CHƯƠNG 12
CẦU NGUYỆN HỢP VỚI Ý MUỐN TRỌN VẸN CỦA CHÚA
Bây giờ chúng ta hãy nói đến một lý do khác mà tiếng lạ thật có giá trị lớn đối với tín hữu: Cầu nguyện tiếng lạ là cầu nguyện phù hợp với ý muốn trọn vẹn của Chúa. Thánh Linh không chỉ biết ý muốn của Đức Chúa Trời là gì, mà Ngài cũng không bao giờ dẫn chúng ta xa khỏi Lời Chúa. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta đầu phục Thánh Linh và để cho Ngài giúp chúng ta cầu nguyện, Ngài luôn dẫn dắt chúng ta hợp với những gì Đức Chúa Trời đã phán.
Phao lô nói về vai trò đặc biệt của Thánh Linh trong đời sống của chúng ta để giúp chúng ta cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
[bs-quote quote=”Tương tự như vậy, Đức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên siết không nói được. Đấng xét thấu lòng dạ con người biết ý tưởng của Đức Thánh Linh, vì Ngài cầu nguyện thay cho các thánh đồ theo như ý của Đức Chúa Trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”RÔ-MA 8:26-27″][/bs-quote]
Để ý nhóm từ “giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta” trong câu 26. Thường thì người ta hiểu sai ý nghĩa của từ “sự yếu đuối”, nghĩ rằng nó luôn có nghĩa là bệnh tật hay đau yếu thể xác. Nhưng từ “yếu đuối” trong trường hợp này được dùng liên hệ đến những thiếu hụt của chúng ta. Và một trong những yếu đuối này được tìm thấy ngay trong nhóm từ kế tiếp: “Vì chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào cho phải lẽ.” “Sự yếu đuối” về cầu nguyện là ở chỗ chúng ta không phải lúc nào cũng biết điều chúng ta cầu nguyện.
Đôi khi để hiểu những gì ai đó đã nói, trước hết bạn phải tìm hiểu xem những gì người đó không nói. Hãy lưu ý Phao lô không nói chúng ta không biết cách cầu nguyện. Chúng ta biết cách cầu nguyện. Làm sao chúng ta biết? Vâng, chúng ta biết chúng ta phải cầu nguyện với Cha trong Danh Chúa Jêsus bởi vì đó là điều chính Chúa Jêsus đã dạy chúng ta.
[bs-quote quote=”Ngày ấy, các con không còn phải hỏi Ta điều gì. Thật vậy, ta bảo các con: Điều gì các con nhân danh Ta cầu xin Cha, Ngài sẽ ban cho.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”GIĂNG 16:23″][/bs-quote]
Nhưng chỉ vì chúng ta biết cách cầu nguyện không có nghĩa là chúng ta biết điều chúng ta nên cầu nguyện. Dù đôi khi chúng ta biết cách cầu nguyện ở mức độ nào đó, tuy nhiên chúng ta không biết cách cầu nguyện như đáng phải biết.
Tại sao lại vậy? Bởi vì không tài nào chúng ta có thể biết mọi sự về một tình huống nào đó. Chúng ta chỉ có thể quan sát hoàn cảnh theo quan điểm tự nhiên. Ngay cả những người mà chúng ta cầu thay cho, chúng ta cũng không biết đích xác cách để cầu nguyện cho nhu cầu của họ.
Bạn không biết cách để cầu nguyện cho chính bạn như đáng phải biết. Dĩ nhiên, nếu bạn đói, bạn sẽ biết cầu nguyện xin thức ăn. Nếu bạn không đủ tiền để trả tiền thuê nhà, bạn biết cầu nguyện xin tài chánh. Nhưng bạn không biết tương lai. Đôi khi bạn không biết những tình trạng tiềm ẩn đã gây ra nan đề đó. Và trừ khi Đức Chúa Trời bày tỏ cho bạn, bạn không thể nào thấy trong thế giới thần linh và không thể quan sát hoạt động của ma quỷ đang tìm cách chống lại bạn.
[bs-quote quote=”Vì chúng ta chiến đấu, không phải với người phàm, nhưng chống lại những kẻ lãnh đạo, giới thẩm quyền, và những bậc quyền thế của thế giới tối tăm này cùng những thần linh gian ác trên các tầng trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Ê-PHÊ-SÔ 6:12″][/bs-quote]
Có những quyền lực gian ác làm việc sau hậu trường để chống lại chúng ta. Nên để hiệu quả, chúng ta phải xử lý những thế lực vô hình này trong sự cầu nguyện.
Đây là một số lý do chúng ta không biết điều gì nên cầu nguyện như đáng phải biết. Chẳng hạn, chúng ta có thể biết về sự thử thách mà một Cơ Đốc Nhân đã trải qua, và chúng ta có thể biết để cầu nguyện Đức Chúa Trời ban phước và giúp đỡ người đó. Tuy nhiên, ngoài điều đó ra, chúng ta thật sự không biết đích xác cách để cầu nguyện về vấn đề đó theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Nhưng cảm ơn Chúa, Thánh Linh biết.
Hãy để tôi nêu một ví dụ từ chính đời sống tôi. Tôi đang tổ chức một buổi nhóm tại South Carolina vào thời kỳ khủng hoảng tại Mỹ. Ấy cũng là thời kỳ con tôi là Ken vừa mới bước vào quân đội.
Vợ tôi và tôi bận tâm rất nhiều cả về đứa con tôi lẫn đất nước suốt thời kỳ khủng hoảng này. Tôi nhớ tôi quỳ gối trên bục giảng tại nhà thờ ở South Carolina nơi tôi đang tổ chức các buổi nhóm và cầu nguyện, “Chúa ơi, con rất lo về cuộc khủng hoảng này. Liệu nước Mỹ có rơi vào chiến tranh hay không? Thánh Linh ơi, con không biết cách cầu nguyện về việc này, xin hãy giúp con.” Rồi tôi bắt đầu cầu nguyện lớn tiếng trong tiếng lạ.
Chẳng bao lâu Thánh Linh phán với lòng tôi, “Đừng lo lắng về chuyện này. Cuộc khủng hoảng sẽ qua đi trong vài ngày tới. Tình hình sẽ ổn thôi.” Và đúng như vậy. Ngợi khen Chúa.
Chúng ta hãy huấn luyện chính mình để nhạy bén với Thánh Linh! Rồi khi sự việc phát sinh mà chúng ta không biết, chúng ta có thể quỳ gối và thưa với Thánh Linh. Chúng ta có thể nói, “Thánh Linh ơi, con không biết cầu nguyện điều gì về tình huống này, nhưng Ngài biết, xin hãy giúp con cầu nguyện.” Và Ngài thành tín giúp chúng ta.
Thánh Linh Không Cầu Nguyện Thế Cho Chúng Ta
Chúng ta hãy trở lại Rôma 8:26-27 và xem thêm về cách để cầu nguyện cho những việc chúng ta không biết.
[bs-quote quote=”Tương tự như vậy, Đức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên siết không nói được. Đấng xét thấu lòng dạ con người biết ý tưởng của Đức Thánh Linh, vì Ngài cầu nguyện thay cho các thánh đồ theo như ý của Đức Chúa Trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”RÔ-MA 8:26-27″][/bs-quote]
Trong những ngày đầu của chức vụ tôi, P.C. Nelson (Những người hầu việc Chúa trẻ chúng tôi thường gọi ông là “Bố Nelson”) được xem là người am hiểu ngôn ngữ Hy lạp hàng đầu tại Mỹ. Tôi không học Trường Kinh Thánh của Bố Nelson, nhưng tôi nghe ông giảng một vài lần, và tôi đã mua hết sách vở nào ông ấn hành. Ông hấp thụ nền học vấn cao suốt 12 năm và có lần tôi nghe nói rằng ông có thể nói và viết 32 thứ tiếng khác nhau. (Vậy là hơn tôi tới 31 thứ tiếng).
Khi chú giải về câu này, Bố Nelson nói, “Thật ra, bản dịch tiếng Hy lạp dịch theo nghĩa đen thế này, “Thánh Linh cầu thay cho chúng ta bằng những lời rên siết không thể nói ra trong ngôn ngữ rõ ràng.” Ông giải thích tiếp “ngôn ngữ rõ ràng” là nói đến thứ ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta.
Bố Nelson tiếp tục chỉ ra rằng những “rên siết” này cũng có cả việc cầu nguyện tiếng lạ. Phao lô đang nói về những lời thở than hay rên siết trong sự cầu nguyện mà “không thể nói ra trong ngôn ngữ rõ ràng.” Bố Nelson nhấn mạnh rằng những lời rên siết này là điều mà Thánh Linh làm qua chúng ta. Thánh Linh giúp bạn cầu nguyện trong những lời rên siết.
Bản The Amplified của 1Côrinhtô 14:14 cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ của chúng ta với Thánh Linh trong sự cầu nguyện: “Vì nếu tôi cầu nguyện trong tiếng lạ, tâm linh tôi [bởi Thánh Linh ở trong tôi] cầu nguyện…” Một lần nữa, khi bạn cầu nguyện trong tiếng lạ, ấy là tâm linh bởi Thánh Linh ở trong bạn cầu nguyện. Thánh Linh ở trong ban lời nói, và bạn nói ra lời đó từ tâm linh bạn. Bạn nói còn Ngài thì ban cho lời để nói.
Cách này Thánh Linh giúp bạn cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời – và cầu nguyện hợp với ý muốn toàn hảo của Chúa. Đây là cách mà chúng ta nên cầu nguyện về nhiều điều.
[bs-quote quote=”Đấng xét thấu lòng dạ con người biết ý tưởng của Đức Thánh Linh, vì Ngài cầu nguyện thay cho các thánh đồ theo như ý của Đức Chúa Trời.” style=”style-20″ align=”right” author_job=”RÔ-MA 8:27″][/bs-quote]
Cầu nguyện trong Thánh Linh bằng những lời rên siết cũng là điều Thánh Linh không thể làm nếu không có bạn. Những lời rên siết này được thôi thúc bởi Thánh Linh, đến từ sâu xa trong lòng bạn. Nhưng bạn phải để nó tuôn ra môi miệng bạn khi bạn mở miệng và cầu nguyện.
Cách đây nhiều năm, trong một khóa huấn luyện chúng tôi tổ chức trong những ngày đầu của Trung Tâm Huấn Luyện Kinh Thánh Rhema, một phụ nữ đến nói với tôi khi tôi bước xuống khỏi bục giảng lúc nhóm xong. Bà ta là một phụ nữ thuộc truyền thống mới vừa được đầy dẫy Thánh Linh. Bà ta nói, “Anh biết không, kể từ khi tôi khám phá ra Rô-ma 8:26 và 27 nói Thánh Linh cầu nguyện thế cho tôi, tôi không cầu nguyện nhiều nữa.”
Như người phụ nữ này, một số người cố xây giáo lý trên một câu Kinh Thánh riêng biệt trong Rôma 8 và cho Kinh Thánh nói điều mà Kinh Thánh không nói. Người ta lý luận, “Ồ, nếu Thánh Linh cầu nguyện thay cho tôi. Ngài biết cách để làm việc này, nên tôi cầu nguyện cũng vô ích.”
Nhưng bạn thật rõ rằng lập luận này không đúng Kinh Thánh bởi vì Kinh Thánh liên tục khuyến khích chúng ta cầu nguyện. Thứ hai, Rô-ma 8:26 không nói Thánh Linh cầu nguyện thế chúng ta. Ngài giúp chúng ta cầu nguyện bằng những lời rên siết theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
[bs-quote quote=”Tương tự như vậy, Đức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên siết không nói được.” style=”style-20″ align=”right” author_job=”RÔ-MA 8:26″][/bs-quote]
Phao lô bắt đầu khi nói rằng Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện. Rồi Phao lô chỉ ra cách mà Thánh Linh giúp chúng ta – bằng những lời rên siết.
Thánh Linh sẽ thôi thúc bạn cầu nguyện, nhưng bạn phải đáp ứng. Ngài không bắt buộc bạn làm việc gì. Ngài không bắt bạn cầu nguyện mà cũng không cầu nguyện thế cho bạn. Làm thế sẽ khiến Ngài chịu trách nhiệm về đời sống cầu nguyện của bạn, nhưng Ngài không chịu trách nhiệm – bạn mới là người chịu trách nhiệm. Ngài được sai đến để ở trong bạn như là Đấng cầu thay và Đấng giúp bạn trong sự cầu nguyện. Phần bạn phải hợp tác với Ngài và làm công việc cầu nguyện.
Đáp Ứng Với Gánh Nặng Để Cầu Nguyện
Tôi nhớ một lời làm chứng minh họa vấn đề Thánh Linh là Đấng giúp đỡ chúng ta trong sự cầu nguyện. Một vị Mục Sư truyền thống vừa được đầy dẫy Thánh Linh và gia nhập vào cộng đồng Ngũ Tuần đã kể chuyện này. Chúng tôi cả hai đều là diễn giả tại một số hội nghị khác nhau của hội Full Gospel Businessmen.
Một ngày nọ vị Mục Sư này nói với tôi, “Anh Hagin ơi, tôi thấy điều này đang khi anh dạy dỗ về việc nói tiếng lạ mà tôi không hiểu trước đây”. Vợ tôi và tôi rất mới lạ trong đời sống đầy dẫy Thánh Linh. Nhưng sau khi chúng tôi được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ, một trong những phụ nữ trẻ trong Hội Thánh chúng tôi – mẹ của ba đứa con – cần giải phẫu tim.
Lúc đó những cuộc phẫu thuật quan trọng như thế không phải lúc nào cũng thành công như ngày nay. Nên trong quá trình giải phẫu, không biết sao tim của người phụ nữ này ngừng đập. Các bác sĩ phải làm cho tim cô ta đập lại, nhưng cô vẫn hôn mê.
Vị Mục Sư này kể, “Cuối cùng các bác sĩ cho chúng tôi hay là não của người phụ nữ này đã ngừng tiếp ô-xy. Họ nói rằng ngay cả người phụ nữ này có tỉnh trở lại thì cô cũng chẳng khác gì con vật và không biết gì cả và tốt hơn là để cô qua đời.”
Đêm đó, vị Mục Sư này được đánh thức bởi một âm thanh quặn thắt. Ông quay sang phía bên kia giường và phát hiện là vợ của ông không nằm ở đó. Ông nghĩ chắc đó là tiếng quặn thắt của vợ ông từ phòng khách.
Lúc đầu vị Mục Sư này nghĩ vợ ông bị bệnh. Nên ông ra khởi giường và đến phòng khách. Ông hỏi, “Em ơi, có chuyện gì không? Em bệnh hả?”
Người vợ nói, “Ồ không, em có một gánh nặng để cầu nguyện cho người mẹ và ba đứa con của cô. Cô ta còn trẻ quá không thể chết được. Những đứa trẻ này cần mẹ của nó.”
Vị Mục Sư này kể tiếp, “Điều vợ tôi có thể làm là cứ rên siết và cầu nguyện trong tiếng lạ. Tôi không hiểu điều đó. Tôi chưa hề thấy ai cầu nguyện cách đó. Tôi đã được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ, nhưng khác với những gì vợ tôi kinh nghiệm trong sự cầu nguyện đêm đó. Khi tôi được đầy dẫy Thánh Linh, có cảm giác vui mừng và phấn khởi trong tôi. Nhưng đêm ấy vợ tôi cảm nhận một sự gánh nặng trong tâm linh để cầu nguyện, gánh nặng quá lớn đến nỗi vợ tôi rên siết sâu xa trong sự cầu nguyện. Nên tôi quyết định, Thôi được, vì mình không hiểu chuyện gì xảy ra nên mình cứ để vợ làm gì thì làm.
“Anh Hagin ơi, tôi thật sự không hiểu chuyện gì xảy ra cho vợ tôi đêm đó cho đến khi anh dạy về điều này ở buổi nhóm hôm nay.” Vị Mục Sư này nói, “Nhưng vợ tôi cứ cầu nguyện cách đó khoảng một giờ rưỡi. Cuối cùng bà ta đứng dậy và đi ngủ. Vợ tôi nói, ‘Gánh nặng đã vơi đi rồi. Nó không còn nữa! Và khi chúng tôi đến thăm người phụ nữ trẻ này sáng hôm sau, cô ta ngồi trên giường cười và được chữa lành hoàn toàn. Và tới giờ đã nhiều năm rồi, người phụ nữ trẻ này vẫn khỏe mạnh và dự nhóm cùng với gia đình.”
Bạn thấy đó, Thánh Linh giúp vợ của vị Mục Sư này cầu nguyện cách hiệu quả trong đêm đó. Bà biết cầu nguyện về điều gì, nhưng bà không biết cách phải cầu nguyện như đáng phải cầu nguyện. Nhưng Thánh Linh đến tiếp cứu bà để giúp bà cầu thay. Bà đã cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Chúa trong tình huống đó bằng những lời rên siết và những thở than trong tiếng lạ.
Đức Thánh Linh là Đấng Cầu Thay của chúng ta. Ngài giúp chúng ta trong sự cầu nguyện, như Ngài giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực khác của đời sống.
Đức Thánh Linh Là Đấng Giúp Đỡ
Chúa Jêsus hứa Ngài sẽ sai Đức Thánh Linh làm Đấng Giúp Đỡ chúng ta. Từ “Đấng giúp đỡ” là Đấng đến giúp bạn làm xong công việc.
[bs-quote quote=”Ta sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Phù Hộ ở cùng các con đời đời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”GIĂNG 14:16″][/bs-quote]
Từ “Đấng yên ủi” là từ Hy lạp “paraclete”. Bản dịch The Amplified đưa ra cho chúng ta bảy nghĩa của từ “paraclete,” định nghĩa vai trò của Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Từ “paraclete” nghĩa là Ngài được sai đến để làm Đấng yên ủi, Đấng cố vấn, Đấng giúp đỡ, Đấng cầu thay, Đấng biện hộ, Đấng ban sức mạnh và Đấng ở bên cạnh chúng ta. Thánh Linh làm tất cả những việc này, và Ngài đang ngự ở trong chúng ta.
Đức Thánh Linh được sai đến để làm Đấng Paraclete hay Đấng giúp đỡ của chúng ta trong lĩnh vực cầu nguyện. Điều đó nghĩa là Ngài sẽ giúp chúng ta cầu nguyện cho đến khi đắc thắng khi chúng ta cầu nguyện trong tiếng lạ. Ngài sẽ làm công việc qua chúng ta, nhưng Ngài sẽ không làm việc thế cho chúng ta.
Sự thật thì không chỗ nào trong Kinh Thánh mà bạn thấy nói Thánh Linh đến làm mọi việc thay cho bạn mà không có bạn. Dù bạn nói đến lĩnh vực nào của cuộc sống, Ngài chỉ đến giúp bạn làm mà thôi.
Bạn đọc trong sách Công vụ không hề thấy nói Thánh Linh gặp ai đó trên đường phố và cứu người đó. Luôn luôn là ai đó, được Thánh Linh giúp, giúp người ta tin Chúa.
Chẳng hạn, bạn đọc trong Công vụ 8, nói một thiên sứ bảo Philíp hãy đi xuống Gaxa. Khi Philíp vâng lời, ông liền gặp một hoạn quan ngồi trên xe ngựa đang đọc sách Êsai. Chính Philíp đã dẫn người này tin Chúa, chứ không phải Thánh Linh, cũng không phải thiên sứ. Chính Thánh Linh chỉ bảo Philíp đi đến xe ngựa của người này và nói chuyện với ông (xem Công vụ 8:26-29). Philíp được Thánh Linh đẫn dắt và giúp đỡ để giúp người này tin Chúa.
Nếu Thánh Linh cứu rỗi con người được thì không cần gửi các giáo sĩ đi ra cánh đồng truyền giáo. Chúng ta chỉ nhờ Thánh Linh và để Ngài làm việc trong những người chưa tin Chúa, giảng Phúc Âm cho họ và giúp họ tin Chúa. Nhưng Chúa Jêsus bảo dân sự của Chúa đi ra khắp thế gian và giảng Phúc Âm cho mọi người (Ma-thi-ơ 28:19). Ngài không nói rằng Thánh Linh làm điều đó.
Bạn cũng đọc thấy không chỗ nào trong sách Công vụ nói Thánh Linh gặp ai đó trên đường phố và chữa lành người đó. Nhưng bạn sẽ đọc thấy người ta được chữa lành qua chức vụ của các tín hữu được đầy dẫy Thánh Linh để cho Thánh Linh làm việc qua họ.
Cuối cùng bạn đọc trong Kinh Thánh không hề thấy chỗ nào nói Thánh Linh ngự đến nơi nào đó và đổ đầy tín hữu bằng Thánh Linh của Ngài theo ý Ngài. Nhưng bạn sẽ đọc thấy người ta, được đầy dẫy Thánh Linh, giảng Phúc Âm và Thánh Linh giáng trên những người nghe. Và bạn sẽ đọc thấy những người khác đặt tay trên các tín hữu và Thánh Linh đầy dẫy trên họ.
Đức Chúa Trời làm việc hợp với những qui luật thuộc linh của Ngài, và khi chúng ta hiểu những qui luật này, chúng ta sẽ làm việc với Ngài. Đó là điều Kinh Thánh gọi chúng ta là kẻ đồng kế tự và đồng làm việc với Đức Chúa Trời (2 Cô 6:1).
Chúa Jêsus bảo có một cách chúng ta cùng làm việc với Ngài: “Còn các môn đệ Ngài ra đi truyền giảng khắp nơi, Chúa cùng làm việc với họ và xác chứng lời họ bằng nhiều dấu lạ kèm theo. Amen” (Mác 16:20). Các môn đồ đi ra giảng và Chúa cùng làm việc với họ và xác chứng những gì họ giảng bằng những dấu lạ cặp theo.
Chúng ta là người cùng làm việc với Ngài, và Ngài làm việc cùng với chúng ta. Điều này đúng trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta – chắc chắn là đúng trong lĩnh vực cầu nguyện.
Cùng Hợp Lực Với Chúng Ta Để Cầu Nguyện
Tiến sĩ T.J Mc. Crossan, tác giả của cuốn sách Bodily Healing and the Atonement, một học giả Hy lạp nổi tiếng và là một giáo sư đại học. Ông giải thích từ “giúp đỡ” trong nhóm từ “cũng vậy Đức Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta” đến từ ba gốc từ Hy lạp khác nhau. Một từ gốc có nghĩa là hợp lực; từ thứ hai nghĩa là với, và từ thứ ba nghĩa là nghịch lại. Nên nhóm từ này có thể đọc theo nghĩa đen: “Cũng vậy Đức Thánh Linh sẽ hợp lực với chúng ta nhằm chống lại.” Nghĩa là Đức Thánh Linh hợp lực với chúng ta trong sự cầu nguyện chống lại những ngăn trở nào chúng ta đối diện trong đời sống.
Hãy để tôi nêu cho bạn một ví dụ để minh họa cho từ “giúp đỡ” của Kinh Thánh. Giả sử tôi đang đứng ở tòa giảng của nhà thờ, và sau buổi nhóm, tôi muốn di chuyển cái đàn dương cầm khỏi bệ giảng xuống dưới nhà thờ. Tôi có thể nói với hội chúng, “Tôi muốn tám người vui lòng ở lại sau khi nhóm xong và giúp đỡ chúng tôi di chuyển cái đàn này xuống nhà thờ.”
Tôi có ý muốn nói gì khi dùng từ “giúp đỡ” trong trường hợp này? Tôi có ý nói, “Chúng tôi muốn tám người cùng hiệp lực với chúng tôi để khiêng cái đàn dương cầm đó và đặt xuống nền nhà thờ.”
Đó là ý nghĩa của từ “giúp đỡ” trong câu 26. Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta trong những yếu đuối hay những thiếu hụt của chúng ta trong sự cầu nguyện. Nên nếu chúng ta không cầu nguyện – nếu chúng ta không khởi sự cầu nguyện trước – Thánh Linh không cùng hợp lực với chúng ta, bởi vì vai trò của Ngài là giúp chúng ta cất đi những ngăn trở.
Cách đây nhiều năm vào những ngày đầu của Trung Tâm Huấn Luyện Kinh Thánh Rhema, một tối nọ tôi bảo các sinh viên đến nhóm buổi nhóm đặc biệt. Chúng tôi cầu nguyện cho một người đang ở tại bệnh viện và ở trong hoàn cảnh nguy cấp. Tôi vừa mới thăm người này tại trung tâm chăm sóc đặc biệt, và tôi cảm nhận trừ khi chúng tôi cầu nguyện đủ cho anh ta, anh ta sẽ chết.
Nên tối đó chúng tôi thảy đều cầu nguyện khá lâu cho người này. Hôm sau chúng tôi thông báo cho một lớp học khác rằng chúng tôi sẽ có tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt thứ hai, và tối đó nhiều sinh viên đến nhóm. Rồi chúng tôi tổ chức buổi nhóm cầu nguyện thứ ba tối hôm sau và hàng trăm người đến dự.
Vào đêm thứ ba, tôi quỳ gối ở tòa giảng, cầu nguyện tiếng lạ như tôi đã làm hai đêm trước. Nhưng khi tôi cầu nguyện tiếng lạ, tôi nói trong lòng, “Thánh Linh ơi, Ngài chưa hợp lực với con chống lại nan đề này.”
Sau đó, tôi nghe một tiếng phán nhỏ nhẹ của Thánh Linh nói trong lòng tôi rõ ràng, “Ta sẽ không làm.”
Tôi trả lời, “Ủa sao Ngài không hợp lực với con để chống lại bệnh tật và sự chết thay cho người này?”
Thánh Linh phán, “Bởi vì người này sẽ chết.”
Dĩ nhiên, tôi không biết hết chi tiết về hoàn cảnh của người này, nhưng Thánh Linh biết. Có lẽ cách đây lâu lắm người này đã làm chuyện gì đó mà dẫn đến tình trạng này. Nhưng dù gì đi nữa, tôi học rất sớm trong chức vụ của tôi rằng hãy để những bí mật thuộc về Chúa (Phục 29:29). Và trong trường hợp này vì Thánh Linh không hợp lực với tôi chống lại bệnh tật này, tôi không có lý do gì để tiếp tục cầu nguyện cho anh.
Tôi đứng lên và nói, “Nào chúng ta hãy đưa tay lên và ngợi khen Chúa.” Tôi không để thì giờ giải thích. Nhiều người không hiểu gì cả, và có lẽ đã tạo ra nhiều lộn xộn. Nên chúng tôi thảy đều về nhà, và hôm sau người đó về với Chúa.
Nhưng cảm ơn Chúa về những lúc Thánh Linh hợp lực với chúng ta chống lại nan đề. Sự giúp đỡ siêu nhiên của Ngài mang lại sự thay đổi hoàn toàn.
Cầu Nguyện Tiếng Lạ Loại Bỏ Ích Kỷ Trong Cầu Nguyện
Nếu Cơ Đốc Nhân để thì giờ phân tích những lời cầu nguyện họ cầu nguyện bằng trí hiểu, họ sẽ nhận biết rằng phần lớn những lời cầu nguyện của họ là ích kỷ. Rất thường lời cầu nguyện của họ giống một người nông dân lúc nào cũng cầu nguyện, “Chúa ơi, xin ban phước cho con, vợ con, và con trai là John cùng vợ nó – bốn người chúng con và không ai khác.”
Cơ Đốc Nhân có thể không cầu nguyện y như vậy, nhưng nếu họ tra xét hết các lời cầu nguyện của họ, họ sẽ thấy rằng lời cầu nguyện của người nông dân xưa tiêu biểu cho mức độ cầu nguyện bằng trí hiểu của họ. Nói cách khác, phần lớn thời gian cầu nguyện của họ chỉ nhắm cầu nguyện cho vấn đề liên quan đến họ và những người thân của họ.
Điều này dẫn chúng ta đến một ích lợi khác của việc cầu nguyện tiếng lạ theo ý muốn trọn vẹn của Chúa. Bởi vì cầu nguyện tiếng lạ là cầu nguyện được Thánh Linh hướng dẫn, nó loại bỏ khả năng ích kỷ xen vào lời cầu nguyện của chúng ta.
Khi bạn cầu nguyện theo lý trí, có thể lời cầu nguyện của bạn không đúng Kinh Thánh hoặc là ích kỷ. Và tôi không biết bạn có nhận ra điều này hay không, nhưng có khả năng là bạn cầu nguyện xuất phát từ suy nghĩ tự nhiên của bạn và muốn thay đổi nhiều điều mà không phải là ý Chúa và cũng không phải là kế hoạch tốt nhất của Ngài dành cho bạn.
Kinh Thánh nói có ý muốn tốt lành, ý muốn chấp nhận được và ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
[bs-quote quote=”Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”RÔ-MA 12:2″][/bs-quote]
Nếu bạn cứ khăng khăng cầu nguyện cách ích kỷ theo suy nghĩ xác thịt của bạn, bạn sẽ thấy mình chỉ cầu xin ý muốn chấp nhận được, chứ không phải theo ý muốn trọn vẹn của Ngài. Ngược lại, chúng ta thấy rằng khi bạn cầu nguyện trong Thánh Linh, bạn cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Nếu dân sự của Chúa cầu nguyện và xin một nhu cầu nào đó theo một cách nào đó – dù đó không phải là điều tốt nhất của Chúa dành cho họ, cũng không phải là ý muốn trọn vẹn của Chúa, Đức Chúa Trời thường cho phép nó xảy ra. Tôi muốn chứng minh điểm này cho bạn từ Kinh Thánh, bởi vì rất nhiều người nghi ngờ câu nói đó. Họ thốt lên, “Nhưng nếu Đức Chúa Trời ban điều gì đó, chắc hẳn phải là ý muốn trọn vẹn của Ngài.”
Tôi sẽ nêu cho bạn một ví dụ từ Kinh Thánh để chỉ cho bạn thấy đôi khi Đức Chúa Trời trả lời lời cầu nguyện mà không phải là ý muốn trọn vẹn của Ngài. Ví dụ này được tìm thấy trong 1 Sa-mu-ên 8.
Đức Chúa Trời không muốn dân Y-sơ-ra-ên có vua như các nước lân cận. Ngài muốn làm vua của họ, nhưng dân Y-sơ-ra-ên không giống các nước khác, và họ cứ nằng nặc xin vua. Cuối cùng, Đức Chúa Trời nói, “Thôi được, các ngươi sẽ có vua. Ta sẽ cho phép các ngươi có vua.” Song từ đó trở đi, dân Y-sơ-ra-ên không hề sống trong ý muốn trọn vẹn của Chúa nữa, dù Đức Chúa Trời vẫn ban phước cho họ và giúp họ ở mức độ nào đó.
Đây là chỗ nhiều tín đồ đã sai lầm. Nhiều khi Đức Chúa Trời xử lý họ và bảo họ ý muốn của Ngài là gì cho đời sống họ. Nhưng họ cứ “lẽo đẽo” theo Ngài, cầu nguyện theo ý riêng xin điều họ muốn. Rốt cuộc, Đức Chúa Trời nói, “Thôi được, nếu ngươi muốn cách đó, thì thôi hãy làm đi.”
Nhưng tôi thà ở trong ý muốn trọn vẹn của Chúa hơn là ý muốn cho phép của Ngài, còn bạn thì sao? Ý muốn trọn vẹn của Chúa thì phước hạnh hơn nhiều!
Tôi nhớ có một chị em nọ đã phạm cùng một lỗi lầm dân Y-sơ-ra-ên đã phạm khi họ xin điều gì đó mà không phải là ý muốn trọn vẹn của Chúa. Cô ta đã đau khổ rất nhiều về lỗi lầm đó. Cô này là một tín hữu của Hội Thánh tôi lúc tôi còn làm Mục Sư tại Texas. Cô ta là một ca sĩ hát hay và có ơn làm chứng về Chúa cho các thanh niên.
Nhưng cô này hẹn hò với một thanh niên không tin Chúa. Anh ta thỉnh thoảng đi nhóm và cũng tuyên bố anh là Cơ Đốc Nhân, nhưng rõ ràng anh ta không phải là Cơ Đốc Nhân. Cuối cùng cô ta đính hôn với chàng thanh niên này, dù cô ta luôn biết đây không phải là ý Chúa.
Một tối nọ khi chúng tôi nhóm nhau ở nhà thờ cầu nguyện, cô ta tiến lên bục giảng và cầu nguyện trình bày hết mọi chuyện. Đức Chúa Trời phán rõ ràng với cô ta, bảo cô ta đừng lấy người nam đó. Sau đó, cô ta đứng dậy và chào các chị em khác rồi bắt tay với các bạn nam. Cô dõng dạc nói, “Xong xuôi hết rồi. Tôi sẽ chấm dứt với anh ta.”
Cô ta chấm dứt với anh chàng này. Tuy nhiên, sau một thời gian cô ta quen lại và rồi lấy anh ta luôn. Bạn có thể hỏi, “Sao mà cô ta lại làm thế? Bởi vì cô ta cứ cầu nguyện đòi điều đó cho đến khi rốt cuộc Chúa bảo cô ta, “Hãy đi lấy anh ta nếu đó là điều ngươi muốn.”
Bạn thấy đó, nếu bạn cứ đòi nằng nặc Đức Chúa Trời như dân Y-sơ-ra-ên đã đòi, và như cô gái trẻ này đã đòi, thì rốt cuộc Ngài sẽ cho phép bạn làm điều bạn muốn làm, cho dù đó không phải là ý muốn trọn vẹn của Chúa dành cho đời sống bạn. Đó là lý do khi Đức Chúa Trời bảo bạn làm một điều gì đó – dù sự chỉ bảo của Chúa đến từ Kinh Thánh hay Thánh Linh phán trực tiếp với lòng bạn – bạn không cần cầu nguyện về điều đó. Bạn chỉ cần làm thôi.
Vì Đức Chúa Trời đã bảo người phụ nữ trẻ này đừng lấy người thanh niên kia, cô ta đáng lý ra không cầu nguyện gì về chuyện ấy nữa. Cô ta chỉ vâng lời Chúa thôi. Nhưng cô ta cứ cầu nguyện và cầu nguyện đòi điều đó cho đến khi rốt cuộc Chúa bảo cô, “Hãy đi cưới anh ấy nếu đó là điều ngươi muốn.”
Hãy để ý Chúa không nói với cô ta, “Ta muốn ngươi cưới người này” hay “Hãy đi cưới người này – Ta không phản đối gì cả!”
Nên cô ta đã cưới người nam này – và chẳng bao lâu cô trở thành con người bất hạnh nhất trong phố. Chúng tôi không gặp cô trong nhiều tháng. Và thậm chí cô ta không đi nhóm, dù cô sống ngay trong phố ấy.
Sau cùng, người phụ nữ này viết lá thư gởi cho một trong chị em trưởng lão trong Hội Thánh, người giống như mẹ cô ta. Người chị em trưởng lão này đã gọi điện cho tôi và nói, “Anh Hagin ơi, tôi phải đọc thư này cho anh.”
Trong lá thư, cô này viết, “Tôi đã bị giam trong năm tháng, Chồng tôi rất ghen tôi nên khi anh ta đi làm anh nhốt tôi trong nhà. Tôi không có chìa khóa, và tôi không dám đi ra ngoài một mình. Tôi không dám đi đâu mà không có anh ta. Anh ta rất ghen với cây đàn ghi-ta của tôi và nổi giận nên đập bể nó luôn. Rồi anh ghen tôi và cái đàn piano của tôi, và anh cũng đập bể luôn.”
Không lạ gi Đức Chúa Trời đã bảo cô này đừng lấy người đàn ông đó.
Lá thơ kể tiếp, “Tôi giống như tù nhân trong chính căn nhà của tôi trong năm tháng.” Cô ta rốt cuộc cũng tìm cách để chuyển lá thơ này ra khỏi nhà cô ta và nhờ một người bạn gửi thơ giùm cô ta. Thật là một tình cảnh đáng thương!
Cô này có lẽ suy nghĩ, Sao Chúa lại để mình rơi vào hoàn cảnh bi đát như thế này? Nhưng Đức Chúa Trời không phải là Đấng để cô ta rơi vào hoàn cảnh bi đát. Sự thật thì Ngài đã phán, “Nếu đó là điều ngươi muốn, hãy làm đi,” vì cô ta cứ đòi nằng nặc, cứ xin Chúa làm. Nhưng Ngài không bao giờ bảo cô ta, “Đó là ý của Ta. Hãy bước đi, và hãy được phước.” Không, Ngài phán, “Thôi được! Thôi được! Nếu đó là điều ngươi muốn, hãy làm đi.”
Đó là lý do bạn phải nhận lời Chúa vào trong bạn trước khi bạn cầu nguyện. Phải biết chắc là Lời Chúa cứ ở trong bạn! Như Chúa Jêsus phán, “Nếu các con cứ ở trong Ta và các lời của Ta vẫn ở trong các con, hãy cầu xin điều gì mình ước muốn thì sẽ được” (Gi 15:7). Rồi bạn hãy để riêng thì giờ cầu nguyện mỗi ngày trong tiếng lạ. Khi Lời Đức Chúa Trời cứ ở trong bạn và bạn gây dựng tâm linh bằng cách cầu nguyện tiếng lạ, bạn sẽ biết là bạn đang cầu nguyện hợp với ý Chúa về mọi tình huống.
Đừng bao giờ tách bạn ra khỏi Lời Chúa khi bạn cầu nguyện. Hãy gây dựng một nền tảng Lời Chúa mạnh mẽ trong đời sống cầu nguyện của bạn. Nếu bạn không có nền tảng đó, bạn có thể chạy theo dục vọng mà không phải là ý Chúa dành cho bạn. Và rốt cuộc Chúa có thể đáp lời bạn như Ngài đã đáp lời dân Y-sơ-ra-ên: “Thôi được, hãy làm đi. Ngươi sẽ có vua, nếu đó là điều ngươi muốn.”
Ý muốn cao cả nhất của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên là họ không có vua – họ muốn có vua nên họ đã nhận vua. Và từ đó trở đi, họ không bao giờ ở trong ý muốn trọn vẹn của Chúa nữa. Điều đó không có nghĩa là Chúa không còn ban phước cho họ ở mức độ nào đó, nhưng Ngài không thể ban phước cho họ cách đầy trọn như Ngài muốn.
Tôi không biết bạn thế nào, nhưng tôi không thỏa mãn với ý muốn cho phép hay điều thứ yếu của Ngài – tôi sẽ đeo đuổi điều tốt nhất của Chúa. Đó là lý do tôi coi trọng ân tứ cầu nguyện tiếng lạ. Khi tôi cầu nguyện tiếng lạ, tôi hoàn toàn tin chắc rằng tôi loại bỏ mọi khả năng của lời cầu nguyện ích kỷ. Cảm ơn Chúa về ơn cầu nguyện theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời.