Hướng Dẫn Nhóm Nhỏ

Share

[bs-quote quote=”Môn đồ hóa không phải là một diễn tiến với những con số. Nó luôn luôn quan hệ đến một điều nào đó… Khi một người đang tăng trưởng thuộc linh, họ sẽ khám phá những ân tứ thuộc linh của họ và đưa đến kết quả là họ sẽ môn đệ hóa một số người khác.” style=”style-14″ align=”center”][/bs-quote]

Tại sao những nhóm nhỏ là một phần quan yếu của đời sống Cơ đốc nhân?

Chúng ta có thể thấy mẫu mực đầu tiên của sự môn đồ hóa qua nhóm nhỏ của Chúa Giê-xu. Ngài chọn và tập hợp 12 người môn đồ đầu tiên và sai phái họ môn đồ hóa những người tin khác. Mẫu mực này được tiếp tục bởi hội thánh đầu tiên trong Công Vụ 2. Họ nhóm lại trong các sân đền thờ để thờ phượng và dạy dỗ nhưng sau đó tiếp tục hiệp lại từ nhà này đến nhà nọ trong những nhóm nhỏ. 

Ngày nay, phương pháp môn đồ hóa này được thực hiện khắp nơi trên thế giới bằng các nhóm nhỏ nhóm lại tại tư gia, câu lạc bộ, nơi uống cà phê và lớp học.

Thật rõ ràng khi Kinh Thánh dạy chúng ta không chỉ bước đi đời sống Cơ đốc nhân một cách đơn độc. Hiệp lại nhóm nhỏ những người tin đem lại tinh thần trách nhiệm, tình bạn, sự hỗ trợ và tăng trưởng thuộc linh mà chúng ta không thể nhận được ở những nơi khác.

Một nguyên lý quan trọng về nhóm nhỏ là sự nhân bội. 

Tại sao sự nhân bội là một yếu tố chủ chốt để tiến đến một nhóm nhỏ lành mạnh?

 2 Ti-mô-thê 2:2 đặt nền và khung cho sự sáng tạo những thế hệ môn đồ: “Những điều con đã nghe nơi ta trước mặt nhiều nhân chứng hãy ủy thác cho những người đáng tin cậy, là những người có khả năng dạy dỗ người khác. 

Nếu đọc kỹ, bạn thấy có đến 4 thế hệ môn đồ được kể đến. Phao-lô là thế hệ thứ nhất. Ông đầu tư vào đời sống của Ti-mô-thê – đó là thế hệ thứ hai. Sau đó Ti-mô-thê cam kết truyền dạy những gì ông đã học từ Phao-lô cho những người trumg tín – đó là thế hệ thứ ba. Và những người trung tín truyền dạy cho những người khác – thế hệ thứ tư.

Cách duy nhất để chúng ta có thể dựng nên những thế hệ môn đồ là nhân bội những nhóm nhỏ. Một nhóm dừng lại tại một chỗ quá lâu mà không tăng trưởng có thể trở nên chú tâm vào nội bộ nhóm mà thôi. Những điều lành mạnh sẽ phát triển và nhân bội.

Hai vấn đề phổ thông mà các nhóm nhỏ đối diện là sự gắn bó và kiên định. Nếu không có chúng thì nhóm viên sẽ không thường xuyên nhóm lại. Vậy thì những gì mà người lãnh đạo nhóm nhỏ cần phải làm khi đối diện với hai vấn đề này?

Quan trọng là những nhóm nhỏ được khai sinh ra với những mong muốn đúng và thích hợp. Nhiều nhóm nhỏ gặp khó khăn về sự thu hút bởi vì những mong muốn về các nhóm viên không rõ ràng ngay từ đầu, hay là đã thiếu đi sự kiên định với chu kỳ nhóm lại.

Cần phải đặt ra những mong muốn bằng cách trả lời những câu hỏi để thiết lập một tuyên ngôn nói lên khải tượng rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu nhóm nhỏ. Tại sao nhóm nhỏ này hiện hữu? Tại sao một người phải cam kết bỏ ra thời gian để tham gia nhóm? Mục đích của nhóm là gì? Những mục tiêu gì được đề ra theo các giai đoạn hoạt động của nhóm nhỏ? Những ích lợi gì cho người tham gia nhóm nhỏ? Để sau khi nhóm nhỏ bắt đầu, các buổi nhóm lại phải thường xuyên và mọi chi tiết được truyền đạt rõ ràng. Người ta sẽ không đến nửa nếu các buổi nhóm lại của nhóm nhỏ cứ phải thay đổi luôn luôn.

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan