựu Ước đích thực (thí dụ: 1 Sa-mu-ên 10:1; 14:41), khám phá các vấn đề liên quan đến kinh điển và theo dõi cách giải thích của người Do Thái thời kỳ đầu – những chủ đề quan trọng xứng đáng có một bài viết độc lập.
Nhưng Bản Bảy Mươi cũng có liên quan rất lớn đến việc nghiên cứu Tân Ước, là điều chúng ta đang nói ở đây. Cơ Đốc Nhân đầu tiên, giống như tổ phụ người Do Thái của họ, đã đắm mình trong thế giới nói tiếng Hy Lạp. Chúng ta thấy điều này không chỉ ở một số môn đồ của Chúa Jêsus vừa mang tên Hy Lạp vừa mang tên Do Thái (Sau-lơ/Phao-lô, Lê-vi/Ma-thi-ơ, Si-môn/Phi-e-rơ) hoặc có nguồn gốc Hy Lạp (Công vụ 6), mà rõ ràng nhất là họ còn viết toàn bộ Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp nữa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các trước giả đôi khi sử dụng tiếng Hy Lạp của Cựu Ước để bổ sung hoặc thậm chí thay thế cho tiếng Hy Bá Lai. Cũng giống như một người Mục Sư nói tiếng Hàn sẽ tự nhiên trích dẫn từ Kinh Thánh tiếng Hàn khi giảng luận cho một Hội Thánh Hàn Quốc, vì thế các trước giả là những sứ đồ nói tiếng Hy Lạp cũng thường mặc định sử dụng Kinh Thánh tiếng Hy Lạp khi viết thư gửi cho các Hội Thánh nói tiếng Hy Lạp.
Sứ đồ Ma-thi-ơ đưa ra một thí dụ hữu ích để chứng minh quan điểm này. Một mặt, ông sử dụng tiếng Hy Bá Lai ở trong Ô-sê 11:1 (“Ta gọi con trai ta”) chứ không phải tiếng Hy Lạp (“Ta gọi con cái ta”) trong Ma-thi-ơ 2:15. Mặt khác, ông dựa vào tiếng Hy Lạp ở trong Ê-sai 40:3, kể cả khi khác với tiếng Hy Bá Lai, trong Ma-thi-ơ 3:2. Vì Ma-thi-ơ là một người thu thuế nói được cả hai thứ tiếng, nên ông có thể sử dụng Cựu Ước bằng tiếng Hy Bá Lai và tiếng Hy Lạp.
Tóm lại, truyền thống Hy Lạp của Cựu Ước đã ảnh hưởng đến bản văn Tân Ước theo nhiều cách khác nhau cùng với truyền thống Do Thái, có nghĩa là học viên của Kinh Thánh ngày nay nhận được ích lợi khi biết đôi điều về Bản Bảy Mươi. Tôi sẽ đưa ra ba cách mà chúng ta có thể phát hiện ra ảnh hưởng này, bao gồm cả những hàm ý ngắn gọn cho mỗi bước.
Cựu Ước tiếng Hy Lạp định hình đường nét cho một số từ nhất định
Khi Hội Thánh của tôi đọc bài cầu nguyện chung, tôi cố ý không dùng mấy từ cổ ở trong bản dịch truyền thống. Kinh Thánh của bạn ảnh hưởng đến từ vựng thần học của bạn. Tương tự, tiếng Hy Lạp của các Bản Bảy Mươi định hình cách trước giả Tân Ước sử dụng một số từ nhất định ở nhiều mức độ cụ thể khác nhau.
Một thí dụ nổi bật là việc sử dụng ekklēsia cho “Hội Thánh”. Có nhiều lựa chọn khác, trong tiếng Hy Lạp thế tục, ekklēsia thường có nghĩa là một hội đồng dân sự. Vậy, tại sao thuật ngữ này lại được áp dụng ngay lập tức (mà không có cuộc tranh luận nào cả) để chỉ về sự nhóm lại của người tin Chúa (Ma-thi-ơ 16:18; Ga-la-ti 1:2)? Cộng đồng Do Thái đã thống nhất sử dụng từ này là phù hợp để chuyển các thuật ngữ tiếng Hy Bá Lai dùng để chỉ hội chúng hoặc sự nhóm họp của người Y-sơ-ra-ên để thờ phượng và dạy dỗ (thí dụ: Phục truyền 4:10; Giô-suê 8:5). Thật vậy, ekklēsia được dùng để mô tả sự nhóm họp của người Y-sơ-ra-ên trong Công vụ 7:38 và, chỉ sau vài hơi, cho Hội Thánh đầu tiên trong 8:1. Do đó, biết đôi điều về Cựu Ước tiếng Hy Lạp là điều rất quan trọng để hiểu được bản sắc của Hội Thánh ngày nay là dân sự của Đức Chúa Trời.
Một thí dụ quan trọng khác là “Phúc Âm” hoặc “Tin lành”. Từ Euangelion thường được dùng để báo cáo những chiến thắng quân sự trong thời cổ đại. Nhưng theo tiếng Hy Lạp ở trong các sách tiên tri (đặc biệt là sách Ê-sai), từ này được dùng để nói về tin mừng liên quan đến công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chắc chắn cũng ảnh hưởng đến các trước giả là sứ đồ. Thí dụ, Mác 1:1-3 trích dẫn Tin Lành trực tiếp từ Ê-sai 40, còn sứ đồ Phao-lô cũng xem tin lành là sứ điệp đã được hứa trước với các đấng tiên tri (Rô-ma 1:1–2).
Một thí dụ sau cùng là thuật ngữ được dùng trong Cựu Ước tiếng Hy Lạp cho “của lễ chuộc tội”, cụ thể là peri hamartias (thí dụ: Lê-vi ký 5:6). Nói cách chính xác, cụm từ này có nghĩa là “liên quan đến tội lỗi”, nhưng đã trở thành một thuật ngữ chuyên môn để chỉ về của lễ hy sinh của người Lê-vi (xem Hê-bơ-rơ 10:6). Ảnh hưởng của từ này được cảm nhận rõ ràng nhất trong Rô-ma 8:3, khi sứ đồ Phao-lô gọi Chúa Jêsus là peri hamartias; mặc dù một số bản dịch hiểu là “vì cớ tội lỗi”, nhưng chính xác hơn nên dịch là “của lễ chuộc tội”, để nhìn thấy thật chính xác huyết của Chúa Jêsus đã làm hệ thống của lễ của người Lê-vi.
Ý nghĩa: Sinh viên của Tân Ước có thể nhận được ích lợi từ việc thêm Cựu Ước tiếng Hy Lạp vào bộ công cụ nghiên cứu phạm vi ngữ nghĩa các từ Tân Ước (từ giao ước đến thương xót / sự cầu thay và hơn thế nữa). Cựu Ước tiếng Hy Lạp có thể không trả lời hết mọi câu hỏi về từ ngữ, nhưng có thể là cánh cửa để biết cách từ ngữ được sử dụng phổ biến như thế nào trong thế kỷ thứ nhất – và cũng hãy sử dụng từ điển Merriam-Webster nữa nhé!
Cựu Ước tiếng Hy Lạp thường được sử dụng trong các trích dẫn cụ thể.
Ngoài ra, các trước giả Tân Ước thường dùng cách diễn đạt theo truyền thống Hy Lạp khi trích dẫn trực tiếp một phân đoạn Cựu Ước. Khi nghiên cứu những cách dùng Cựu Ước trong Tân Ước, điều quan trọng là phải ghi nhớ bốn mô hình cơ bản.
- Cách diễn đạt này khớp với cả tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp, đặc biệt nếu bản sau là bản dịch trực tiếp của bản trước (thí dụ: Lê-vi Ký 19:18 trong Ma-thi-ơ 19:19).
- Cách diễn đạt này khớp với tiếng Do Thái chặt chẽ hơn, chứ không phải tiếng Hy Lạp (thí dụ: Xa-cha-ri 12:10 trong Giăng 19:37).
- Cách diễn đạt không khớp hoàn toàn với cả hai nhưng có vẻ liên quan đến việc dịch lại hoặc diễn giải của các tông đồ (thí dụ: Thi thiên 68:19 trong Ê-phê-sô 4:8).
- Cách diễn đạt này khớp với tiếng Hy Lạp chặt chẽ hơn, ngay cả khi nó lệch khỏi tiếng Do Thái.
Lược Dịch Theo Nguồn: https://tienphong.org