Phạm trù “giáo sĩ” là điều chúng ta nghe và dùng rất thường xuyên. Nhưng hỏi Cơ Đốc Nhân định nghĩa giáo sĩ là gì hay làm gì, thì chúng ta nhận được nhiều câu trả lời khác nhau, chắc chắn dẫn đến sự bối rối.
Bạn bè của chúng ta đến Haiti, làm việc tại trại trẻ mồ côi trong vòng một tuần, có thể gọi là giáo sĩ chăng? Còn Cơ Đốc Nhân đến từ Ấn Độ đang chạy Uber và truyền giáo năng nổ tại San Francisco thì sao? Hay là các giáo sư Hoa Kỳ ở Nam Phi? Để làm khó vấn đề lên, hầu hết chúng ta đã nghe qua ai đó nói mỗi người là một giáo sĩ.
Đúng là mỗi Cơ Đốc Nhân đều có vai trò trong công tác truyền giáo của Đấng Christ, nhưng tôi không thấy có gì ích lợi khi gọi tất cả là giáo sĩ. Nhưng nếu không phải ai cũng là giáo sĩ, thì chúng ta định nghĩa giáo sĩ là ai?
‘Những kẻ được sai đi’
Cụm từ “giáo sĩ” được lấy từ tiếng La-tinh missio, có nghĩa là “sai đi” và tương đương với từ apostello trong tiếng Hy Lạp. Từ apostolos trong tiếng Hy Lạp cho chúng ta có cụm từ “sứ đồ” và mô tả một người được sai đi với một nhiệm vụ hay sứ mạng cụ thể. Vậy thì, một giáo sĩ là một sứ đồ — một “người được sai đi”.
Nhưng định nghĩa đơn giản có thể gây bối rối. Hầu hết Cơ Đốc Nhân công nhận 12 sứ đồ có thẩm quyền độc nhất làm nền tảng cho Hội Thánh (Ê-phê-sô 2:20). Tuy nhiên, khi chúng ta đọc Tân Ước, chúng ta thấy từ apostolos được áp dụng cho những cá nhân không thuộc vào hàng ngũ của 12 sứ đồ.
Đáng chú ý nhất, sứ đồ Phao-lô tự gọi mình là sứ đồ mặc dù ông không thuộc vào hàng ngũ các môn đồ đầu tiên của Chúa Jêsus. Rất nhiều người khác cũng nhận được sự kêu gọi như vậy, trong đó có Ba-na-ba (Công-vụ 14:14) và rõ ràng hơn là Si-la (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:1; 2:6-7), anh em của Chúa Jêsus là Gia-cơ (Ga-la-ti 1:19), và có thể là A-pô-lô (1 Cô-rinh-tô 5:6-10), có cả An-trô-ni-cơ và Giu-ni-a nữa (Rô-ma 16:7).
Một thí dụ hữu ích là Ép-ba-phô-đích. Sứ đồ Phao-lô công nhận ông là một “sứ giả” (apostolos) từ Hội Thánh Phi-líp để tiếp trợ sự cần dùng của ông, và đã mạo hiểm tính mạng vì công việc Chúa (Phi-líp 2:25, 30). Khi các Hội Thánh ra đời từ chức vụ của sứ đồ Phao-lô gửi cứu trợ cho các tín hữu đang chịu khổ tại thành Giê-ru-sa-lem, họ chỉ định những “sứ giả” (apostoloi) để thay mặt họ giục lòng các tín hữu (2 Cô-rinh-tô 8:19-23).
Từ các phân đoạn này, chúng ta thấy phạm trù “sứ đồ” được dùng trong Tân Ước ám chỉ những người được chọn và được Hội Thánh sai đi với một trách nhiệm cụ thể nào đó nhằm hoàn thành công tác truyền giáo của Đấng Christ.
Phạm trù “sứ đồ” được dùng trong Tân Ước ám chỉ những người được chọn và được Hội Thánh sai đi với một trách nhiệm cụ thể nào đó nhằm hoàn thành công tác truyền giáo của Đấng Christ.
Không phải ai cũng là giáo sĩ
Khi ai đó nói “mỗi Cơ Đốc Nhân là một giáo sĩ”, ấy là một giả định cho rằng Đại Mạng Lịnh được ban cho tất cả người tin Chúa (Ma-thi-ơ 28:18-20). Trong khi Chúa Jêsus đã ban thẩm quyền độc nhất cho 12 sứ đồ, thì nhiều người hiểu rằng chúng ta cũng được sai đi giống như vậy (Giăng 20:21). Nói cách khác, môn đồ của Đấng Christ đều là người làm công tác môn đồ hóa. Tôi đồng ý.
Tuy nhiên, giống như vài người đã lưu ý, khi ai cũng là giáo sĩ, thì không phải là giáo sĩ cả. Hãy suy xét. Chúng ta công nhận tất cả Cơ Đốc Nhân đều được gọi để phục vụ, nhưng không phải hết thảy chúng ta đều là chấp sự (“đầy tớ” trong tiếng Hy Lạp), là những người đã được Hội Thánh công nhận và chỉ định vào vị trí phục vụ. Cũng vậy đối với các giáo sĩ. Không phải ai cũng nên mang danh hiệu của những người được biệt riêng ra và được Hội Thánh sai đi ra cánh đồng truyền giáo.
Chìa khóa ở đây là nhìn thấy trách nhiệm của Hội Thánh địa phương. Được “sai đi” vốn dĩ là trạng thái thụ động. Các giáo sĩ không thể tự sai bản thân đi ra, cũng như không ai tự đắc cử trở thành đại sứ của một quốc gia được. Thay vì thế, đó là trách nhiệm độc nhất của Hội Thánh địa phương để kêu gọi và sai phái những người hầu việc Chúa đi ra các dân tộc (Công-vụ 13:1-3), còn các giáo sĩ có trách nhiệm tiếp tục mối liên hệ giải trình với Hội Thánh đã sai họ đi ra (Công-vụ 14:26-28).
Nỗ lực định nghĩa
Dựa vào những quan sát trên đây, tôi xin đưa ra định nghĩa về giáo sĩ như sau: Một giáo sĩ là một Cơ Đốc Nhân, đủ phẩm chất được một Hội Thánh địa phương sai đến một khu vực đang có nhu cầu rõ ràng, để theo đuổi công tác được chép ở trong Đại Mạng Lịnh.
Một giáo sĩ không được định nghĩa bởi việc làm hay địa điểm làm việc, mà bởi người đó được sai đi như thế nào và ai sai họ đi. Người tin Chúa, bình thường không phải là một giáo sĩ chỉ vì người đó thực hành công tác truyền giáo, và làm công tác môn đồ hóa ngay tại cộng đồng của mình. Một Cơ Đốc nhân làm kinh doanh không phải là một giáo sĩ chỉ vì người đó dành nửa thời gian ở Berlin và nửa thời gian còn lại ở Beijing. Việc làm và địa điểm không thôi không làm nên một người giáo sĩ.
Thay vì thế, một người là giáo sĩ khi người đó được một Hội Thánh địa phương sai đi. Do vậy, một người làm kinh doanh, tình nguyện viên ngắn hạn, hay tài xế lái xe có thể trở thành giáo sĩ. Phạm trù này có tính linh hoạt, không đòi hỏi nghề nghiệp hoặc thời hạn hoặc thậm chí là phải có mô hình hỗ trợ tài chính cụ thể nào đó. Các giáo sĩ không thể tự sai bản thân đi ra, cũng như không ai tự đắc cử trở thành đại sứ của một quốc gia được.
Trở thành một giáo sĩ tức là ở dưới thẩm quyền của Hội Thánh để thực hiện Đại Mạng Lịnh. Từ thí dụ của các sứ đồ đầu tiên, chúng ta biết công việc này đòi hỏi phải mở mang Hội Thánh địa phương thông qua truyền giáo, môn đồ hóa và phát triển lãnh đạo. Nếu công việc của chúng ta không đóng góp cho công tác truyền giáo – thậm chí là trong vai trò hỗ trợ giống như Ép-ba-phô-đích – thì chúng ta không thể được gọi là giáo sĩ.
Cuối cùng, công tác này phải được thực hiện ở khu vực đang có nhu cầu. Nhu cầu ấy có thể là một nơi ở rất gần hoặc ở rất xa. Theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên gọi người đang học một ngôn ngữ mới và đang vươn đến một nhóm dân tộc chưa biết Chúa là giáo sĩ. Nếu đây là tiêu chuẩn, thì sứ đồ Phao-lô và nhiều người khác đã không được gọi là giáo sĩ. Nhưng tốt hơn hết là hãy suy xét các nhu cầu trước khi sai phái con gặt vào trong khu vực đó. Điều này có thể bao gồm mọi việc từ truyền giáo tiên phong, gây dựng Hội Thánh, cho đến huấn luyện lãnh đạo.
Ai kêu gọi?
Vậy, định nghĩa mà tôi đưa ra vừa mở rộng vừa giới hạn cho người nào được gọi là giáo sĩ. Tức là một bác sĩ nha khoa chỉ làm sạch răng miệng, hay một tình nguyện viên chỉ đi đào giếng không thôi, thì không nên gọi là một giáo sĩ. Nói như vậy cũng có nghĩa là một người đầu tư được sai đi làm chứng ở một thành phố nào đó hoặc một người hầu việc Chúa ngắn hạn được sai đi huấn luyện các Mục Sư địa phương có thể được gọi là giáo sĩ.
Nhưng mục tiêu của tôi trong bài, góc nhìn này không phải đánh giá từng mục vụ, và quyết định ai mới đủ tiêu chuẩn để làm việc trên cánh đồng truyền giáo. Tôi cũng không dự định soi mói người khác quá nhiều về vấn đề có được gọi là giáo sĩ hay không. Nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một định nghĩa, mà tôi tin là có thể làm rõ một đề tài thường bị hiểu lầm.
Rốt cuộc, tôi đề nghị là chuyện này không nên do cá nhân chúng ta quyết định ai mới là giáo sĩ. Nhưng đó là sự kêu gọi dành cho Hội Thánh địa phương. Điều này giải đáp cho câu hỏi “Ai là giáo sĩ?” vừa đơn giản vừa khó khăn. Đối với người nào đang ở trong ban trị sự Hội Thánh, họ là những người phải đảm nhận trọng trách nặng nề nhất.
(Lược dịch theo: tienphong.org)