3 Điều Giúp Cho Sức Khỏe Và Tinh Thần Của Trẻ Em

Share

Trẻ em dù đến từ mọi hoàn cảnh sống khác nhau đều trải nghiệm những tình huống thật căng thẳng. Hàng ngàn trẻ em đi cùng với gia đình từ Nam Mỹ đến Hoa Kỳ phải chịu khổ cực và nguy hiểm dọc đường. Vì chiến tranh hay tai họa thiên nhiên trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới phải rời khỏi nhà của chúng và sống trong những điều kiện chật chội, không vệ sinh. Hàng triệu trẻ em có những chẩn đoán đáng sợ hay chứng kiến người trong gia đình chịu đựng những thách thức sức khỏe. Hàng triệu trẻ em khác bị bạo hành hay vướng mắc với ma túy và điều này làm nên sự bất an và sợ hãi. Ngay cả các trẻ em đến từ những gia đình khá giả có gia đình êm ấm cũng đối diện với những thách thức hoặc là bị cha mẹ thúc ép một điều gì đó hay bị hà hiếp ở trường học, hay quá nhiều thời giờ chơi game.

Với sự căng thẳng là một phần của đời sống, sớm dạy trẻ em cách đối phó với sự căng thẳng là điều rất quan trọng cho sức khỏe và tình trạng tâm thần của các em.

Xin gợi ý ba điều có thể giúp con trẻ của bạn vui vẻ hơn và mạnh khỏe hơn.

Vun Trồng Sức Bật Lên Trở Lại.

Là cha mẹ, chúng ta bị cám dỗ cố gắng che chở con trẻ khỏi bị đau đớn hay chịu hậu quả. Thật ra tốt hơn là hãy dạy chúng những kỹ năng chúng cần có để “bật lên trở lại” và giúp chúng tự tin là chúng có thể đối phó được khi có những chuyện không hài lòng hay thất bại. Hãy cho phép con trẻ của bạn trải nghiệm những hậu quả tự nhiên khi đó không phải là điều nguy hiểm và dùng những trải nghiệm đó như là những khoảnh khắc học hỏi, khi bạn và con của bạn đã bình tịnh trở lại. Có lẽ nên làm một câu tâm niệm cho chúng như là “Con đã làm hết lòng và hết sức rồi, con không còn trách nhiệm nữa,” hay “Con cảm thấy sợ hãi và con đã cố gắng gạt bỏ nó,” hay “Con có mọi sự trong lòng được bình an và vui vẻ.”

Dạy Con Trẻ Biết Chấp Nhận.

Dạy con trẻ chấp nhận chính mình, những người khác hay những thời điểm. Là con người, chúng ta dùng nhiều năng lực chống lại những điều bất cập. Thí dụ, khi chúng ta bị kẹt xe trong luồng lưu thông, hầu hết chúng ta lập luận trong đầu rằng đáng lẽ không phải là cách này, “họ” không nên lái xe như vậy và như vậy. Nó cho thấy là hoàn cảnh bên ngoài hay con người đang gây ra sự bực dọc. Giây phút chúng ta chấp nhận nó là như vậy, chúng ta có sự bình an. Chấp nhận không có nghĩa là chúng ta ủng hộ cho nó xảy ra, đồng ý với nó hay hướng đến nó. Chúng ta chỉ chấp nhận là nó có hiện diện và sau đó chúng ta có sự tự do để đáp trả và hành động từ một tâm trí bình tịnh thay vì phản ứng lại với sự bực dọc, giận dữ mà ý chống lại chúng trong chúng ta gây ra. 

Dạy Cách Làm Thư Giãn.

Có những cách như là dò xem những phần trong thân thể nhạy bén phản ứng – khi phải đối diện với thách thức hoặc khó khăn – hay cách thở có ý thức mà có thể áp dụng vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.

Cách đó là dò xem là tập trung chú ý vào các bộ phận khác nhau của thân thể, bắt đầu từ ngón chân và từ từ qua thân thể cho đến đầu. Khi nhận thấy những phần thân thể có sự cứng gồng lên hay khó chịu thì thở chậm và sâu và cố gắng làm cho phần thân thể đó thư giãn.

Có vô số kỹ thuật thở làm thư giãn, nhưng phần chính yếu của tất cả kỹ thuật này là tập trung sự chú ý của bạn vào cảm xúc bộc ra trong thân thể của bạn khi bạn thở, như là bụng và ngực dãn nở ra khi hít vào, hay hơi thở ra qua lỗ mũi. Mỗi khi sự tập chú lơi đi thì trở lại làm cách thở này. Thở theo cách đếm ngược (5, tôi thở ra, 4 tôi thở ra và dần dần…) có thể giúp giữ được sự tập trung. Dạy những cách này có thể giúp con trẻ có sức bật dậy trong lúc đối diện với bất cứ sự căng thẳng nào mà chúng đối diện, và cũng giúp chúng học suy nghĩ trong một cách tạo ra ít căng thẳng cho chính chúng.

 

Ngọc Nga

(Lược dịch theo: foreverymom.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan