Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ – Phần 17

Share

Chương 17 

Đời Sống Tĩnh Nguyện

 

Đời sống tĩnh nguyện là một đặc điểm chính yếu trong đời sống Cơ-đốc. Sức mạnh của đời sống thuộc linh là kết quả trong việc tương giao với Đức Chúa Trời. Bất cứ nơi nào có năng quyền để đắc thắng tội ác và được cảm thúc để làm những việc công chính thì đều đến từ Đức Chúa Trời.

Điều ngược lại cũng đúng. Khi các tín hữu bị thất bại và không đứng dậy được, bạn có thể chắc chắn rằng họ có vấn đề trong đời sống tĩnh nguyện của họ. Đời sống tĩnh nguyện của một tín hữu chính là nguồn sức mạnh thuộc linh của người ấy.

Phi có đi sng tĩnh nguyn như thế nào?

Đời sống tĩnh nguyện không phải là một loạt các hoạt động mà đó là sự thông công giữa bạn với Đức Chúa Trời. Một thuật ngữ tương tự là “đời sống thờ phượng Chúa cách cá nhân”. Đời sống thờ phượng Chúa cách cá nhân có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ đọc một đoạn Kinh Thánh và cầu nguyện với Đức Chúa Trời bằng một lời cầu nguyện đã học thuộc lòng. Sự thờ phượng làm cho sự thân mật giữa chúng ta với Đức Chúa Trời trở nên sâu sắc hơn – mối quan hệ giữa một đứa con và một người cha. Bạn đến gần Đức Chúa Trời qua sự tôn trọng, sự kính sợ Chúa và với sự dạn dĩ. Bạn nên biết rằng Cha bạn ở trên trời vui lòng khi bạn đến với Ngài. Kinh Thánh chép rằng: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em.”(Gia-cơ 4:8). Bạn và Đức Chúa Trời cùng chia sẻ với nhau.

Một người cha cố gắng giải thích về mối thông công thực sự với Đức Chúa Trời có nghĩa là như thế nào. Con của ông trèo lên người và quấy rầy ông. Vì không muốn bị quấy rầy nữa người cha liền hỏi xem con mình muốn gì đây. Đứa con trả lời rằng: “Không có gì đâu cha, con chỉ muốn được gần gũi với cha thôi.” Đó là câu trả lời của người cha về mối tương giao với Đức Chúa Trời!

Không thể nào có chuyện đến gần Đức Chúa Trời mà không được thay đổi gì cả. Bạn có biết rằng chúng ta trở nên giống như điều chúng ta thờ phượng chăng? “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh.”(II  Cô-rinh-tô 3:18). Dành thời gian cho việc tĩnh nguyện cách cá nhân là đỉnh điểm trong cả cuộc đời tận hiến. Không ai có thể thực sự thờ phượng Đức Chúa Trời mà không dâng đời sống mình hoàn toàn cho Ngài. Đó là sự tận hiến cách cá nhân. Đó cũng là những gì Đức Chúa Trời muốn ở chúng ta.

Sự thờ phượng là một bài tập thuộc linh, vì vậy khó có thể đo lường được chất lượng. Mặc dù đời sống thờ phượng Chúa cách cá nhân ở trong tấm lòng chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, bạn có thể biết điều ấy xảy ra như thế nào.

Đi sng tĩnh nguyn cá nhân có th mang đến điu gì cho bn?

Trong sự thờ phượng Chúa cách cá nhân, chúng ta cho Đức Chúa Trời có cơ hội để tái xác nhận rằng Ngài đang hiện diện với chúng ta. Khi ý tưởng “Đức Chúa Trời đã chết” vây quanh chúng ta, thì một ý nghĩ khác xen vào: “Đức Chúa Trời không hề chết. Tôi mới nói chuyện với Ngài sáng nay kia mà.” Sự thờ phượng cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến nhu cầu riêng của mỗi một chúng ta. Nó cho chúng ta một cái nhìn lạc quan từng ngày vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời vẫn “hiện diện tại đó.” Chúng ta có thể đối mặt với những khó khăn và đưa ra quyết định với sự vững tin và lòng can đảm.

Sự thờ phượng cũng giúp chúng ta đưa cuộc sống vào viễn cảnh đời đời. Sự vội vã của cuộc sống che khuất phương diện đời đời của cuộc sống nếu chúng ta không dành thời gian để thờ phượng. Một khi chúng ta nhận thức rằng Đức Chúa Trời đang hướng dẫn chúng ta, chúng ta không cần phải lo sợ sự cám dỗ. Điều đó thật sự có thể giúp chúng ta tăng trưởng. Những tảng đá gây vấp chân có thể biến thành những tảng đá lót đường. Cuộc sống trở nên một cuộc phiêu lưu để tìm xem đâu là những hoạch định mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta ngày hôm nay.

Thờ phượng gia tăng sự an nghỉ cho tâm hồn. Khi tâm hồn của bạn được an nghỉ trong Chúa, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ. Điều này có vẻ dễ dàng quá chăng? Điều này có thể xảy ra – thực sự có thể xảy ra.

Nhng khó khăn mà bn phi đi mt

Ma quỷ tấn công mạnh mẽ vào đời sống tĩnh nguyện của chúng ta bởi vì đó là chất xúc tác giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Nó biết rằng nếu chúng ta ngừng thông công với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thất bại. Vì vậy, nó làm tất cả những gì có thể để gây xao lãng và phá hủy mối liên lạc thường xuyên của chúng ta với Đức Chúa Trời. Hãy chuẩn bị đối mặt với những khó khăn mà nó gây ra.

Một trở ngại trong đời sống thờ phượng Chúa cách cá nhân là thiếu lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Thực sự, đây có thể là một trong số những nguyên nhân chính gây trở ngại trong đời sống tĩnh nguyện. Thiếu lòng yêu mến Đức Chúa Trời sẽ khiến cho chúng ta không còn mong muốn tương giao với Đức Chúa Trời nữa. Sự sốt sắng vâng phục của chúng ta sẽ không còn nữa, và nếu chúng ta có vâng phục Chúa thì điều đó cũng chỉ mang tính trách nhiệm hơn là vì lòng yêu mến Chúa. Rồi thì đời sống tĩnh nguyện của chúng ta sẽ trở nên gánh nặng.

Lòng yêu mến Đức Chúa Trời không biến mất qua một đêm. Nó mất đi dần dần. Nếu không được vun đắp, lòng yêu mến Chúa chắc chắn sẽ chết dần chết mòn. Bạn có thể dễ dàng bỏ qua đời sống tĩnh nguyện vì không lên kế hoạch một cách thích hợp. Những sự cản trở nhỏ như sự mệt mỏi, thức dậy quá muộn, dù là lý do nào đi nữa thì nó cũng là những mối nguy cho tất cả chúng ta.

Một thách thức khác là thời gian. Công việc hàng ngày chờ sẵn chúng ta từ lúc chúng ta thức dậy. Nếu chúng ta lên kế hoạch dành thời gian cho Đức Chúa Trời sau cùng, thì chúng ta thường thấy rằng tất cả những thứ công việc khác sẽ chiếm hết thời gian cả ngày. Vấn đề thời gian phải được giải quyết nếu không vấn đề này sẽ trở nên tệ hại hơn.

Tội lỗi hoặc bất kỳ điều gì chống lại Đức Chúa Trời, đều làm hỏng mong muốn thờ phượng Chúa cách cá nhân. Người mặc cảm tội lỗi thường tránh né Đức Chúa Trời. Họ không cầu nguyện hay đọc Kinh Thánh nhiều bởi vì những việc làm sai trái nhắc cho họ nhớ về mối quan hệ bị gãy đổ của họ với Đức Chúa Trời. Giải pháp duy nhất của họ là ăn năn. Ít tập trung vào việc đọc Kinh Thánh và trống vắng trong sự cầu nguyện là những rắc rối tiềm tàng. Bất cứ điều gì trong số những điều này, hoặc sự kết hợp của chúng đều rất nguy hiểm. Chúng có thể xảy ra với bạn nếu bạn không cảnh giác.

Nhn được nhng điu bn cn

Những ý tưởng sau đây sẽ không thờ phượng Chúa thay cho bạn. Bạn có thể tham gia nhiều hoạt động mà vẫn chưa thờ phượng Chúa. Hãy suy gẫm về những đề nghị này. Hãy cân nhắc cẩn thận trong sự cầu nguyện.

Trước tiên, bạn cần phải gặp gỡ Đức Chúa Trời hàng ngày. Bạn phải có một thời gian cụ thể trong ngày để làm điều này. Cần phải kết hợp phù hợp với lịch trình công việc của bạn. Nhưng thời gian tốt nhất để gặp gỡ Chúa nên là vào mỗi buổi sáng. Nếu buổi sáng không phù hợp với bạn thì hãy thử vào một thời gian khác tốt hơn. Nhưng phải trung tín với thời gian đó. Rất tốt để dành thời gian với Đức Chúa Trời trước khi nghỉ ngơi vào ban đêm ngoài thời gian tĩnh nguyện chính của bạn với Chúa.

Xuyên suốt Kinh Thánh, Đức Chúa Trời nói chuyện với chúng ta như thể Ngài viết một lá thư. Đức Thánh Linh hành động trên Kinh Thánh và làm nó trở nên sống động. Nó trở thành thức ăn cho tâm linh của bạn. Hãy đọc Kinh Thánh một cách cẩn thận kèm theo sự suy ngẫm và cầu nguyện. Đọc Kinh Thánh chậm rãi, từng chữ, từng câu. Đôi khi chúng ta lại đọc nhanh để “cỡi ngựa xem hoa.” Hãy để Đức Chúa Trời gây ấn tượng về lẽ thật mà Ngài muốn đem đến cho bạn ngay hôm nay.

Những sách dưỡng linh cũng có vai trò của nó. Nhưng đừng dành thời gian quá nhiều cho chúng đến nỗi bỏ qua Kinh Thánh. Hãy đảm bảo rằng những sách đó dẫn bạn vào Kinh Thánh. Hãy luôn nhớ rằng mục đích chính trong sự thờ phượng Chúa cách cá nhân là để có thức ăn bổ dưỡng cho tâm linh bạn.

Và cầu nguyện là gì? Định nghĩa đơn giản nhất là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải cầu nguyện thật nhiều. Ngay cả trước khi đọc Kinh Thánh, bạn nên cầu xin Chúa hướng dẫn bạn trước khi bạn đọc. Đức Chúa Trời trò chuyện với bạn qua Kinh Thánh trong một thời điểm nào đó và sau đó bạn hãy trò chuyện với Ngài trong thời gian cầu nguyện của bạn.

Thời gian cầu nguyện không phải là thời gian để hướng dẫn Đức Chúa Trời. Nó không giống như cách chúng ta nói chuyện với một nhân viên bán hàng để mong đợi nhận được sự phục vụ. Cầu nguyện không phải để chúng ta yêu cầu Chúa cả một danh sách dài như: Xin giúp cho con…Xin làm cho con…Xin ban phước cho con…Chúa có thể ban cho chúng ta nhiều thứ tốt hơn những gì chúng ta cầu xin. Hơn thế nữa, những gì Đức Chúa Trời phán với chúng ta quan trọng hơn nhiều so với những gì chúng ta nói với Ngài.

Hãy là chính bạn trong sự cầu nguyện. Đừng chỉ đọc lướt qua một lời cầu nguyện thuộc lòng nửa vời. Hãy suy nghĩ về những gì bạn cầu nguyện, và thật lòng với những gì bạn cầu nguyện.

Đôi khi chúng ta hay nói chuyện với Chúa về những người khác mà không nói về bản thân chúng ta. Đừng ngại để nói với Chúa về những cảm nhận của bạn. Hãy nói với Chúa nếu bạn cảm thấy chán nản hay thất vọng, điều đó có thể là một bước tiến lớn dẫn tới sự chữa lành. Cũng hãy thành thật thú nhận những sai lầm của bạn nữa. Đừng quên nói lời cảm tạ Chúa. Những nan đề mà bạn đã cầu nguyện ngày hôm qua không ngẫu nhiên mà được giải quyết đâu. Hãy dâng sự vinh hiển cho Chúa về điều đó.

Cầu nguyện đích thực có kèm theo sự ngợi khen – ngợi khen hoàn toàn khác và còn cao hơn sự tạ ơn. Sự ngợi khen là tôn quý Chúa vì cớ Ngài là ai chứ không chỉ vì những gì Chúa đã làm. Cảm tạ Chúa kèm theo sự ngợi khen không bao giờ chấm dứt.

Đừng ngần ngại để cầu xin Chúa bất cứ điều gì. Ngài mời gọi chúng ta, truyền bảo chúng ta cầu xin Ngài, mặc dù Ngài đã biết hết những nhu cầu của chúng ta. Ngài muốn chúng ta thừa nhận rằng chúng ta bất lực và lệ thuộc vào Ngài. Ngài sẵn lòng giúp chúng ta nếu chúng ta cầu xin những điều không ích kỷ. Hãy nghĩ về Đức Chúa Trời như một người bạn.

Hỡi những người trai trẻ, đời sống thờ phượng Chúa cá nhân là một trải nghiệm đáng tưởng thưởng. Hãy áp dụng những chỉ dẫn thực tế đã được gợi ý cho bạn, hãy cẩn thận làm điều đó trong tinh thần thờ phượng chân thật. Sự thờ phượng chân thật hoàn toàn là một lối sống. Chúa muốn cùng bước đi với bạn mỗi ngày – không chỉ trong giờ thờ phượng. Để rồi Ngài có thể làm cho bạn trở thành người mà bạn cần trở thành – một người trai trẻ mạnh mẽ.

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan